Ví dụ về mối quan hệ giữa quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước theo lãnh thổ

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ [PHẦN 6] Câu 6: Nguyên tắc quản lý của nhà nước về kinh tế. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Nêu ví dụ để minh hoạ. I.Nguyên tắc quản lý của nhà nước về kinh tế: Có 5 nguyên tắc: + Tập trung dân chủ. + Kết hợp quản lý nhà nước về kinh tế theo ngành và lãnh thổ. + Phân biệt quản lý nhà nước về kinh tế với quản trị kinh doanh. + Bảo vệ quyền lợi và quyền làm chủ cho người lao động. + Tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý nhà nước về kinh tế. II. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ: 1. Quản lý nhà nước theo ngành: Ngành là 1 tập hợp các đơn vị kinh tế có 1 số điểm chung về đầu vào, đầu ra hay cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ. Nhà nước phải quản lý theo ngành bởi vì các đơn vị cùng ngành thường có các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, lao động, nguyên liệu, tiêu thụ... giống nhau cần được giải quyết 1 cách thống nhất trên cơ sở hợp tác với
  2. nhau hoặc so 1 trung tâm quản lý nhất định. Quản lý nhà nước theo ngành bao gồm các hoạt động sau: + Định hướng đầu tư xây dựng XD lực lượng của ngành, chống sự mất cân đối trong cơ cấu ngành và vị trí ngành trong cơ cấu chung của nền kinh tế quốc dân. + Thực hiện các chính sách, các biện pháp phát triển thị trường chung cho toàn ngành, bảo hộ sản xuất ngành nội địa. + Thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá quy cách, chất lượng hàng hoá và dịch vụ, hình thành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm để cơ quan có thẩm quyền ban bố. + Thực hiện các chính sách quốc gia trong phát triển nguồn nhân lực, nhiên liệu, trí tuệ khoa học và công nghệ chung cho toàn ngành. + Tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, pháp qui, thể chế kinh tế theo chuyên môn của mình để cùng các cơ quan chức năng chuyên môn khác hình thành hệ thống văn bản pháp luật quản lý ngành. 2. Quản lý nhà nước theo lãnh thổ. a. Trong quản lý nhà nước theo lãnh thổ thì lãnh thổ kinh tế được hiểu như sau: + Lãnh thổ kinh tế là lãnh thổ chứa đựng 1 nhóm các đơn vị kinh tế có quan
  3. hệ với nhau về 1 hay một số mặt nào đó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Lãnh thổ kinh tế có nhiều cấp, do các đơn vị kinh tế có nhiều mối quan hệ mà mỗi loại quan hệ lại có tầm quan hệ riêng, rộng hẹp khác nhau. Không có đơn vị công nghiệp nào của riêng 1 cấp, do riêng 1 cấp quản lý. Mọi đơn vị kinh tế đều bị mọi cấp đồng thời quản lý nhưng chỉ về 1 vài mặt nhất định nào đó mà thôi. + Lãnh thổ kinh tế đồng nhất với lãnh thổ hành chính, tuy trên thực tế không thể trùng khớp được. Lãnh thổ hành chính lấy dân cư làm chuẩn phân định, có kết hợp với địa hình, địa vật, hệ thống kinh tế, nhưng lãnh thổ kinh tế có căn cứ khách quan riêng của nó. Tuy vậy 2 lãnh thổ này không thể tách rời nhau, hơn nữa lãnh thổ kinh tế phải phục vụ lãnh thổ hành chính xuất phát từ con người là trung tâm. + Quản lý nhà nước về kinh tế theo lãnh thổ đồng thời là quản lý nhà nước theo địa bàn hành chính, đơn vị hành chính lãnh thổ. b. Các đơn vị kinh tế phải được nhà nước quản lý theo lãnh thổ vì: + Trước hết, chúng cần thống nhất hành động khi cùng phục vụ cộng đồng dân cư theo lãnh thổ sao cho tổng cung và cơ cấu cung phù hợp với tổng cầu và cơ cấu cầu trên mỗi địa bàn, lãnh thổ. Thông thường, các đơn vị kinh tế đều có 1 địa bàn tiêu thụ sản phẩm của mình, có 1 cộng động dân cư là khách hàng. Và ngược lại, mỗi cộng đồng dân cư theo lãnh thổ thường có 1 số đơn vị kinh tế nhằm vào mình để phục vụ. Ngoài các đơn vị kinh tế còn
  4. có các đơn vị giáo dục, y tế, văn hóa.... Sự cung ứng của các loại hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế trên địa bàn phải cân đối với nhau. Sự cân đối này tùy thuộc vào phong tục tập quán và quỹ thu nhập, quỹ tiêu dùng, sức mua và khả năng thanh toán của cộng đồng dân cư. Người liên kết hành động của các đơn vị liên ngành trên địa bàn không là ai khác chính quyền lãnh thổ. + Hai là, các đơn vị kinh tế cần thống nhất hành động trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho kinh tế và dân sự của bản thân sao cho mỗi đơn vị được đảm bảo tốt nhất về hậu cần nhưng không cản trở đơn vị khác. Đơn vị kinh tế nào cũng cần kết cấu hạ tầng như cấp thoát nước, giao thông, liên lạc, cần địa thế thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giao dịch của mình nhưng không 1 đơn vị kinh tế nào có thể tự túc được các nhu cầu trên của bản thân mà không cản trở đơn vị bạn, cản trở dân cư. Do vậy, cần phải có 1 chủ thể quản lý theo địa bàn để tổ chức việc giải quyết các vấn đề trên 1 cách tối ưu. c.Nội dung quản lý nhà nước theo lãnh thổ: + Quản lý nhà nước của cơ quan quản lý ngành trên lãnh thổ, đây thực chất là sự quản lý của cơ quan quản lý ngành được thực hiện bằng các cơ quan chuyên môn đặt theo lãnh thổ. + Quản lý nhà nước của chính quyền lãnh thổ với những nội dung sau: - Định hướng đầu ra cho các đơn vị kinh tế sao cho cân đối hài hoà về lượng, chất, thời gian trong sự tương đồng với nhau và với nhu cầu cũng như khả năng tiếp nhận của người tiêu dùng trên lãnh thổ, xét theo khả năng thu nhập cũng như thị hiếu, vị hiếu của dân cư trên lãnh thổ.
  5. - Tổ chức trực tiếp hay gián tiếp việc xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc tầm lãnh thổ đó để đảm bảo chung cho tập đoàn kinh tế liên ngành đóng trên lãnh thổ. 3. Kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ: a. Phải kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ bởi những lý do sau: + Thứ nhất, có thể có sự chồng chéo giữa 2 chiều quản lý, gây trùng lập hay bỏ sót trong quản lý nhà nước của tuyến. + Thứ hai, mỗi chiều quản lý có thể không thấu suốt được tình hình của chiều kia, từ đó có thể có những quyết định quản lý phiến diện, kém chuẩn xác. + Thứ ba, mọi sự phân công quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đều chỉ có thể đạt được sự hợp lý tương đối vì vẫn có khả năng bỏ sót hoặc chồng chéo. Nếu tách bạch quá có thể làm cho những chỗ bỏ sót, chồng chéo chậm được phát hiện và xử lý, dẫn đến hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. b. Sự kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ được thực hiện như sau: + Thực hiện quản lý đồng thời theo cả 2 chiều: Theo ngành và theo lãnh thổ. + Có sự phân công quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theo lãnh thổ không trùng, không sót.
  6. + Các cơ quan quản lý nhà nước mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyền của mình trên cơ sở đồng quản, hiệp quản, tham quản với cơ quan thuộc chiều kia theo qui định cụ thể của nhà nước. * Ví dụ minh hoạ:

