Vì sao i nghiện ma túy khó bo

Ảnh minh họa

Luật Giao thông đường bộ đã quy định, nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong người có chất ma túy. Hành vi này bị phạt tiền từ 8 -10 triệu đồng và bị tịch thu giấy phép lái xe từ 30 ngày đến không thời hạn. Tuy nhiên hiện nay, các cơ quan chức năng lại đang gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, xác định tài xế có sử dụng ma túy hay không bởi thực tế là lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông trên đường chưa có đủ chuyên môn về y tế và không có dụng cụ lấy mẫu để tiến hành kiểm tra đối với hành vi sử dụng chất gây nghiện của lái xe. Ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng hiện nay công tác kiểm soát người lái xe nghiện ma túy và các chất kích thích được triển khai nhưng chưa triệt để và chưa đảm bảo từ gốc. Theo ông Tạo, để kiểm soát lái xe nghiện ma túy và các chất kích thích, các nước thường kiểm soát ngay từ đầu vào, tức là từ khâu dạy lái xe. Nói cách khác, điều kiện để được học lái xe là phải có giấy xác nhận không nghiện ma túy. Giấy xác nhận này được lập trên cơ sở dữ liệu Quốc gia về người nghiện ma túy, do công an và các địa phương cung cấp và những người nằm trong danh sách đó không được học lái xe. Những người bị phát hiện mới sử dụng ma túy cũng sẽ bị hủy bằng lái xe. Việc kiểm soát người học lái xe thông qua cơ sở dữ liệu này mới có tác dụng ngăn chặn người nghiện hành nghề lái xe kinh doanh vận tải. "Địa phương theo dõi và biết được ai là người nghiện ma túy và đưa vào danh sách nghiện ma túy toàn quốc. Đây là căn cứ để những cơ sở đào tạo lái xe loại bỏ người nghiện ma túy, không cấp giấy phép lái xe chẳng hạn. Còn để bác sĩ kiểm tra, cấp giấy khám sức khỏe rồi đổ trách nhiệm cho người ta là không được', ông Tạo nói. Cũng theo ông Tạo, trong khi chúng ta chưa có cơ sở dữ liệu về người nghiện thì phải tập trung tuyên truyền, giáo dục cho tầng lớp lái xe, cho những người chủ doanh nghiệp phối hợp để kiểm soát lái xe nghiện ma túy. Bản thân những chủ doanh nghiệp cũng không muốn sử dụng những người nghiện ma túy lái xe vì nguy cơ mất an toàn giao thông và trật tự xã hội. Do vậy, các doanh nghiệp vận tải cũng cần phối hợp với chính quyền địa phương, công an, các phường, xã… bởi chắc chắn họ theo dõi được các đối tượng nghiện ma túy ở địa phương mình. Ông Tạo cho rằng khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương thì chắc chắn có thể xác định được khoảng 80-90% thông tin người nghiện trong khu vực họ quản lý. Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng CSGT, Công an TP.Hà Nội cũng cho rằng, trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho cá nhân từng công dân thấy tác hại của ma túy và không vướng vào dù chỉ một lần. Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, ngay từ khâu tuyển đầu vào, sát hạch đối với lái xe ô tô trước khi cấp bằng thì cần có sự giám sát một cách chặt chẽ, cần có xét nghiệm máu hay kiểm tra sức khỏe để kiên quyết không cấp giấy phép lái xe đối với người trong cơ thể có chất ma túy. Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng cho rằng, nếu chỉ căn cứ vào giấy khám sức khỏe thì khó có thể phát hiện người nào sử dụng ma túy, bởi người học đã chủ động đi khám sức khỏe sẽ có sự chuẩn bị trước. Tuy nhiên, ông Huyện cũng cho rằng, với việc thiếu liên kết thông tin như hiện nay, việc loại bỏ lái xe nghiện ma túy từ khâu đào tạo sẽ khó thực hiện được, bởi thiếu cả về cơ sở pháp lý. Do vậy, theo ông Huyện, trong giai đoạn trước mắt, cần kiểm tra đột suất đối với đội ngũ tài xế trong quá trình hoạt động mới có thể phát hiện và loại bỏ lái xe nghiện ma túy. Ông Huyện nói, thật ra vấn đề quản lý là trong quá trình hoạt động, chỉ có làm đột xuất thì mới loại được, vì nếu có sự thông báo thì sẽ có thuốc giải, việc này bên y tế đã khẳng định. Do vậy, cần đưa vào chương trình liên ngành như thế để xử lý đột xuất.

Cũng theo ông Huyện, đối với doanh nghiệp sử dụng lao động, ngay từ khâu đầu vào phải có xét nghiệm, khám sức khỏe để kiên quyết không nhận những người dương tính với chất ma túy. Bên cạnh đó, trong quá trình hành nghề, định kỳ cần được xét nghiệm để kịp thời phát hiện và loại bỏ những lái xe có sử dụng ma túy.

Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội nhận định người nghiện sử dụng đồng thời nhiều loại ma túy tổng hợp, ma túy đá, các chất hướng thần gây rối loạn tâm thần là nguyên nhân gây ra các vụ án giết người dã man khiến dư luận bức xúc.

Nếu không dính tới ma túy, giờ này anh T.V.K [32 tuổi], nhà ở Q.12 [TP.HCM], hiện cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 3 [thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM] đóng ở ấp 5, xã Thái An, H.Phú Giáo [Bình Dương], đang hạnh phúc bên vợ và con gái 5 tuổi.

Nhà có xưởng sản xuất giày dép, nên sau khi cưới vợ, có con nhỏ, anh K. rất chí thú làm ăn. Giao việc sản xuất cho bố mẹ và vợ, một tay anh K. mở mang mối hàng, làm ăn ngày càng khấm khá.

“Nhưng đời không biết chữ ngờ. Năm 2016, trong một lần nhậu với bạn bè, tôi bị say. Trong lúc say xỉn, mấy người bạn đưa ma túy đá ra chơi và mời tôi. Vốn tính tò mò, lại say xỉn không kiểm soát được ý thức nên tôi chơi thử. Hút vào thấy người mình bồng bềnh, lâng lâng, cảm giác như lên tiên. Thấy hay, tôi cứ chơi lần 1, lần 2, lần 3... rồi nghiện lúc nào không hay”, anh K. kể.

Các học viên được hướng dẫn học nghề

Điều đáng nói là anh K. chơi ma túy đá nhưng không biết là mình bị nghiện nên cứ giấu giếm gia đình, vợ con. Tiền thu được từ việc bỏ mối hàng giày dép của gia đình đều bị K. cắt xén để mua ma túy đá chơi hằng ngày. Trung bình một ngày, K. “nướng” 1 triệu đồng cho ma túy đá. Hơn một năm sau, gia đình mới biết thì K. đã lún sâu vào cơn nghiện ngập.

K. kể đây là lần đầu tiên anh vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. “Thời gian đầu cắt cơn khó chịu lắm, người giống như bị hàng ngàn con giòi đang đục vào xương tủy; vào cơ sở 2 - 3 tháng vẫn nhớ ma túy đá”, anh K. tâm sự.

Qua 10 tháng cắt cơn, hầu như anh K. đã hết nhớ ma túy. Hiện anh chỉ mong sớm cai nghiện thành công để được về với với vợ và con gái nhỏ. Dù cách vài ngày, anh lại được liên lạc với gia đình, vợ con và người thân lên thăm, động viên nhưng nỗi nhớ nhà, vợ con luôn thường trực.

“Nhớ nhất là đứa con gái 5 tuổi đang rất cần sự yêu thương của ba. Vì mọi người giấu, nói tôi đi làm xa nên cháu không biết tôi nghiện ma túy. Mỗi lần lên thăm, cháu cứ hỏi sao ba đi làm lâu về thế? Sao ba cứ ở đây hoài vậy? Tôi phải nói dối là chừng nào xong ba về sẽ mua đồ chơi cho con”, anh K. kể về cô con gái nhỏ, nước mắt chảy dài trên má.

Gần 50 năm nghiện ma túy

Anh K. là một trong hơn 1.200 học viên đang cai nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma túy số 3. Mỗi người ở đây mỗi hoàn cảnh, nỗi niềm khác nhau nhưng tựu chung đều mong sớm cai được ma túy. Phần lớn học viên ở đây đều trẻ, đang độ tuổi 20 - 30 nhưng cũng có trường hợp ở tuổi “xưa nay hiếm”.

Trò chuyện với ông T.H.P, một học viên nhà ở Q.6 [TP.HCM], khi ông lên trạm y tế của cơ sở khám bệnh, mới biết năm nay đã 70 tuổi. Ông P. kể mình nghiện ma túy từ năm 1970, tức đến nay gần 50 năm. “Vợ bỏ nên phải ở nhờ mấy người cháu. Nhiều lần tôi cũng cai cắt được cơn, thậm chí có lúc bỏ ma túy được 7 - 8 năm nhưng rồi nghiện lại”, ông P. kể và cho hay mình vào Cơ sở cai nghiện ma túy số 3 được 2 tháng. Còn khoảng 1 năm nữa ông mới hoàn thành thời gian cai nghiện ở cơ sở.

