Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi Sinh học 7

Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? | Sinh học 7

Sốt rét là căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng con người. Vậy, Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Hãy cùng Thư Viện Hỏi Đáp tìm hiểu ngay dưới đây nhé! Ngày nay, sốt rét không còn là căn bệnh xa lạ với mọi người. Miền núi là khu vực nơi mầm bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhất. Vậy, vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Hãy cùng Thư Viện Hỏi Đáp tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé! Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Nguyên nhân của bệnh sốt rét? Sở dĩ bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì ở đây môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi và phát triển. Xung quanh đây có nhiều vùng lầy và nhiều cây cối rậm rạp nên muỗi thường tập trung ở đây.

Bên cạnh đó, người dân đồng bào miền núi chưa có trình độ dân trí cao. Họ sống ngủ không là chủ yếu, chưa có thói quen ngủ mùng. Hơn nữa, điều kiện sống ở miền núi khó khăn hơn đồng bằng và môi trường chưa được sạch sẽ và đảm bảo. Tất cả những điều đó là điều kiện thuận lợi nhất cho muỗi phát triển, đặc biệt là loài muỗi Anophen [bọ gậy].

Nguyên nhân của bệnh sốt rét là do loại ký sinh trùng Plasmodium gây nên. Loại ký sinh trùng này gây truyền nhiễm ở người thông qua muỗi cái Anophen chích vào máu.
Kí sinh trùng sốt rét không tồn tại ở môi trường bên ngoài mà tồn tại ở cơ thể muỗi truyền bệnh và trong máu người. Mỗi người có những triệu chứng khác nhau là do mỗi hồng cầu bị kí sinh trùng làm vỡ gây nên. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 9-12 ngày tùy vào loại kí sinh mà người bệnh bị nhiễm.

Trùng sốt rét có cấu tạo và dinh dưỡng như thế nào?
Trùng sốt rét có cấu tạo khá đơn giản. Nó là một sinh vật dị dưỡng có kích thước nhỏ và có chân giả. Bên cạnh đó, loài này không có cơ quan di chuyển và các không bào.

Quá trình dinh dưỡng của trùng sốt rét được thực hiện qua màng tế bào; chúng thường chui vào hồng cầu và sử dụng các chất dinh dưỡng trong hồng cầu để nuôi sống bản thân. Trong tuyến nước bọt của muỗi khi vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá hủy hồng cầu. Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào? Trùng sốt rét và trùng kiết lị đều là sinh vật dị dưỡng. Cả hai cùng tấn công vào một tế bào đó là hồng cầu. Tuy nhiên, giữa hai loài sinh vật này cũng có những đặc điểm khác nhau sau đây:

Trùng kiết lị có kích thước lớn hơn so với hồng cầu vì vậy chúng có thể nuốt được nhiều hồng cầu cùng một lúc. Chúng sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp [theo cấp số nhân]. Con đường truyền bệnh của trùng kiết lị là qua máu và kí sinh ở ruột người. Bệnh kiết lị thường gây viêm loét dạ dày, đau ruột và đi ngoài.

Trùng sốt rét có kích thước nhỏ hơn hồng cầu nên chúng thường chui vào kí sinh trong hồng cầu [kí sinh nội bào]. Con đường truyền bệnh cho người của trùng sốt rét là qua máu người. Chính vì vậy mà nó kí sinh trong ruột và nước bọt của muỗi. Khi người bị muỗi cắn thì chúng sẽ theo tuyến nước bọt chạy vào máu người để tiếp tục kí sinh. Chúng ăn chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh cùng một lúc còn được gọi là phân nhiều hoặc liệt sinh.

Tiếp theo đó những con trùng sốt rét mới ra đời sẽ phá vỡ hồng cầu đi ra ngoài. Sau khi chui ra ngoài, chúng lại một lần nữa tìm những hồng cầu khác để chui vào tiếp tục kí sinh. Những hành động đó cứ liên tục được lặp lại cho đến khi các hồng cầu của người bị phá vỡ hoàn toàn.

