Vì sao nên tống đờm nhớt

Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, giúp bảo vệ đường thở khỏi sự xâm nhập của dị vật. Quan trọng hơn đây là một phản xạ tham gia việc di chuyển và tống xuất các dịch tiết bất thường bên trong đường thở.

Các thụ thể ho hiện diện tại đường hô hấp: họng, đáy lưỡi, khí phế quản... khi nhận ra được sự xâm nhập hay tồn tại của các chất lạ đều kích thích tạo phản xạ ho để bảo vệ và giữ cho đường thở luôn thông thoáng. Do đó ho là có lợi.

Khi viêm nhiễm, đường hô hấp sẽ sản xuất nhiều đờm nhớt, dịch tiết. Sự tồn tại của những loại dịch này được hiểu như là những dị vật, vô tình kích thích vào thụ thể ho luôn tồn tại ở nhiều nơi trên đường hô hấp. Từ đó, chúng kích thích cơ thể tạo ra phản xạ ho để tống xuất các dị vật này ra ngoài, bảo vệ đường thở luôn ở trạng thái thông thoáng nhất, giúp trẻ dễ thở hơn cũng như loại bỏ được virus, vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

Thông thường ở trẻ em, nguyên nhân gây ho là do viêm đường hô hấp trên, đa phần là do virut. Vì thế, trong phần lớn các trường hợp trẻ bị ho sẽ cải thiện theo thời gian.

Không tự ý mua và sử dụng thuốc long đờm cho trẻ tại nhà.

Một số thuốc thường dùng

Thuốc long đờm còn được gọi là thuốc loãng đờm, thuốc làm tiêu chất nhầy. Các thuốc này có tác dụng làm lỏng các dịch tiết từ niêm mạc khí quản - phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến giảm độ nhớt, độ quánh đặc của đờm nhầy trong phế quản. Vì vậy, các chất nhầy đờm có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển thông qua phản xạ ho. Các thuốc trong nhóm long đờm thường được sử dụng gồm:

Acetylcystein: Là hoạt chất thường được sử dụng cho trẻ với khả năng làm lỏng chất nhầy đặc của đờm nhờ nhóm sulfhydryl có trong cấu trúc, gây hủy hoại liên kết disulfid [-S-S-] có trong đờm nhớt, khiến đờm nhớt bị mất các liên kết sẽ lỏng ra giúp trẻ dễ ho khạc hơn. Đường hô hấp của trẻ sẽ mau đạt được trạng thái thông thoáng, từ đó cải thiện đáng kể triệu chứng ho cho bé.

Carbocisteine: Có tác dụng làm tiêu nhầy, dùng trong các rối loạn cấp hay mạn tính đường hô hấp trên và dưới đi kèm theo tăng tiết đàm nhầy đặc và dai dẳng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp và mạn, khí phế thũng và giãn phế quản.

Bromhexin: Được sử dụng trong trường hợp rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính. Thuốc còn được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Lời khuyên của thầy thuốc

Thuốc long đờm không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 2 tuổi bởi khả năng ho và tự kiểm soát việc tống xuất đờm nhớt của trẻ ở độ tuổi này là chưa tốt. Việc làm tiêu nhầy, long đờm, nhưng phản xạ ho khạc không tốt vô tình làm nặng thêm tình trạng của trẻ. Trên 2 tuổi, trẻ có thể kiểm soát vấn đề ho khạc đờm tốt hơn, chúng ta có thể ưu tiên sử dụng các thuốc long đờm dạng gói, hàm lượng được định sẵn trong từng loại gói nên chắc chắn sẽ không có sự sai lệch về việc cân đong thuốc.

Thuốc long đờm tránh sử dụng ở trẻ có tiền sử hen suyễn, khò khè tái phát vì thuốc long đàm có thể khởi phát cơn co thắt phế quản ở trẻ.

Không tự ý dùng thuốc: Mặc dù thuốc long đờm khá an toàn khi sử dụng nhưng vẫn có thể gặp các triệu chứng không mong muốn do thuốc, do đó không nên dùng kéo dài và phải theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng tại nhà.

Nên nhớ ho chỉ là triệu chứng, không phải là bệnh lý. Khi trẻ ho, cần cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.       


Trẻ nhỏ rất dễ gặp phải những vấn đề về đường hô hấp vì sức đề kháng của các bé rất yếu. Một trong số đó là ho có đờm, nếu không được điều trị hiệu quả, tình trạng còn có thể dẫn tới viêm phổi, rất nguy hiểm. Ngoài việc đưa trẻ đi thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo giúp loãng đờm cho trẻ nhanh chóng hơn.

