Cần có trình độ kiến thức như thế nào để học nghề điện dân dụng

- Về kiến thức: tối thiểu cần phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp Trung học cơ sở. Hiểu biết những kiến thức cơ bản của lĩnh vực kĩ thuật điện như an toàn điện, nguyên lí làm việc và cấu tạo của máy điện, thiết bị điện và những đặc tính vận hành của chúng. Hiểu được một số quy trình kĩ thuật trong nghề điện dân dụng.

- Về kĩ năng: có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện.

- Về thái độ: yêu thích những công việc của nghề điện dân dụng, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động, làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.

- Về sức khỏe: có đủ điều kiện về sức khỏe, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào?

Xem đáp án » 19/03/2020 14,050

Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong những môi trường như thế nào? Hãy đánh dấu [x] vào ô trống những cụm từ chỉ môi trường làm việc của nghề điện.

a] Làm việc ngoài trời

b] Thường phải đi lưu động.

c] Làm việc trong nhà.

d] Nguy hiểm vì làm việc gần khu vực có điện

e] Tiếp xúc với nhiều chất độc hại.

g] Làm việc trên cao.

Xem đáp án » 19/03/2020 5,901

Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng?

Xem đáp án » 19/03/2020 3,817

Hãy sắp xếp các công việc sau cho đúng với chuyên ngành của nghề điện dân dụng vào các cột trong bảng:

Xem đáp án » 19/03/2020 3,438

Trong đời sống hàng ngày của chúng ta ngày nay, điện dân dụng đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt, hoạt động sản xuất hay kinh doanh. Sẽ rất nhiều người thắc mắc về khái niệm, vai trò và các kiến thức cơ bản về điện dân dụng. Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc đó.

Điện dân dụng là gì?

Điện dân dụng cơ bản là một nghề bao gồm sản xuất, lắp đặt tất cả các thiết bị máy móc liên quan đến điện và gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện, các thiết bị có sử dụng điện.

Điện dân dụng là gì

Xem thêm: Chuyển nhà trọn gói

Các thiết bị có sử dụng điện như: Tivi, tủ lạnh, đèn chiếu sáng, lò vi sóng, quạt, điều hòa,….

Đồng thời nó cũng có thể được lắp đặt phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở của cá nhân với những quy mô nhỏ hoặc lớn.

Các loại đồ điện dân dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày:

Trong cuộc sống hằng ngày, thực tế có rất nhiều đồ điện dân dụng và đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi hộ gia đình. Cụ thể phân loại theo chức năng như sau:

Các loại đồ điện dân dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày

Thiết bị trong văn phòng: Máy vi tính, máy Fax, máy in, máy photocopy, máy hủy giấy tờ,…

Thiết bị trong nhà bếp: Nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, tủ lạnh, bếp từ,….

Trong hệ thống chiếu sáng: bao gồm đèn điện, đèn bàn, đèn trang trí,…

Trong hệ thống giải trí: LCD và DVD, Tivi, loa đài, máy quay phim, máy ảnh,…

Trong hệ thống điện nước: máy bơm nước, máy lọc nước,…Và nhiều thiết bị khác được sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

Vai trò của điện dân dụng trong cuộc sống hằng ngày:

Điện dân dụng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt, trong lao động hay trong sản xuất và được sử dụng ở khắp mọi nơi. Mốt số vai trò chủ yếu cụ thể như sau:

Vai trò của điện dân dụng trong cuộc sống hằng ngày
  • Điện dân dụng cung cấp và thực hiện phục vụ cho đời sống sinh – hoạt và lao động sản xuất của con người
  • Điện dân dụng góp phần vào quá trình thúc đẩy nhanh chóng tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó còn thu lại nhiều lợi nhuận cao về kinh tế
  • Điện dân dụng như một nhân tố quan trọng trong công cuộc xây dựng cuộc sống hoàn thiện, phát triển của con người. Nếu thiếu điện tất cả các thiết bị, các đồ dùng, các công trình thi công, các nhà máy xí nghiệp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước.

Những yêu cầu cơ bản về nghề điện dân dụng:

Những người làm nghề điện dân dụng phải có các kỹ năng và kiến thức khá tốt, bên cạnh đó phải đảm bảo những yêu cầu như sau:

Những yêu cầu cơ bản về nghề điện dân dụng
  • Người làm nghề điện dân dụng phải có các kiến thức cơ bản về các cách sử dụng, các kĩ thuật điện và nắm được các kỹ năng đơn giản khi sử dụng điện dân dụng. Từ đó áp dụng các kiến thức để sử dụng linh hoạt và hiệu quả nhất. Các kỹ năng khi làm về điện dân dụng đó là sự đo lường, sửa chữa, lắp đặt mạng điện và các thiết bị điện nhanh chóng, hiệu quả.
  • Họ phải có thái độ nhiệt tình, chăm chỉ, luôn có niềm đam mê và yêu thích công việc, đáp ứng đầy đủ những yếu tố về an toàn lao động; làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.
  • Là người có đủ về sức khoẻ, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, lao phổi, yếu tim, bệnh về xương khớp, thần kinh, , điếc, run tay, loạn thị,…Những người làm nghề điện cũng không được sợ độ cao để có thể làm công việc thuận tiện
  • Cần phải trang bị những kĩ năng cần thiết để xử lý các tình huống trường hợp nhanh chóng, quan sát kĩ càng, chịu khó tìm tòi mọi khía cạnh của vấn đề.

Vì vậy để trở thành những người chuyên cung cấp và sửa chữa điện lưới bạn phải đáp ứng được các yêu cầu trên.

Mô tả đôi nét về nghề điện dân dụng:

1. Tiến hành bảo trì máy phát điện và lắp đặt các thiết bị, nó có thể bao gồm những phần việc như sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng các loại máy phát điện như máy phát điện một pha, sửa chữa các hãng mạch tự động chạy trong các máy móc và thiết bị,…

2. Thực hiện các công việc vận hành động cơ không đồng bộ ba pha bằng cách lắp đặt các bộ phận, đầu dây, lắp đặt để tạo chiều quay cho động cơ điều chỉnh cho động cơ xoay chiều đảo đầu mà không gặp những trục trặc hay bất lợi gì.

Mô tả đôi nét về nghề điện dân dụng

3. Tiến hành sửa lại các đường dây bị đứt, có thể là nối dây, đi dây điện, lập các công tắc và các bảng điện điều khiển lắp đặt hệ thống ống luồn, xây dựng, thiết kế hệ thống ổ cắm, lắp đặt các đường dây và hệ thống đèn cao áp, đèn chiếu sáng tại những ngõ, ngách trên địa bàn theo yêu cầu,…

4. Tu sửa những đồ dùng gia dụng sinh hoạt thông thường hàng ngày như các loại : Bếp điện quạt, đèn, điều hòa, lò vi sóng, máy bơm, bàn ủi,…

5. Phục vụ lắp đặt các thiết bị điều khiển và cảnh báo, tiến hành lắp các mạch điện và đường dây để có thể nhấn kịp thời cho việc báo cháy, lắp các thiết bị chiếu sáng, chống trộm, các loại khóa cửa,…

6. Điều chỉnh các hoạt động hàng ngày của các máy biến áp: Có thể lắp mạch, quấn dây, sửa chữa các động mạch tự động, chỉnh lưu cho máy biến áp.

7. Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện những công việc liên quan đến việc tiến hành đục kim loại, sử dụng máy khoan, mài, cưa, cắt, hàn một số dụng cụ như hàn thiếc, uốn ống , tạo ren,…

Triển vọng của nghề điện dân dụng như thế nào?

Nếu có niềm đam mê và yêu thích nghề này thì hãy sử dụng thời gian vào nó. Đừng lo bạn sẽ không thất nghiệp đâu.

Khi ra trường chúng ta sẽ có nỗi lo về thất nghiệp. Hiện nay khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng cao, điện là yếu tố then chốt không thể thiếu của mọi gia đình, mọi nơi làm việc.

Do đó, nhu cầu sửa chữa điện luôn là một trong những nhu cầu rất cấp bách của mọi nơi. Nếu bạn theo học ngành này chắc chắn bạn sẽ không bao giờ phải băn khoăn hay suy nghĩ là mình sẽ làm tại đâu, tất nhiên bạn có rất nhiều môi trường làm việc khác nhau để có thể làm công việc này. Chỉ là bạn muốn làm việc tại môi trường nào mà thôi.
Đây là nghề mang tính ổn định, lâu dài

Video liên quan

Chủ Đề