Vì sao giá nhân công tăng

12 tháng 4 2022

Nguồn hình ảnh, AFP via Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Công nhân làm việc trong một dây chuyền sản xuất tại Công ty May 10 ở ngoại thành Hà Nội.

Báo Nhật Bản Nikkei Asia có bài mô tả các nhà máy ở Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong sản xuất vì chuỗi cung ứng gián đoạn và thiếu nhân công.

Bài "Vietnam's factory operations hit as supply chain snags multiply" cũng nhắc đến vấn đề giá thành phẩm, phụ kiện tăng khiến việc phục hồi kinh tế ở Việt Nam sau dịch Covid chịu tác động xấu.

Dù không bị chiến tranh tại Ukraine gây ảnh hưởng trực tiếp, nhưng Việt Nam chịu cảnh Trung Quốc tạm "bế quan toả cảng" trong một số ngành nghề để chống Covid, gây thiếu nguyên vật liệu cho hàng sản xuất ở Việt Nam.

Tờ báo, trong bài hôm 11/04/2022 nêu ví dụ một công ty VN [Vulcan Augmetics] phải cố gắng tìm nguồn cung ứng nội địa vì đầu Trung Quốc không bán hàng sang cho họ được, theo bà Trịnh Khánh Hạ, người đồng sáng lập công ty.

Người Sài Gòn có quan tâm đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine?

Chiến tranh Ukraine: Khách Nga thôi tới, du lịch VN bị ảnh hưởng gì?

World Bank: ‘Kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022’

Covid: TQ ngăn biên giới 'làm 5.000 container hàng VN bị kẹt'

EU hứa sẽ có mùa du lịch hè năm nay

Các báo Việt Nam thời gian qua cũng theo sát tin về tình hình xuất nhập khẩu ở Trung Quốc, và đưa tin cả về chuyện trong hai tháng đầu 2022 Trung Quốc giảm nhập năng lượng - dấu hiệu của sản xuất chậm lại, và việc kiểm soát khó khăn với dòng hàng xuất khẩu từ VN qua biên giới đường bộ.

Trang Nikkei Asia còn nhìn vào nạn thiếu lao động ở các khu công nghiệp phía Nam của VN, từ ngành may mặc đến làm bia, dịch vụ chế biến.

Tại nhà máy bia thủ công East West Brewing, nhà sáng lập Trương Thế Lộc nói với Nikkei rằng "các nhân viên đang làm phải nhận ca thay thế cho các vị trí trống trong lúc chờ tuyển người".

Bỏ qua YouTube tin, 1Chụp lại video, Cảnh báo: Nội dung bên thứ ba có thể có quảng cáo

Cuối YouTube tin, 1

Đây không phải là chuyện mới vì các báo Việt Nam đã xác nhận việc "chuỗi cung ứng lao động đứt gãy".

Chưa thể quá lạc quan sau đại dịch

Tại Bắc Giang, vấn đề là tuy người lao động quay lại nhưng số nghỉ ốm vì lây nhiễm Covid lại cao, tác động xấu tới sản xuất.

"Đây cũng là lý do mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chưa dám nhận đơn hàng. Doanh nghiệp cũng đã có nhiều phương án để hàn gắn chuỗi lao động", một tờ báo ở VN cho biết.

Nguồn này cũng cho hay chỉ riêng tại TPHCM, năm 2022, "các nhà máy thiếu 50.000 - 70.000 lao động. Riêng 18 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao Thành phố thiếu khoảng 30.000 lao động. TPHCM cũng đã cho F1 được đi làm trở lại" nhằm bù vào nhu cầu thiếu người.

Tuy thế, trang Nikkei nói cả chiến sự Ukraine khiến chuỗi cung ứng và giá năng lượng toàn cầu bị ảnh hưởng, tại VN, vấn đề cấp thời là sự "bất an" về tình hình 'zero Covid' ở Trung Quốc.

Giá cả tăng và nguyên vật liệu cũng tăng với các ngành công nghiệp ở VN và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Cùng lúc, lãnh đạo Việt Nam tin tưởng mạnh vào cơ hội phục hồi kinh tế nước này.

Chụp lại hình ảnh,

Du lịch VN đã mở lại, chờ du khách tới như thời kỳ tươi sáng [trong hình] trước dịch Covid

Hôm 07/04/2022, trang web Đảng Cộng sản VN chạy tựa "Kinh tế Việt Nam sẵn sàng hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022 và 2023", và nhắc đến các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế của chính phủ.

Bên cạnh đó, các tiền đề cho việc phục hồi này, theo trang web trên, là "tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao của Việt Nam, chuyển hướng tiếp cận linh hoạt hơn trong kiểm soát đại dịch, thương mại tiếp tục mở rộng..."

Một số biện pháp, như tăng giờ làm của công nhân, bị một số nhà quan sát phê phán, vì như thế là làm "kiệt sức người lao động".

Bộ Lao động VN có ra Thông tư số 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thì giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi đối với người lao động, có hiệu lực từ 1/02/2022.

Một bài trên BBC News Tiếng Việt đầu tháng 4 nêu ra rằng một số điều khoản quan trọng trong Thông tư này là: giờ làm việc tối đa [kể cả giờ làm thêm] mỗi tuần được phép tới 72 giờ; tổng số giờ làm thêm trong năm được lên tới 300 giờ.

Và các con số ghi nhận được xem ra chưa lạc quan tới như vậy về chuyện phục hồi kinh tế nhanh.

Số liệu chính thức của Hải quan và Tổng cục Thống kê VN cho biết nhập khẩu giảm 13,8% giữa tháng 1 và 2, còn tăng trưởng kinh tế giảm xuống 5,03% trong Q1, so với cùng kỳ năm ngoái, và giảm từ mức 5,22% của Q4 năm ngoái, theo Nikkei Asia.

Năm 2021, tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm xuống 2,6%, so với 2,9% năm 2020.

Tuy thế, việc thay đổi chính sách chống dịch Covid, từ kiểm soát hà khắc, thiếu khoa học, sang tăng cường tiêm vaccine và nới dần đi lại, mở cửa kinh tế khiến nước này "thoát ra trước", so với tình cảnh của Trung Quốc hiện nay.

Chính sách kiên định 'zero Covid' đang khiến Trung Quốc khóa chặt một số đô thị lớn, buộc sản xuất ngưng trệ, thậm chí ngừng hẳn và du lịch hiện bị thu hẹp đáng kể.

Dệt may thường được coi là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành dệt may luôn đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 15%/năm. Năm 2015, dù mức tăng trưởng chỉ đạt hơn 10% nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may vẫn đạt 27,5 tỷ USD. Năm 2016, ngành đặt chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 10 đến 15%, với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 31 tỷ USD.

Tuy nhiên, những biến động của thị trường cùng nhu cầu tiêu dùng thế giới giảm, khiến kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta chỉ đạt khoảng 28,3 tỷ USD, tăng gần 1,5 tỷ USD, tương ứng mức tăng trưởng gần 5% so năm 2015; mức tăng trưởng thấp nhất từ năm 2008 tới nay. Không chỉ vậy, do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, các doanh nghiệp [DN] trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong mở rộng, tìm kiếm khách hàng, thậm chí đối diện nguy cơ sụt giảm đơn hàng do mất dần lợi thế cạnh tranh.

Theo nhận định của các chuyên gia, nếu như trước đây, các đơn hàng may ồ ạt đổ về Việt Nam nhờ sự cạnh tranh về giá nhân công thì nay không còn nữa, vì tiền lương nhân công ở nước ta ngày càng cao. Điều tất yếu, các đơn hàng sẽ dịch chuyển về các nước có chi phí thấp hơn như Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma,... Một trong những điểm mấu chốt mà ngành dệt may Việt Nam thời gian qua luôn đi tìm lời giải là làm sao thoát khỏi tình trạng may gia công, giá trị gia tăng thấp. Đồng thời, tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài [hiện nay nước ta vẫn nhập hơn 80% nguồn nguyên phụ liệu] để làm chủ về giá, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù Tập đoàn Dệt may Việt Nam và một số DN lớn đã đầu tư vào lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm - hoàn tất nhưng dường như chừng đó vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của hàng nghìn DN chuyên may xuất khẩu. Trong khi đó, các DN không đủ sức đành quay ra nhận may thuê với chi phí thấp, thu hồi vốn nhanh. Mặt khác, muốn ngành dệt may phát triển lên cấp độ cao hơn, với yếu tố cạnh tranh bằng kỹ năng nhân công, công nghệ của máy móc thiết bị, đa dạng về chủng loại sản phẩm cũng là bài toán khó có lời giải trong một sớm một chiều. Do hạn chế nguồn vốn, hầu hết DN chọn cách đầu tư dần theo từng năm, điều này trái ngược hoàn toàn so với các doanh nghiệp FDI khi họ chiếm chưa tới 25% trong tổng số gần 7.000 DN dệt may cả nước nhưng lại chiếm 70% năng lực xuất khẩu toàn ngành. Điều đó cho thấy, sự lấn át của DN nước ngoài so với DN trong nước ngày càng tăng nếu như chúng ta không có những chính sách, hướng phát triển hợp lý.

Theo nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2016 là năm hết sức khó khăn đối với ngành dệt may nước ta, với mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2008 [năm mà dệt may Việt Nam không có tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu do khủng hoảng kinh tế thế giới] tới nay. Từ nay đến năm 2018, dệt may Việt Nam đứng trước nhiều thách thức, nhất là các DN vừa và nhỏ phải đóng cửa vì mất khả năng cạnh tranh và điều kiện sản xuất hết sức khó khăn. Nhiều khách hàng đã và đang chuyển bớt đơn hàng sang Cam-pu-chia, Mi-an-ma và Lào, những nước có ưu đãi về thuế xuất hàng đi châu Âu và Mỹ - hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam. Chính vì vậy, các DN cần phải thay đổi phương thức sản xuất theo phương thức ODM [tự thiết kế, sản xuất và bán thành phẩm], OBM [tự thiết kế, sản xuất sản phẩm gắn thương hiệu và tự phân phối] cũng như tiết giảm chi phí, tăng năng suất lao động, đầu tư công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm,... Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, có các chính sách hỗ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng; thu hút, sử dụng lao động, thu nhập, mức đóng bảo hiểm y tế… một cách hợp lý để DN yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất.

Quỳnh Chi

Video liên quan

Chủ Đề