1. Vì sao trẻ bị ho có đờm?

Ho là phản xạ bình thường của cơ thể giúp đẩy những vật cản trong cổ họng ra ngoài hoặc khi cơ thể tiếp xúc với các loại khuẩn bệnh có hại. Nếu ho ở mức độ nhẹ thì chúng ta không nên quá lo lắng. Ngược lại, nếu bé ho nhiều, ho liên tục kèm theo đờm trắng hoặc xanh thì mẹ không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm:

Sự thay đổi thời tiết đột ngột

Vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu nên những yếu tố bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là yếu tố thời tiết. Thời điểm giao mùa, nhất là khi thời tiết nóng chuyển sang lạnh sẽ là thời điểm mà bé rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn khiến phế quản và phổi dễ bị tổn thương. Không chỉ ngứa rát cổ họng và ho liên tục, mẹ còn có thể thấy xuất hiện đờm trắng của bé.

Do các bệnh lý về đường hô hấp:

Hiện tượng ho có đờm còn có thể do một số bệnh lý về đường hô hấp gây ra. Chẳng hạn như bệnh viêm phế quản, bệnh hen phế quản, hoặc cũng có thể là do bệnh trào ngược dạ dày,…

Đối với bệnh viêm phế quản, trẻ thường có một số dấu hiệu điển hình như sau: thở nhanh, khó thở, thở khò khè, kèm theo đó là tình trạng ho liên tục, ho có đờm.

Đối với bệnh hen phế quản, trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như ho nhiều, ho dai dẳng, đặc biệt ho nhiều về đêm, có thể kèm theo những tiếng rít khi ho và xuất hiện đờm khi ho.

Trào ngược dạ dày: Có thể do mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, ăn những loại thức ăn khó tiêu dẫn đến thức ăn chưa tiêu hóa kịp khi đi vào cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày. Ngay sau khi ăn xong, mẹ cho còn nằm xuống thì sẽ thấy rõ được tình trạng nôn mửa, ho nhiều của trẻ.

Những căn bệnh kể trên không quá nguy hiểm, nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan, cần điều trị sớm để không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Do ăn uống:

Nếu mẹ cho bé ăn đồ lạnh thì đây có thể là nguyên nhân khiến cổ họng của bé bị sưng, viêm và dẫn tới tình trạng ho có đờm.

2. Những mẹo giúp loãng đờm cho trẻ ngay tại nhà

Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng những hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng cần biết cách chăm sóc con để bé có thể giảm ho, loãng đờm càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số mẹo giúp loãng đờm cho trẻ ngay tại nhà:

Phương pháp vỗ lưng long đờm cho trẻ:

Mẹ nên thực hiện phương pháp này vào buổi sáng vì sau một đêm, lượng đờm có thể tích tụ nhiều hơn trong cơ thể trẻ và chú ý không được thực hiện khi trẻ vừa ăn no để tránh tình trạng trẻ bị nôn ói.

Mẹ khum tay tạo thành một khoảng trống có không khí và từ từ vỗ lên vùng phổi của trẻ, chính là từ ngang lưng trở lên. Lưu ý không vỗ vào vùng xương ức, xương sống và không dùng lực cánh tay để vỗ. Sau khi vỗ lưng long đờm cho trẻ, trẻ sẽ có hiện tượng ho ra đờm và cha mẹ nên chú ý xem màu sắc của đờm là trắng hay xanh, tính chất đặc hay loãng để báo cho bác sĩ điều trị của bé.

Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn

Một phương pháp khác cũng khá đơn giản giúp loãng đờm là cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ sẽ giúp cơ thể trẻ được tăng cường sức đề kháng và đồng thời bổ sung một lượng nước cần thiết cho trẻ, giúp loãng đờm hiệu quả.

Mát xa lòng bàn chân cho trẻ

Để giúp loãng đờm, tiêu đờm cho trẻ, mẹ có thể mát xa lòng bàn chân của bé, có thể kết hợp với dầu hạnh nhân, tinh dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp. Đây cũng là cách khá hiệu quả giúp giảm cơn ho và tiêu đờm cho trẻ. Sau khi mát xa, mẹ nên chú ý giữ ấm cho đôi chân của bé.

Tắm nước gừng ấm cho trẻ

Tắm nước gừng ấm cho trẻ

Gừng là bài thuốc rất hiệu quả với nhiều vấn đề sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ. Loại gia vị này có tính nóng ấm, kháng khuẩn hiệu quả vì thế có thể giúp cải thiện tình trạng ho có đờm của trẻ.

Cách dùng gừng để tắm cho trẻ như sau: Trước hết, mẹ chuẩn bị gừng tươi và rửa sạch, sau đó mang nướng gừng, đợi nguội và lột vỏ gừng. Sau đó, cắt gừng thành nhiều lát nhỏ vào chậu nước tắm của bé, có thể kết hợp cho thêm vài giọt tinh dầu bạc hà để tắm cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, nhiệt độ phòng tắm cho bé không nên quá 25 độ C, đảm bảo kín gió. Sau khi tắm cho bé xong, mẹ cần lau khô người cho bé để tránh nhiễm lạnh, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Cho trẻ uống nước chanh và mật ong:

Nước chanh và mật ong kết hợp với nhau sẽ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt tốt cho đường hô hấp và đường tiêu hóa và bao gồm giúp loãng đờm cho trẻ.

Cho trẻ dùng chanh và mật ong

Trong quả chanh có chứa nhiều vitamin C giúp tiêu diệt vi khuẩn - nguyên nhân phổ biến gây ra những vấn đề về đường hô hấp của trẻ. Mẹ có thể kết hợp chanh với mật ong pha với nước ấm và cho trẻ uống vài lần/ngày để trị đờm hiệu quả cho trẻ.

Cho trẻ ăn súp gà, canh gà:

Đây là bài thuốc khá hiệu quả giúp loãng đờm ở trẻ. Khi ăn súp gà hoặc canh gà, đường hô hấp của trẻ sẽ được dưỡng ẩm, đồng thời loãng đờm, giảm ngứa cổ họng. Để tăng thêm hiệu quả, mẹ có thể cho thêm một số loại gia vị có tính kháng viêm, kháng khuẩn vào súp, chẳng hạn như tỏi, gừng,…

Trên đây là một số mẹo giúp loãng đờm cho trẻ, nếu hiện tượng ho có đờm của trẻ không thuyên giảm, mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm đề được điều trị hiệu quả.

Nếu còn thắc mắc hoặc muốn đưa trẻ đến khám, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56, chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn và đặt lịch khám sớm cho bạn.

Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà trẻ nhỏ rất hay bị ho có đờm và những khi ấy, tìm cách xử lý đờm cho con luôn là nỗi niềm băn khoăn của nhiều bậc làm cha làm mẹ. Tìm và sử dụng thuốc long đờm cho trẻ trong trường hợp này cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Điều đáng nói là dùng thuốc tây trị long đờm cho con nếu bừa bãi sẽ rất dễ gây ra tác dụng ngược.

1. Hiểu đúng về đờm và thuốc long đờm

1.1. Nguyên nhân khiến trẻ có đờm

Đờm là một dạng chất nhầy tiết ra ở hốc mũi đến phế nang rồi được thải ra ngoài qua đường miệng. Có nhiều nguyên nhân gây nên đờm ở trẻ nhưng chủ yếu là do bệnh về đường hô hấp. Hầu hết các trường hợp có đờm không nguy hiểm cho sức khỏe trừ khi nó xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý.

Trẻ có đờm ở cổ họng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân gây ra đờm ở trẻ thường là:

- Dị ứng

Dị ứng với các tác nhân như: môi trường ô nhiễm, khói, bụi, lông động vật, phấn hoa,... có thể gây nên tình trạng các màng nhầy bài tiết nhiều chất nhầy là dịch đờm.

- Nhiễm trùng

Viêm xoang hay nhiễm trùng xoang dễ làm tăng tiết nhầy nhưng nó lại là cơ chế kháng viêm của cơ thể để chống lại vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, khi đờm quá nhiều và chuyển màu xanh hoặc vàng thì nó lại là dấu hiệu nhiễm trùng.

- Virus

Sự xâm nhập của các loại virus thủy đậu, sởi, ho gà,... cũng là một trong các nguyên nhân gây ra đờm trong cổ họng của trẻ.

- Viêm phổi

Tình trạng tăng tiết dịch nhầy do viêm phổi ở mỗi trẻ là không giống nhau nhưng bệnh lý này khiến đờm ứ đọng tại phổi gây khó thở cho trẻ.

- Viêm phế quản cấp tính

Sau mỗi đợt nhiễm virus cấp trẻ thường bị viêm phế quản cấp và bệnh lý này gây ra hiện tượng khó thở. Bên cạnh đó, chất nhầy cũng tích tụ và làm khó thở nặng hơn.

1.2. Thuốc long đờm - cơ chế hoạt động và tác dụng

Thuốc long đờm được dùng để trị ho có đờm với mục đích làm loãng và giúp đờm bị tống xuất ra khỏi đường thở. Có 2 cơ chế hoạt động của thuốc long đờm đó là:

- Kích thích receptor

Bộ phận tiếp nhận hay còn gọi là các receptor có tác dụng làm tăng đào thải dịch lỏng trong đường hô hấp. Việc dùng thuốc sẽ kích thích các thụ thể có tại niêm mạc dạ dày từ đó làm giảm nhầy đồng thời khiến acid tấn công niêm mạc dạ dày tạo viêm loét. Cơ chế này không tốt cho những người bị bệnh dạ dày - tá tràng. Mặt khác, thuốc sử dụng cơ chế này thường có thêm natri iot hoặc kali iot trong thành phần để làm tăng nguy cơ tích lũy iot nên dễ gây bướu giáp.