Học viên gọi điện thoại cho người thân

Ông Trương Quang Nam, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 3, cho hay học viên sau khi cắt cơn nghiện ở TP.HCM sẽ được đưa về đây phục hồi sức khỏe và giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách; được dạy chữ, dạy nghề.

Trước khi đưa học viên cai nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhiều thân nhân tỏ ra lo lắng. Do đó hằng tháng, cơ sở tổ chức đưa thân nhân vào thăm trường cai nghiện. Được chứng kiến điều kiện ăn ở, sinh hoạt ở đây, thân nhân của những học viên đang cai nghiện rất yên tâm.

“Ngoài việc hằng ngày xuống kiểm tra, mỗi tháng một lần, ban giám đốc cơ sở tổ chức đối thoại trực tiếp với học viên, ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của học viên để kịp thời giải quyết. Hằng quý, Ban Chỉ huy Lực lượng Thanh niên xung phong đều xuống đối thoại với học viên”, ông Nam nói.

Ở Cơ sở cai nghiện ma túy số 3, các học viên ngoài việc được dạy nghề [may mặc, sửa xe, vi tính, điện...], hằng ngày nếu có nhu cầu thì được gọi điện về cho gia đình trong thời gian quy định. Ngoài ra, mỗi tuần cơ sở sẽ tổ chức cho thân nhân thăm gặp một lần vào sáng thứ sáu. Thời gian thăm gặp kéo dài 2 tiếng rưỡi.

Người nghiện ma túy đá tăng cao

Theo số liệu của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội [Bộ LĐ-TB-XH], thời gian gần đây một số địa phương để xảy ra tình trạng học viên cai nghiện gây rối tập thể, bỏ trốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có lý do phần lớn học viên được đưa vào cơ sở cai nghiện sử dụng ma túy đá [methamphetamine], ma túy tổng hợp dạng ATS [khoảng 74%]. Cá biệt có những tỉnh, thành tỷ lệ này trên 90% như: An Giang [91%], Bình Phước [98%], Hậu Giang [100%]. Những người sử dụng ma túy đá, ma túy tổng hợp thường có biểu hiện rối loạn tâm thần như: ảo thanh, ảo giác, tự kỷ không kiểm soát được hành vi…

Ông Lê Đức Hiền, Cục phó Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, cũng nêu khó khăn trong việc xác định tình trạng nghiện để đưa người nghiện đi cai nghiện. Theo đó, hiện nay liên bộ: Công an - Y tế - LĐ-TB-XH ban hành Thông tư 17 để xác định tình trạng nghiện. Tuy nhiên, quy định chi cho phép lưu giữ đối tượng nghi nghiện ma túy trong vòng 24 tiếng. Trong khi đó, muốn xác định chắc chắn một người nghiện ma túy, phải mất cả tuần, cả tháng; có loại ma túy phải mất thời gian cả năm…

Bên cạnh đó, theo ông Hiền, trưởng trạm y tế xã, cấp huyện và các cơ sở y tế cai nghiện ở tỉnh, thành có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện nhưng trong nhiều trường hợp, những người này bị đe dọa nên lo ngại cho sự an toàn của bản thân và gia đình. Vì vậy, họ e ngại khi cung cấp thông tin tình trạng nghiện của người nghiện ma túy cho cơ quan chức năng.

“Trước đây chỉ có một vài loại chất gây nghiện nhưng hiện có hơn 500 loại. Đáng lo ngại, xuất hiện nhiều chất gây nghiện mới khiến công tác phát hiện, điều trị gặp nhiều khó khăn”, ông Hiền nói.

Ông Lê Đức Hiền cho biết theo Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của LHQ [UNODC], ở một số nước, phương pháp cai nghiện ma túy khá thành công không thống kê số lần tái nghiện, mà xác định sự thành công sau mỗi lần cai nghiện thì sức khỏe, tâm thần của người nghiện có khá hơn trước hay không.

Theo ông Hiền, người cai nghiện thành công là người nhận thức được, từng bước thay đổi theo chiều hướng tích cực. Ông Hiền dẫn chứng: Trước khi cai nghiện, người nghiện sử dụng 10 “bi” nhưng sau khi cai nghiện, sử dụng 5 “bi” hoặc trước khi cai nghiện, sử dụng chung kim tiêm để chích thì sau cai nghiện, người nghiện hạn chế hoặc không dùng chung kim tiêm để truyền bệnh HIV cho người khác... Trước khi cai nghiện, nằm lê lết nhưng sau khi cai nghiện có thể đi lại được và có ý thức khuyên nhủ bạn nghiện bỏ ma túy hay đi cai.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề