Đời sống kinh tế của Việt Nam dưới thời Bắc thuộc có chuyển biến như thế nào

Chi tiết Chuyên mục: Bài 25: Ôn tập chương III

a] Những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc:

- Về kinh tế:

   + Nghề rèn sắt vẫn phát triển .

   + Trong nông nghiệp, nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

   + Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển.

   + Nghề gốm, dệt vải vẫn giao lưu buôn bán.

- Về văn hóa:

   + Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền vào nước ta.

   + Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

- Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.

b]

- Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy.

- Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.

[Nguồn: Bài 3:]

Cùng Top lời giải đến với phần trả lời chính xác, chi tiết cho câu hỏi: “Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam trong thời Bắc thuộc.” cùng với kiến thức vận dụng hay nhất là tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho các bạn học sinh

Câu hỏi: Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam trong thời Bắc thuộc.

Trả lời

- Những chuyển biến về kinh tế của người Việt thời Bắc thuộc:

+ Nông nghiệp có sự chuyển biến mới về phương thức canh tác. Ví dụ: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò; biết kĩ thuật chiết cành…

+ Nghề thủ công truyền thống [đúc đồng, rèn sắt, làm mộc…] tiếp tục phát triển với kĩ thuật cao hơn.

+ Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm giấy, làm “vải Giao Chỉ”, làm thủy tinh…

- Những chuyển biến về xã hội của người Việt thời Bắc thuộc:

+ Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc.

- Giai cấp thống trị bao gồm: quan lại đô hộ và địa chủ.

- Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa. Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.

- Bộ phận Lạc dân dưới thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành các tầng lớp: nông dân công xã; nông dân lệ thuộc [nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy - nộp lại địa tô] và nô tì.

+ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ phương Bắc.

- Những chuyển biến về văn hóa của người Việt thời Bắc thuộc:

+ Xuất hiện các trường dạy chữ Hán tại các quận.

+ Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và nhiều yếu tố văn hóa, phong tục – tập quán được truyền bá vào Việt Nam.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Bắc thuộc lần thứ nhất

- Dấu mốc xác định thời Bắc thuộc đầu tiên chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và nhà Triệu.

- Quan điểm thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam xác định rằng khi nhà Triệu bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN là lúc bắt đầu thời Bắc thuộc.

- Quan điểm không thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam xác định thời Bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt Âu Lạc của An Dương Vương.

- Sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị diệt năm 207 TCN

- Sử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt phía Tây nước Âu Lạc“sau khi Lã hậu mất”, tức là khoảng năm 179 TCN.

- Triệu Đà sau khi diệt Âu Lạc chia làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

- Năm 111 TCN, nhà Hán diệt nhà Triệu, chiếm được Nam Việt và chia làm 6 quận là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, đồng thời lập thêm 3 quận mới là Chu Nhai, Đạm Nhĩ, Nhật Nam. Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu-Nam Việt, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam [từ Quảng Bình tới Bình Định]. Quận Nhật Nam chỉ hình thành sau khi các quan cai trị bộ Giao Chỉ người Hán tiến xuống thu phục các bộ tộc phía Nam dãy Hoành Sơn.

- Năm 39, thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định tàn ác, giết chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa và đã giành được 65 thành ở Lĩnh Nam. Hai Bà lên ngôi vua, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.

2. Bắc thuộc lần thứ hai

- Năm43, nhà Hán sai Phục ba tướng quânMã Việnđem quân sang tái chiếm và đàn áp, Hai Bà Trưng chống không nổi phải rút về giữCấm Khêrồi tự vẫn ởsông Hát. Dân địa phương lập đền thờ ởHát Giang.

- Sự cai trị của Đông Hán tạibộ Giao Chỉtương đối ổn định đến cuốithế kỷ 2.Nhà Hánsuy yếu, năm 192 dân huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở phía nam theoKhu Liênnổi dậy ly khai, lập ra nướcChăm Pa[Lâm Ấp].

- Trong lúc nhà Hán suy yếu, thái thú quận Giao Chỉ làSĩ Nhiếpdùng người nhà trấn trị các quận, trở thành người cai trị tại đây, dù sau đó trên danh nghĩa, họ Sĩ vẫn chấp nhận các thứ sử do nhà Hán rồiĐông Ngôcử sang. Một dấu mốc quan trọng thời kỳ này là việcbộ Giao Chỉđược đổi gọi làGiao Châu, trở thành 1 châu ngang hàng như các châu khác của Trung Quốctheo đề nghị của Sĩ Nhiếp và thứ sử Trương Tân.

- Năm 226, Sĩ Nhiếp qua đời, nhàĐông Ngôđánh chiếmGiao Châuvà chính thức cai trị. Trong chiến tranh Tam Quốc, các nước thay nhau giành quyền quản lý Giao Châu. Năm 263, Lã Hưng giết quan cai trị Đông Ngô, theo vềTào Ngụy. Tại trung nguyên năm 265nhà Tấndiệt Ngụy, Giao Châu lại thuộc Tấn. Năm 271 Đông Ngô chiếm lại Giao Châu. Năm 280 Tấn diệt Ngô, Giao Châu trở lại thuộc Tấn.

- Sau thờiTam Quốc, Giao Châu không có biến động về chủ quyền quản lý cho tới khi chấm dứt thời Bắc thuộc thứ hai.

- Một số cuộc nổi dậy của người Việt thời kỳ này đều bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất năm248, ở quậnCửu Châncủa anh em Triệu Quốc Đạt vàTriệu Thị Trinh, sau bịLục Dậnlà thứ sử Giao Châu đàn áp phải chịu thất bại. Một số cuộc nổi dậy khác của các thủ lĩnh người Việt nhưLương Thạc,Lý Trường Nhânduy trì được quyền cai quản của người Việt trong vài năm.

- Thời Bắc thuộc lần thứ 2 chấm dứt năm 541 khiLý Bíkhởi binh chốngnhà Lươngvà chính thức thành lậpnhà Tiền Lýcùng nướcVạn Xuânnăm 544.

3. Bắc thuộc lần thứ ba

a. Thời Tùy – Đường

- Năm 602, nhà Tùy cho quân sang xâm lược nước Vạn Xuân, Lý Phật Tử chưa đánh đã hàng, bị bắt về phương bắc rồi chết ở đó.

- Năm 605, nhà Tùy đổi Giao châu thành quận Giao Chỉ và Phủ Đô hộ Giao Chỉ để cai trị Việt Nam.

- Nhà Đường thay nhà Tùy bãi bỏ các quận do nhà Tùy lập ra, khôi phục lại chế độ các châu nhỏ thời Nam Bắc triều. Năm 622, nhà Đường lập Giao châu đô hộ phủ. Năm 679, nhà Đường đổi quận Giao Chỉ trở lại thành châu Giao, đặt ra Phủ Đô hộ Giao Châu.

- Sau đó, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ Giao Châu thành Phủ Đô hộ An Nam. Tên gọi An Nam trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thời điểm này. Chức quan đứng đầu Phủ Đô hộ An Nam lúc đầu gọi là kinh lược sứ, sau đổi thành Tiết độ sứ. Nhà Đường lại chia Giao Châu làm 12 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Thang, Trường, Chi, Vũ Nga, Vũ An, Ái, Hoan, Diễn.

- Sau nhiều lần điều chỉnh, năm 866, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ An Nam thành Tĩnh Hải quân. Tên gọi này duy trì qua thời Tự chủ của Việt Nam.

- Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường, người Việt nhiều lần nổi dậy chống nhà Đường. Tiêu biểu nhất là các cuộc nổi dậy của Lý Tự Tiên và Ðinh Kiến [687], Mai Thúc Loan [722], Phùng Hưng [776-791] và Dương Thanh [819-820], song đều thất bại.

- Đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu nghiêm trọng vì nạn phiên trấn cát cứ [kéo dài từ sau loạn An Sử giữa thế kỷ 8] và quyền thần. Nhân lúc Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị điều đi chưa có người thay năm 905, hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã vào làm chủ thủ phủ Đại La và xác lập quyền tự chủ cho người Việt.

b. Người Việt tự chủ chống sự xâm chiếm của Nam Hán

- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay tiếp tục thực hiệnTiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay.

- Năm 923/930, vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về nước, Lý Khắc Chính ở lại giữ Giao Châu.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đem quân đánh phủ thành Đại La, lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo dẫn sang cứu viện, giết Trần Bảo và tự xưng là Tiết độ sứ.

- Năm 937, bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết ông để chiếm ngôi.

- Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoằng Tháo dẫn đầu trên sông Bạch Đằng sang tiếp ứng cho Công Tiễn, lập ra nhà Ngô. Từ đó bắt đầu thời kỳ độc lập ổn định của Việt Nam.

4. Bắc thuộc lần thứ tư

- Sau thờinhà Ngôđến thờinhà Đinh, Việt Nam chính thức có quốc hiệu sau ngàn năm Bắc thuộc làĐại Cồ Việt. Sang thời Lý, quốc hiệu được đổi làĐại Việt. Trong hơn 400 năm qua các triều đạiTiền Lê,LývàTrần, Đại Việt đều đánh thắng các cuộc xâm lăng của các triều đạiTrung Quốc.

- Năm 1400,Hồ Quý Lycướp ngôi nhà Trần. Năm1406,nhà Minhđem quân sang, lấy lý do là để khôi phụcnhà Trần, nhưng thực chất đã sáp nhậpViệt Namthành quận huyện của Trung Quốc và cử quan lại người Hán sang cai trị.

- Năm1407, Giản Định vương, con thứ của vuaTrần Nghệ Tôngxưng làmGiản Định Đế[1407-1409] để nối nghiệp nhà Trần [thànhnhà Hậu Trần] và bắt đầu một cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, đến năm1413thì hoàn toàn thất bại.

- Năm1418,Lê Lợikhởi nghĩatạiLam Sơn,Thanh Hóa.

- Năm1427, cuộc khởi nghĩa thành công, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư, và mở đầu một triều đại mới của Việt Nam:nhà Hậu Lê. Theo truyền thuyết, Lê Lợi thắng do nhờ có kiếm thần củaLong Quân.

- So với giai đoạn một nghìn năm Bắc thuộc, thời kỳ Bắc thuộc này tuy không dài bằng, nhưng chính sách đồng hóa và bóc lột được thực hiện mạnh mẽ hơn. Nhà Minh bắtngười Việtphải theo kiểu người Trung Quốc, từ cách ăn mặc, học hành, đến việc cúng tế. Các tài sản quý như người tài, sách vở, báu vật đều bị đem vềTrung Quốc. Trong số đó có các cuốn sách văn học, lịch sử, binh pháp,... có giá trị và đã được truyền lại từ nhiều đời, hầu hết đã trở thành thất truyền ở Đại Việt kể từ đó. Khoảng 7600 thương gia và nghệ nhân Đại Việt [trong đó có nghệ nhân chế tạosúngHồ Nguyên Trừng, nghệ nhân kiến trúcNguyễn An] đã bị bắt đưa sangNam Kinh, thủ đô Trung Quốc thời bấy giờ. Ngoài ra, nhà Minh còn áp dụng hệ thống sưu cao thuế nặng [bao gồm cả thuếmuối] cùng với việc đẩy mạnh khai thác các sản vật quý phục vụ việc cống nộp.

>>> Xem thêm: Một số nét trong chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người dân Việt Nam thời Bắc thuộc.

Video liên quan

Chủ Đề