- Kích thích các tế bào chính xuất tiết

Thành phần của các loại thuốc long đờm này thường là tinh dầu bay hơi có khả năng sát khuẩn.

Sử dụng thuốc long đờm cho trẻ bừa bãi có thể gây viêm loét dạ dày

Thuốc long đờm có thể tống xuất đờm ra khỏi cơ thể là nhờ nó có khả năng làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, giảm độ nhớt và độ đặc của đờm nhầy tại phế quản nên đờm di chuyển dễ dàng hơn. Kế tiếp đó, nhờ có phản xạ ho của trẻ mà đờm được đẩy ra ngoài.

Bên cạnh tác dụng hỗ trợ tống xuất đờm, thuốc long đờm cũng gây nên nhiều bất lợi như:

- Làm lỏng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nên dễ gây loét dạ dày.

- Làm khởi phát các cơn co thắt phế quản.

- Một số tác dụng phụ khác như: chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, buồn nôn và nôn, viêm miệng, ù tai, buồn ngủ, phát ban trên da,...

2. Hiểu đúng về khi nào nên dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ

2.1. Tránh nhầm lẫn thuốc long đờm và thuốc tiêu đờm

Khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ không ít cha mẹ sẽ có sự nhầm lẫn thuốc long đờm với thuốc tiêu đờm hay nói đúng hơn là hay cho rằng nó đều là một loại. Xin nhấn mạnh rằng, cả hai loại thuốc này đều hướng đến mục tiêu là trị đờm ở trẻ nhưng cách thức mà chúng tác động để loại bỏ đờm lại hoàn toàn khác nhau.

- Thuốc long đờm: có tác dụng làm tăng tiết dịch nhầy ở đường hô hấp để đờm nhầy bị loãng ra và nhờ phản xạ ho mà trẻ dễ dàng tống đờm ra ngoài.

- Thuốc tiêu đờm: tác động trực tiếp lên đờm để bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết có trong đờm từ đó thay đổi cấu trúc đờm mà không làm tăng thể tích cũng như khối lượng của đờm. Khi cấu trúc bị phá vỡ, độ nhầy và đặc của đờm sẽ giảm nên chúng dễ bị tống ra ngoài khi trẻ ho hoặc khạc đờm.

Như vậy, thuốc long đờm không làm biến mất đờm mà chỉ làm loãng nó thôi còn thuốc tiêu đờm lại có khả năng làm thay đổi bản chất của đờm để nó dễ bị khạc ra ngoài hơn.

2.2. Thời điểm nên dùng và lưu ý khi dùng thuốc long đờm

Khi nào nên dùng thuốc long đờm, dùng với liều lượng như thế nào cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dựa trên triệu chứng, độ tuổi, độ đặc/loãng của đờm chứ không hề có chỉ định chung cho mọi trường hợp trẻ có đờm trong cổ họng. Các loại thuốc long đờm thường hay dùng cho bệnh nhân bị viêm phổi, viêm phế quản hoặc cảm lạnh và nó có thể giúp trị ho hay đau rát họng ở trẻ nhỏ. Trong quá trình dùng thuốc cần chú ý không nên kéo dài quá 8 - 10 ngày [trừ những trường hợp đã được bác sĩ chỉ định thời gian sử dụng thuốc].

Cha mẹ nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc long đờm cho trẻ

Trong quá trình sử dụng thuốc long đờm cho trẻ cha mẹ cũng nên lưu ý:

- Dùng thuốc với liều lượng phù hợp đã được bác sĩ chỉ định.

- Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc ở trẻ có phản xạ ho kém.

- Thuốc long đờm có thể gây co thắt phế quản nên trẻ bị hen suyễn cần thận trọng khi sử dụng.

- Không nên sử dụng thuốc long đờm cho trẻ bị suy nhược vì cơ thể yếu nên không thể khạc hoặc nếu khạc đờm không đúng cách sẽ dễ làm ứ đọng đờm khiến bệnh càng nặng hơn.

- Tránh dùng cùng lúc thuốc ức chế ho với thuốc long đờm.

- Nếu đờm loãng ở phế quản nhiều mà trẻ ho kém thì cần phải hút đờm ra.

- Không dùng thuốc long đờm cho những trẻ đang bị loét dạ dày - tá tràng.

Chăm sóc trẻ là một quá trình đòi hỏi sự hiểu biết chính xác của cha mẹ để tránh những hệ lụy xấu cho sức khỏe. Nếu cha mẹ chưa biết cách sử dụng thuốc long đờm cho trẻ tốt nhất nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa hoặc gọi tới tổng đài 1900565656 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin bổ ích và đúng đắn.

Video liên quan

Chủ Đề