Đặt mâm cỗ cúng ông táo ở đâu

Cúng ông Công ông Táo nên đặt mâm cơm cúng ở bàn thờ hay ở khu vực bếp là một trong những băn khoăn chưa bao giờ cũ mỗi dịp 23 tháng Chạp.

Phong tục thờ và cúng Táo quân [ông Công, ông Táo] là một tín ngưỡng văn hóa dân gian lâu đời của nước ta. Sự tích và nguồn gốc của lễ cúng Táo quân được lưu truyền với nhiều tích khác nhau.

Những thực phẩm và đồ lễ cần chuẩn bị để cúng ông Công ông Táo và ngày giờ chuẩn để tiễn ông Táo về trời

Tuy nhiên, phong tục này nhìn chung được hiểu là vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân về Trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng về những việc làm của gia chủ trong một năm, cả việc tốt và việc xấu.

Vì thế, vào dịp này, các gia đình thường bày biện, sửa soạn đồ cúng tiễn Táo Quân về trời thật chu đáo với mong muốn Táo Quân sẽ nói tốt về những việc làm trong năm. Như vậy sẽ được Ngọc Hoàng ban lộc và tránh bị quở trách.

Cũng tùy vào phong tục cũng như quan niệm của từng vùng, mâm lễ cúng ông Táo sẽ có phần khác nhau. Mâm cỗ cúng luôn đầy đủ các màu sắc, nhiều món ăn thể hiện mong muốn cuộc sống cả năm của gia chủ sung túc.

Mâm cỗ cúng luôn đầy đủ các màu sắc, nhiều món ăn thể hiện mong muốn cuộc sống cả năm của gia chủ sung túc.

Nên làm lễ cúng Táo Quân ở đâu?

Có nhiều người quan niệm rằng, Táo Quân là thần Bếp núc. Vì thế, mâm lễ cúng nên tiến hành ở khu vực bếp. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, đây là cách hiểu đúng nhưng chưa đủ.

Táo Quân là cách nói tắt bởi lễ cúng Táo Quân được xem là lễ cúng chung 3 vị bao gồm Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp. Dân gian thường gọi chung là thần linh, thổ địa, được thờ trên bàn thờ.

Theo tích của Việt Nam, Thổ Công chính là Phạm Lang trông coi việc bếp núc, còn được gọi là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa, còn được gọi là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.

Thổ Kỳ chính là Thị Nhi, trông coi việc chợ búa, còn được gọi là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần. Ba vị Thần Táo là người định đoạt phước đức cho gia đình.

Trước đây, nhiều gia đình đặt bàn thờ nhỏ trong bếp, trên bàn thờ có bài vị thờ bằng chữ Hán. Vào ngày 23 tháng Chạp sẽ cúng một mâm cỗ ở bàn thờ này và một mâm cỗ trên bàn thờ.

Tuy nhiên, khi việc thờ cúng ngày nay được đơn giản hóa, chỉ dùng một bàn thờ chung cho cả nhà, lễ cúng 3 vị thần sẽ được tiến hành trang trọng nhất chính là khu vực ban thờ.

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương và Mai Văn Sinh chia sẻ, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân [thường đặt gần bếp] thì thắp hương ở ban thờ này.

Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Một chi tiết nhỏ là khi thắp hương bạn nên lấy 1 cốc gạo cắm thêm ba nén nhang để bên cạnh mâm cơm cúng.

Bếp không nên thực hiện lễ cúng vì không được xem là nơi trang trọng. Hơn nữa, khu vực bếp là nơi nấu nướng hàng ngày, nơi chế biến thực phẩm.

Nếu cúng ở khu vực này sẽ được coi là thiếu trang trọng. Chưa kể nhiều gia đình, khu vực bếp khá chật chội và lộn xộn, việc cúng bái sẽ khó khăn.

Bếp không thể thực hiện lễ cúng vì không được xem là nơi trang trọng.

Những lưu ý cần nhớ

Bạn có thể chọn một ngày gần nhất với ngày 23 hoặc cúng đúng ngày 23 tháng Chạp. Gia chủ làm lễ quan soái [lễ sửa bát hương].

Sau khi bát hương được lau sạch sẽ, để lại ba chân hương đẹp nhất, lễ sửa bát hương chỉ thực hiện 1 lần trong năm vào ngày 23 tháng Chạp.

Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, áo dài quần dài, gọn gàng, sạch sẽ, bày lễ, lên hương và khấn. Sau khi hết 1 đến 2 tuần hương, gia chủ khấn vái thành tâm, tạ lễ, hóa vàng và đốt cá chép giấy hoặc thả cá chép thật.

Lễ cúng Táo Quân.

Lễ cúng tiễn Táo Quân về trời thường là giờ Ngọ [từ 11 - 13h] tức giờ Long Mã, giờ Ngọ hóa Rồng và đó cũng là giờ Chư Phật thụ lộc.

BP [Tổng hợp]

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Thịnh, thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Theo quan niệm của người xưa, ba vị thần này được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện - ác của loài người.

Vào ngày 23 hàng năm, các vị Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Vì thế, cứ đến ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Người dân thường chuẩn bị mâm cúng chu đáo.

Tùy vào phong tục từng miền, cũng như quan niệm từng vùng mà mâm lễ cúng ông Công, ông Táo có phần khác nhau nhưng không thể thiếu những món truyền thống như: hoa quả, gà luộc, xôi, bánh chưng, giò... và 3 con cá chép sống.

Xưa kia, tùy vùng miền, người Việt lập bàn thờ Táo quân bên cạnh hoặc trên bếp. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp. Ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu văn hóa của người Việt, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu. Hiện vẫn có khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này.

Theo quan niệm của người Việt Nam, cúng bái luôn là một trong những việc yêu cầu sự trang nghiêm, chính vì thế lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng.

Hiện nay, đa số các gia đình đều thờ tất cả các vị thần trên ban thờ chính của gia đình. Bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ. Vì vậy, mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

BNEWS Ngày 23 tháng chạp là ngày đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng một mùa Tết nhộn nhịp tưng bừng cho đến rằm tháng giêng.

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Theo quan niệm của người xưa, ba vị thần này được Trung ương Hoàng Đế phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện - ác của loài người.

Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Vì thế, cứ đến ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Người dân thường chuẩn bị mâm cúng chu đáo.

Từ xưa đến nay, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình.

Mâm cúng ông Táo, ông Công đặt ở đâu?

Tùy vào phong tục từng miền, cũng như quan niệm từng vùng nên mâm lễ cúng ông Táo, ông Công có phần khác nhau. Mâm cỗ cúng ông Táo luôn đầy ắp màu sắc, với mong muốn một năm sung túc.

Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.

Trên thực tế, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này.

Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt Nam, cúng bái luôn là một trong những việc yêu cầu sự trang nghiêm, chính vì thế lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng.

Và thường thì các gia đình Việt Nam sẽ có bàn thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng thêm trang nghiêm hơn.

Theo nhiều chuyên gia, nếu gia đình nào không có ban thờ ông Công ông Táo riêng thì nên thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần Linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt trong nhà bếp.

Mặc dù còn khá nhiều quan niệm khác nhau xung quanh việc cúng ông Công ông Táo ở đâu thế nhưng dù thực hiện lễ cúng này ở trong bếp hay ở bàn thờ riêng, hay bàn thờ Thần Linh thì gia chủ cũng cần thể hiện sự thành tâm của mình.

>>>  Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có những gì?

Video liên quan

Chủ Đề