Page 2

YOMEDIA

Câu 6: Nguyên tắc quản lý của nhà nước về kinh tế. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Nêu ví dụ để minh hoạ. I.Nguyên tắc quản lý của nhà nước về kinh tế: Có 5 nguyên tắc: + Tập trung dân chủ. + Kết hợp quản lý nhà nước về kinh tế theo ngành và lãnh thổ. + Phân biệt quản lý nhà nước về kinh tế với quản trị kinh doanh. + Bảo vệ quyền lợi và quyền làm chủ cho người lao động. + Tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý nhà nước về...

05-03-2012 4979 812

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm quản lý theo lãnh thổ
  • 2. Quản lý theo địa phương
  • 3. Sự cần thiết phải thực hiện quản lý kinh tế theo lãnh thổ?
  • 4. Chủ thể của quản lýtheo lãnh thổ
  • 5. Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương

1. Khái niệm quản lý theo lãnh thổ

Quản lý theo lãnh thổ là quản lýnhà nước theo địa giới hành chính [lãnh thổ] bao gồm tất cả các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc gia, quốc phòng và tất cả các cư dân sống trên lãnh thổ, thường được dùng song song và phân biệt với quản lýtheo ngành. Nếu quản lýtheo ngành là việc một cơ quan, cá nhân có thẩm quyển thực hiện quản lýnhà nước theo một mảng, một lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc, không phân biệt địa giới hành chính thì ngược lại, quản lýnhà nước theo lãnh thổ là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện quản lýnhà nước theo một địa bàn của cấp hành chính nhất định [cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã] trong tổng thể tất cả các ngành, lĩnh vực trên địa bàn đó.

2. Quản lý theo địa phương

Quản lý theo địa phương là quản lý trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của Nhà nước, do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện, cụ thể là do UBND tỉnh, huyện, xã và các cấp tương đương tiến hành.

3. Sự cần thiết phải thực hiện quản lý kinh tế theo lãnh thổ?

Các đơn vị kinh tế phân bổ trên cùng một địa bàn lãnh thổ [có thể cùng một ngành hoặc không cùng ngành] có nhiều mối quan hệ. Có thể kể đến các mối quan hệ chủ yếu sau:

– Mối quan hệ về việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm của nhau.

– Sự hợp tác và liên kết với nhau trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực sẵn có trên địa bàn lãnh thổ. Cụ thể:

+ Trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên [khoáng sản, lâm sản, hải sản,…]

+ Khai thác và sử dụng điều kiện tự nhiên [ như đất đai, thời tiết, sông hồ, bờ biển, thềm lục địa…]

+ Sử dụng nguồn nhân lực và ngành

+ Xử lý chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái

+ Sử dụng kết cấu hạ tầng kỹ thuật [giao thông, cung ứng điện nước, bưu chính viễn thông…]

Chính vì giữa các đơn vị kinh tế trên địa bàn lãnh thổ có nhiều mối quan hệ như trên nên đòi hỏi phải có sự tổ chức, điều hòa và phối hợp hoạt động của chúng để đảm bảo một cơ cấu kinh tế lãnh thổ hợp lý và hoạt động kinh tế có hiệu quả trên địa bàn lãnh thổ.

4. Chủ thể của quản lýtheo lãnh thổ

Chủ thể của quản lýtheo lãnh thổ là cơ quan, cá nhân thuộc bộ máy nhà nước được thành lập, giao thẩm quyền quản lýnhà nước trên một địa bàn lãnh thổ nhất định [cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã]. Nội dung quản lýtheo lãnh thổ là các quyết định quản lýtổng hợp các ngành, lĩnh vực trên địa bàn theo cơ cấu cân đối ngang. Đối tượng quản lýtheo lãnh là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn hành chính lãnh thổ. Quản lýtheo lãnh thổ cần phải được thực hiện mối quan hệ, có sự kết hợp với quản lýtheo ngành.

5. Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương

Quản lý theo ngành luôn được kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa phương. Đó chính là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Sự kết hợp này đã trở thành nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước. Sự kết hợp này là cần thiết vì nó đem lại những lợi ích:

+ Giúp khai thác một cách triệt để những tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc phát triển ngành đó ở địa bàn lãnh thổ của địa phương.

+ Giúp nắm bắt được những đặc thù ở mỗi một địa bàn lãnh thổ nhất định [ do có sự khác nhau về các yếu tố tự nhiên, văn hóa- xã hội], trên cơ sở đó đảm bảo được sự phát triển của các ngành ở địa phương.

+ Khi giải quyết vấn đề phát triển ngành bao giờ cũng phải tính đến lợi ích của các địa phương và ngược lại. Cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý ngành ở trung ương với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ của quản lý hành chính nhà nước. Sự phối hợp đó được biểu hiện cụ thể ở trong hoạt động quy hoạch và kế hoạch, trong xây dựng và chỉ đạo bộ máy chuyên môn, trong ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Tỉnh Sơn La có một số đặc điểm như sau:

+ Địa hình: Tương đối bằng phẳng với 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn La có nhiều đồng cỏ rộng lớn => Chăn nuôi đại gia súc; địa hình có nhiều đồi núi; nằm trên lưu vực 2 con sông lớn – Sông Mã, sông Đà. => Phát triển thuỷ điện.

+ Khí hậu: Khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. => Chú trọng sản xuất nông, lâm nghiệp với đa dạng giống cây trồng.

+ Dân cư: Mật độ dân số phân bố không đồng đều, chỉ có 13.8% dân số đô thị, còn lại là dân số nông thôn, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; Sơn La chiếm tới 34% tổng số hộ nghèo của cả nước; dân trí còn chưa cao. => Cần chú trọng đến việc nâng cao dân trí, phổ biến chính sách, pháp luật tới người dân để việc thực hiện pháp luật diễn ra đồng bộ, nhất quán.

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn ở Sơn La, việc quản lý theo ngành thể hiện ở việc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chỉ đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La thực hiện những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà Nước. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Sơn La có nhiệm vụ điều hành, chỉ đạo, giám sát chung về công tác nông nghiệp – nông thôn ở địa phương mình nhằm mục tiêu đưa nông nghiệp của địa phương phát triển hơn nữa trong những giai đoạn tiếp theo.

Luật Minh khuê [tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề