Vì sao khi ăn xong chúng ta thường buồn ngủ

Ắt hẳn chúng ta ai cũng từng trải qua cảm giác “căng da bụng, chùng da mắt” sau một bữa ăn phủ phê. Đó có thể là sau bữa tiệc cưới, tất niên, đám giỗ hoặc thường thấy nhất là sau giờ cơm trưa tại văn phòng.

Thế bạn có bao giờ thắc mắc vì sao hiện tượng này lại xảy ra?

Vì sao mà chúng ta lại “căng da bụng, chùng da mắt”?

Trong tiếng Anh hiện tượng buồn ngủ sau bữa ăn được biết đến với tên gọi ‘food coma’ hay ‘postprandial somnolence’. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến food coma nhưng vẫn chưa có kết luận sau cùng. Sau đây là những giả thuyết phổ biến để lý giải hiện tượng này:

Ăn thức ăn có chứa tryptophan

Tryptophan là một loại amino acid thường có nhiều trong các loại thịt đỏ, trứng và sữa. Khi ăn thức ăn chứa amino acid kết hợp với thực phẩm giàu carbs (như cơm, khoai tây, bánh mì) lượng serotonin trong cơ thể sẽ tăng.

Vì sao khi ăn xong chúng ta thường buồn ngủ

Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh, được biết đến rộng rãi trong việc điều hòa tâm trạng khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Tryptophan và serotonin cũng đóng vai trò chủ chốt trong việc sản xuất melatonin (hormone điều hòa giấc ngủ) trong cơ thể, dẫn tới cảm giác “chùng da mắt”.

Thay đổi lượng máu lên não

Khi bạn ăn no, hệ thần kinh phó giao cảm (parasympathetic nervous system) sẽ được kích hoạt. Nó có chức năng điều hòa hô hấp và nhịp tim, bên cạnh đó là tăng cường khả năng tiêu hóa.

Khi có tín hiệu của hệ thần kinh phó giao cảm, lượng máu sẽ chảy đến hệ tiêu hóa để hỗ trợ cho quá trình hấp thụ thức ăn. Điều này dẫn đến việc máu sẽ ít chảy đến những bộ phận còn lại của cơ thể hơn – bao gồm não, khiến chúng ta cảm thấy cơ thể lừ đừ và mệt mỏi.

Bữa ăn thừa chất béo và ít carbs

Trong một nghiên cứu khác, việc ăn một bữa ăn nhiều chất béo và ít carbs khiến cho lượng cholecystokinin – một loại hormone ức chế cảm giác đói – trong cơ thể gia tăng. Khi thực hiện thí nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa cơn buồn ngủ và lượng cholecystokinin trong cơ thể.

Vậy làm thế nào để chúng ta không còn "ngáp ngắn ngáp dài" sau khi ăn?

Hiện tượng “căng da bụng, chùng da mắt” là bình thường và chẳng gây hại gì. Tuy nhiên, nếu đó là sau bữa trưa văn phòng thì lại khác, bởi chúng ta còn khối việc phải làm vào buổi chiều. Để có thể hạn chế cơn buồn ngủ, bạn có thể:

Cân bằng dinh dưỡng

Nghĩa là cân bằng giữa lượng protein, carbs và chất béo dung nạp vào cơ thể. Theo viện Y học Hàn lâm Quốc gia, một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng là khi bạn tiêu thụ:

  • 45 - 65% lượng calo từ carbs (có nhiều trong: các loại quả mọng, rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt).
  • 20 - 35% lượng calo từ chất béo (có nhiều trong: quả bơ, phô mai, dầu thực vật).
  • 10 - 35% lượng calo từ protein (có nhiều trong: thịt ,trứng, sữa).

Chia nhỏ khẩu phần và ăn thức ăn dạng lỏng

Vì sao khi ăn xong chúng ta thường buồn ngủ

Hẳn là ai cũng có ít nhất một lần trót ăn quá trớn vào buổi trưa, để buổi chiều lại ngồi gà gật trước màn hình máy tính. Vì vậy thay vì một bữa ăn lớn, bạn có thể chia nhỏ thành bữa trưa và bữa xế.

Bên cạnh đó, ăn thức ăn lỏng (như canh và súp) cũng giúp bạn dễ tiêu hơn, khiến cơ thể bớt nặng nề dẫn đến cảm giác buồn ngủ.

Để chủ động hơn trong việc kiểm soát thành phần lẫn khẩu phần, bạn có thể tự nấu ăn mang đi làm với thực đơn 3 món canh, mặn, xào.

Ngủ đủ giấc

Vì sao khi ăn xong chúng ta thường buồn ngủ

Nếu bạn thiếu ngủ vào đêm trước, dễ hiểu khi nó càng khiến bạn 'mở mắt không lên' sau giờ ăn trưa. Nếu biết trước hôm đó có họp vào buổi chiều thì để chắc ăn, bạn nên ngủ đủ vào tối hôm trước hoặc chợp mắt 15 phút sau giờ trưa.

Vận động sau khi ăn

Bạn có thể đi bộ quanh khu vực làm việc để tăng cường lưu thông máu và kích thích cơ bắp sau bữa ăn. Đi bộ sẽ tiếp thêm năng lượng cho cơ thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn vào đầu giờ chiều.

Nếu sau khi ăn xong lại xuất hiện tình trạng buồn ngủ nghiêm trọng, đi kèm theo một số triệu chứng khác thì bạn phải hết sức cảnh giác, rất có thể liên quan đến một số bệnh.

  • Ai cũng thích chè đậu xanh mà không biết nếu nấu cùng 4 thứ này sẽ "bổ như sâm", công dụng tăng gấp bội, nhất là giảm cân
  • Loại nước này có thể làm tăng đường huyết rất nhanh, nhiều người không biết lại cứ cố gắng uống thật nhiều vì nghĩ là tốt
  • 7 món ăn sáng "tốt như thuốc quý", bổ gấp mấy lần bún phở, lại tốt cho gan mà người Việt nên ăn để chống bệnh tật

Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao cứ ăn no xong là cơn buồn ngủ lại kéo đến? Nhiều người cho rằng buồn ngủ là do thiếu máu não, điều này liệu có đúng không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Buồn ngủ sau khi ăn có phải do thiếu máu não không?

Sau khi ăn, dạ dày sẽ chứa đầy thực phẩm, lúc này nó cần thời gian để tiêu hóa, phân huỷ thức ăn, sau đó chuyển hoá thành dinh dưỡng và đem đi "phân phát" để nuôi dưỡng cơ thể.

Vì sao khi ăn xong chúng ta thường buồn ngủ

Trong quá trình tiêu hóa, máu trong cơ thể sẽ dồn về dạ dày, như vậy lượng máu lên não và tim đồng thời giảm nên dễ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ tạm thời lên não. Cũng vì vậy mà cơ thể sẽ có xu hướng buồn ngủ hơn. Đây là một hiện tượng sinh lý tự nhiên và bạn không cần lo lắng, thay vào đó bạn chỉ nên kiểm soát lượng thực phẩm của mình mỗi bữa không quá nhiều để tránh khiến dạ dày quá tải, đồng thời tránh ngủ trong vòng 30 phút sau bữa ăn.

Tuy vậy, nếu sau khi ăn xong lại xuất hiện tình trạng buồn ngủ nghiêm trọng, đi kèm theo một số triệu chứng khác thì bạn phải hết sức cảnh giác, rất có thể liên quan đến một số bệnh.

Những bệnh nào liên quan đến tình trạng buồn ngủ rõ rệt sau khi ăn?

1. Bệnh tiểu đường

Sau khi mắc bệnh tiểu đường, nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn ngủ vô cùng sau mỗi bữa ăn. Lý do là vì sau ăn, lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh, điều đó khiến cho các tế bào thần kinh não bộ bị ức chế, và rồi xuất hiện hiện tượng buồn ngủ.

Hơn nữa, ở những bệnh nhân tiểu đường lâu năm có thể khiến chức năng não bị suy giảm, điều đó sẽ dễ gây nên trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ sau ăn.

Vì sao khi ăn xong chúng ta thường buồn ngủ

Nếu sau khi ăn bạn luôn thấy buồn ngủ, đi kèm cảm giác tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn giảm cân, giảm thị lực, mệt mỏi quá sức... thì nên đi kiểm tra đường huyết.

2. Những người thiếu âm

Trong Đông y có lưu truyền lý thuyết âm dương. Cơ thể chỉ có thể khỏe mạnh nếu âm dương cân bằng hài hòa. Thiếu âm tức là khi năng lượng âm của cơ thể bị cạn kiệt dẫn đến tình trạng dư thừa dương, từ đó gây nóng sốt, đổ mồ hôi, nhiệt tứ chi, mệt mỏi, khó chịu, chân tay lạnh, tuần hoàn máu kém... Đối với những người thiếu âm, họ cũng sẽ cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn, nếu đi kèm những dấu hiệu trên thì bạn nên tìm cách để bồi bổ cơ thể, giúp cân bằng âm dương.

3. Xơ cứng mạch máu não

Xơ cứng mạch máu não là hiện tượng xuất hiện quá nhiều lipid trên thành động mạch não, làm tổn thương thành mạch hoặc làm mạch máu mất tính đàn hồi, lòng mạch quá hẹp làm giảm lượng máu cung cấp cho mô não...

Những người bị xơ cứng mạch máu sẽ không thể cung cấp đủ lượng máu cho não, sau khi ăn no máu sẽ có xu hướng dồn vào dạ dày vì vậy tình trạng thiếu oxy não càng trầm trọng hơn, gây ra triệu chứng buồn ngủ.

Vì sao khi ăn xong chúng ta thường buồn ngủ

4. Hội chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ là một rối loạn giấc ngủ mãn tính, gây ra bởi sự mất cân bằng hóa học trong não. Hầu hết người mắc hội chứng ngủ rũ có mức hypocretin (một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy sự tỉnh tảo) thấp, dấu hiệu là buồn ngủ ban ngày quá nhiều và giấc ngủ có thể đến bất cứ lúc nào.

Khi bệnh nhân ở trạng thái tĩnh, chẳng hạn như sau khi ăn cơm xong sẽ có biểu hiện buồn ngủ rất rõ rệt và ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Nhìn chung, sau khi ăn, máu trong cơ thể sẽ được cung cấp cho dạ dày, dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não, sẽ gây ra cảm giác buồn ngủ tạm thời. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên, không cần điều trị đặc biệt, tuy nhiên nếu hiện tượng này kèm theo một số triệu chứng khó chịu khác thì cần phải cảnh giác, rất có thể liên quan đến 4 căn bệnh trên.

Khi đó người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị, từ đó có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tối đa nhất.

(Nguồn: QQ, Sohu)