  Vòng đời của trùng sốt rét Vòng đời của trùng sốt rét bắt đầu thông qua muỗi cái Anophen chích vào máu và gây truyền nhiễm ở người. Tiếp đó chúng sẽ theo tuyến nước bọt của muỗi để vào cơ thể người. Sau đó những kí sinh trùng này sẽ tìm đến tế bào gan người và bắt đầu sinh sôi. Sau khi phá vỡ tế bào gan, chúng theo đó thoát ra và tiếp tục xâm nhập vào hồng cầu để sinh nở. Chúng sử dụng chất nguyên sinh bên trong hồng cầu để sinh sống, sinh sản vô tính tạo ra nhiều cá thể mới. Những cá thể này lại tiếp tục phá vỡ những hồng cầu khác.

Chúng phá vỡ hồng cầu chui ra ngoài và tiếp tục một vòng đời mới. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi các hồng cầu ở người bị phá vỡ hoàn toàn. Nếu không ngăn chặn kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tác hại của bệnh sốt rét Bệnh sốt rét gây ra nhiều tác hại nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Thứ nhất, do các kí sinh trùng trong máu làm phá vỡ hồng cầu nên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở người bệnh. Bên cạnh đó, Cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu như da xanh, môi thâm, mệt mỏi và gầy yếu.

Thứ hai, khi trẻ em bị mắc bệnh sốt rét thì cơ thể sẽ còi cọc và chậm phát triển hơn trẻ bình thường. Hơn nữa, chúng cũng sẽ kém thông minh hơn các bạn cùng trang lứa.

Thứ 3, phụ nữ mang thai khi mắc bệnh sẽ dễ bị sảy thai, sinh nở khó khăn thậm chí là sinh non. Nhiều trường hợp có thể dẫn đến tai biến nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Có thế thấy muỗi và bệnh sốt rét gây ra những tác hại to lớn và nghiêm trọng đối với con người và xã hội. Vậy có biện pháp gì để phòng chống bệnh. Các biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét ở miền núi Để phòng tránh bệnh sốt rét ở miền núi mỗi người chúng ta hãy thực hiện các biện pháp dưới đây: Giữ vệ sinh nơi công cộng, nhà ở và môi trường xung quanh. Chung tay loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ. Không nên treo móc quần áo tạo nơi trú ẩn cho muỗi.

Thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, bọ gậy tại nơi ở.

Thường xuyên ngủ màn, kể cả ban ngày để tránh bị muỗi đốt. Sử dụng một số biện pháp xua đuổi muỗi như: dùng vợt muỗi, nhang đốt muỗi, thoa kem chống muỗi. Nên mặc quần áo dài khi làm việc bên ngoài vào buổi tối. Tuyên truyền tới người dân về tác hại và biện pháp phòng chống. Nâng cao ý thức cá nhân cũng như ý thức cộng đồng. Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: Rét run, sốt nóng kéo dài sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trên đây là lí do vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và những cách phòng tránh. Hi vong qua bài viết này các bạn đọc giả của Thư Viện Hỏi Đáp đã hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này. Mọi người hãy cùng nhau chia sẻ bài viết để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như người thân trong gia đình mình nhé!

#Vì #sao #bệnh #sốt #rét #hay #xảy #ở #miền #núi #Sinh #học

Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét

Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Bệnh sốt rét là căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Đặc biệt vào các tháng 4, 5, 9, 10 bệnh lại càng phát triển nhanh. Các địa phương ở miền núi thường xảy ra bệnh sốt rét nghiêm trọng hơn. Lí do là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Phòng tránh bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét được lây truyền thông qua đối tượng trung gian là muỗi Anophen. Ấu trùng muỗi [bọ gậy] thường phát triển tốt ở khu vực nước đọng hoặc nước chảy chậm, có ánh sáng mặt trời, có cây cỏ, rong rêu tạo độ ẩm thích hợp [chủ yếu ở rừng núi] chúng đốt các loài linh trưởng và cả con người. Chính địa hình của các địa phương miền núi tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi Anophen phát triển: Cây cối rậm rạp, có nhiều vũng nước đọng.

Đồng bào miền núi chưa có hình thành thói quen mắc màn khi đi ngủ, một số nơi điều kiện sống còn khó khăn, vấn đề môi trường không được đảm bảo. Điều này tạo cơ hội để bệnh sốt rét dễ lây truyền nhanh.

2. Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét

Các biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét gồm những gì? Để phòng tránh bệnh sốt rét, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Dùng hóa chất:

Sử dụng thuốc diệt côn trùng tẩm vào các màn và rèm hiện có trong nhà:

  • Lamda cyhalothrin [ICON 2,5CS; 10CS]: Dùng liều tẩm 20 mg/m2 màn.
  • Alpha cypermethrin [Fendona 10SC]: Dùng liều tẩm 25 mg/m2 màn.
  • Phun tồn lưu thuốc diệt côn trùng vào mặt trong của vách tường với độ cao từ nền nhà lên tới 2 mét [nếu nhà có mái thấp thì phun lên cả mặt trong mái nhà cho đủ 2 mét]:
  • Lamda cyhalothrin [ICON 10WP; ICON10CS]: Dùng liều phun 30 mg/m2 tường.
  • Alpha cypermethrin [Fendona 10 SC]: Dùng liều phun 30 mg/m2 tường.

Chỉ định phun, tẩm thuốc tại địa phương: Mỗi năm chỉ nên thực hiện phun hoặc tẩm một lần vào trước mùa mưa [là mùa cao điểm truyền bệnh sốt rét]. Chỉ định phun hoặc tẩm màn còn tuỳ thuộc vào diễn biến bệnh sốt rét tại địa phương.

Hạn chế muỗi đốt

Để hạn chế tối đa nguy cơ bị muỗi đốt, bạn hãy thực hiện những cách phòng tránh dưới đây:

  • Diệt muỗi bằng các biện pháp dân gian như đập muỗi, dùng vợt điện, đèn bắt muỗi.
  • Mặc quần áo dài tay, mang vớ chân khi trời tối hoặc khi làm việc trong rừng rẫy.
  • Ngủ mùng sớm vào lúc 8 giờ tối để tránh giờ hoạt động cao nhất của muỗi Anopheles, tốt nhất
  • Ngủ trong màn tẩm hóa chất phòng chống bệnh sốt rét.
  • Dùng hương tinh dầu xua muỗi, hun khói.
  • Dùng loại cây có mùi thơm chống muỗi như lá cây long não.
  • Sử dụng kem xua muỗi khi sinh hoạt hoặc làm việc ban đêm trong rừng, rẫy.

Bên cạnh đó, còn có các biện pháp sau:

  • Bệnh sốt rét do muỗi lây lan, do đó cần phải tiêu diệt muỗi và ký sinh trùng gây bệnh.
  • Ngủ mùng, kể cả khi ở nhà, đặc biệt nếu nhà gần nương rẫy hoặc ngủ trong rừng. Mặc quần áo dài vào buổi tối. Làm nhà ở xa rừng và xa nguồn nước.
  • Diệt muỗi bằng cách phun tồn lưu và tẩm màn hóa chất, xoa kem xua muỗi, xịt thuốc chống muỗi.
  • Loại bỏ nơi sinh sống của muỗi bằng cách phát quang bụi rậm và khơi thông cống rãnh quanh nhà, ..
  • Khi bị sốt nghi ngờ do muỗi đốt, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sốt rét kịp thời.

3. Tác hại của bệnh sốt rét

Trùng sốt rét khiến con người bị nhiễm bệnh sốt rét, có hiện tượng thiếu máu.

Bệnh sốt rét nếu chẩn đoán chậm trễ sẽ gây biến chứng nguy hiểm, có thể tử vong trong vòng 12 giờ.

Bệnh nhân bị sốt rét vẫn còn nguồn lây chừng nào còn giao bào trong máu. Nếu không được điều trị triệt để, nguồn lây vẫn còn từ 1-2 năm.

Hoa Tiêu vừa giải thích cho các bạn lí do vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và các biện pháp để phòng tránh căn bệnh này. Sốt rét là căn bệnh nguy hiểm, do đó, các bạn nên thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh sốt rét để tự bảo vệ sức khỏe bản thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

  • Trùng roi có hình dạng thế nào?
  • Trùng sốt rét sống ở đâu?

Video liên quan

Chủ Đề