Ví dụ phản xạ không điều kiện ở trẻ em

Phản xạ có điều kiện là kiến thức mà các bạn được học ở Sinh 8. Để lấy được các ví dụ về phản xạ có điều kiện, các bạn phải hiểu định nghĩa của nó. Vậy phản xạ có điều kiện là gì?

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ tự nhiên của động vật bậc cao, là những phản xạ được hình thành ở đời sống cá thể, nó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm của cá thể. Ví dụ:

  • Khi lưu thông các phương tiện trên đường như xe đạp, xe máy, ô tô,… Các bạn gặp đèn đỏ thì sẽ dừng lại và gặp đèn xanh thì đi bình thường. Đây là phản xạ mà các bạn được thầy cô, bố mẹ dạy trong đời sống hàng ngày.
  • Đến mùa đông, các bạn thường mặc nhiều quần áo để không bị lạnh.

Ví dụ về phản xạ không điều kiện

Phản xạ không có điều kiện cũng là kiến thức các bạn học ở Sinh 8. Vậy phản xạ không có điều kiện là gì?

Có thể bạn quan tâm:  Đề cương ôn tập sinh 8 học kì 2

Phản xạ không có điều kiện là phản xạ tự nhiên của con người hay động vật, hay còn gọi là phản xạ sinh học, nó không cần rèn luyện, học tập, rút kinh nghiệm trong đời sống. Ví dụ:

  • Khi chào đời, dấu hiệu đầu tiên để biết đứa trẻ bình thường là khóc. Đây là phản xạ tự nhiên của con người nên nó là phản xạ không có điều kiện.
  • Khi các bạn sờ vào vật gì đó nóng thường có phản xạ rụt tay lại. Đây là phản xạ không có điều kiện.

So sánh 

Giống nhau: đều là hai phản xạ của động vật bậc cao.

Khác nhau:

Phản xạ có điều kiện phải rèn luyện, học tập của mới có được.

Phản xạ không có điều kiện là phản xạ tự nhiên mà bản năng trong có thể.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Thu Hoài

[Bài 52. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIÊN KIẾN THỨC Cơ BẢN Qua phần đã học, các em cần nhớ những kiến thức sail: Phản xạ có điều kiện let những phản xạ được hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập, rèn luyện. Phản xạ có điều kiệu dễ thay dổi tạo diều kiện cho cơ thể dễ thích nghi với diều kiện sống mới. Phản xạ có diều kiện sẽ mất nếu không được thường xuyên củng cố. GỢI ý trả lời câu hỏi sgk A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN ▼ Hãy xác định các phản xạ có diều kiện và phản xạ không diều kiện trong các ví dụ sau: TT Ví dụ Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện 1 Chạm tay vào vung nóng, tay rụt lại. / • 2 Đi nắng, mặt ồỏ gay, mồi hôi vã ra. z 3 Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch đỏ. z 4 Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc. z 5 Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học. z 6 Chẳng dại gì mà chơi/đùa với lửa. 1 z ▼ Hãy tìm thêm ít nhắt 3 ví dụ cho mỗi loại phản xạ. + 3 ví dụ về phản xạ không điều kiện: Khi hít phải luồng không khí có nhiều bụi ta hắt hơi. Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra. Bị muỗi cắn ngứa chân. Ta đưa tay gãi chỗ ngứa ở chân. + 3 ví dụ về phản xạ có điều kiện: Chạy xe đạp. Thấy thầy giáo bước vào, cả lớp đứng dậy chào. Nghe gọi tên mình, ta quay đầu lại. ▼ Hãy trinh bày lại quá trình hình thành phản xạ có diều kiện tiêt nước bọt với ánh đèn [hoặc 1 tác nhân kích thích bất kì]. Khi bật đèn sáng thì trung khu thị giác hưng phân [vùng thị giác ở thùy chẩm] làm chó quay đầu về phía có ánh sáng [phản xạ không điều kiện]. Khi chó ăn thì trung khu điều khiển sự tiết nước bọt ở trụ não bị hưng phân làm nước bọt tiết ra [phản xạ không điều kiện]. Đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ não cũng bị hưng phấn. Bật đèn trong khi chó ăn thì trung khu thị giác và trung khu ăn uống đều hưng phấn và có sự khuếch tán các hưng phấn đó trong não, tạo đường liên hệ tạm thời giữa trung khu thị giác và trung khu ăn uống. Nếu kết hợp bật đèn [trước vài giây] mới cho chó ăn, sự kết hợp này lập đi lập lại nhiều lần thì ta thành lập được phản xạ có điều kiện ở chó là: chỉ bật đèn [không cho ăn] chó vẫn tiết nước bọt. ▼ Hãy hoàn thành bảng so sánh tính chát của 2 loại phản xạ: Tính châ't của phản xạ không điều kiện Tính chất của phản xạ có điều kiện 1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện. 1. Trả lời các kích thích bắt kỉ hay kích thích có diều kiện [đã dược kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần]. 2. Bẩm sinh. 2. Được hình thành trong đời sống [qua học tập, rèn luyện]. 3. Bền vững. 3. Dễ mất khi không củng cố. 4. Có tính chất di truyền. 4. Có tính châ't cá thể, không di truyền. 5. Sô' lượng hạn chế. 5. Sô' lượng không hạn định. 6. Cung phản xạ đơn giản. 6. Hình thành dường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ. 7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sông. 7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ đại não. B. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Phân biệt phản xạ không diều kiện và phản xạ có điều kiện. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: Phán xụ không diều kiện: Trả lời kích thích tương ứng [kích thích không điều kiện]. Bẩm sinh. Bền vững. Có tính chất di truyền. Sô' lượng hạn chế. Cung phản xạ đơn giản. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sông. Phản xạ có diều kiện: Trả lời kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện [đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một sô' lấn]. Được hình thành qua học tập, rèn luyện. Không bền vững [dễ mất khi không củng cô']. Có tính chất cá thể, không di truyền. Sô' lượng không hạn định. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ. Trung ương chú yếu có sự tham gia của vỏ đại não. Hãy trình bày quá trình hình thành một phản xạ có diều kiện [tự chọn] ở cá nuôi. Vỗ tay mỗi khi thả mồi cho cá ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi chỉ nhẹ vỗ tay nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện. Những điều kiện để sự hình thành có kết quả: + Phải có sự kết hợp kích thích bất kì với kích thích của một phản xạ không điều kiện [vỗ tay kết hợp với thả mồi]. + Kích thích bất kì phái tác động trước kích thích của phản xạ không điều kiện vài giây. + Quá trình kết hợp phải lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố. Nêu rõ ý nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện dối với dời sống các động vật và con người. Ý nghĩa sự thành lập và ức chê' phản xạ có điều kiện đối với đời sông các động vật và con người là báo đảm sự thích nghi với môi trường, với điều kiện sống luôn thay đổi và sự hình thành các thói quen, các tập quán tốt đô'i với con người. III. CÂU HỎI Bổ SƯNG Hãy cho một ví dụ về một phản xạ có điều kiện đã hình thành trong đời sống là một thói quen xấu và phân xạ này đã bị ức chế. > Gợi ý trả lời câu hỏi: Thói quen chửi thề của một cậu bé là một phản xạ có điều kiện. Và cậu bé đã bị cha tát tai thật đau, sau đó cậu bé đã bỏ được thói quen xấu đó tức là phản xạ có điều kiện đã bị ức chế.

Trước hết chúng ta cần hiểu, phản xạ là những phản ứng của cơ thể trước các tác động của môi trường. Có phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Trong đó phản xạ không điều kiện có trước, phản xạ có điều kiện có sau. Các phản xạ có điều kiện được hình thành trên cơ sợ phản xạ không điều điện.

Đọc thêm: Những miếng bọt biển hạnh phúc – Câu chuyện dạy trẻ yêu thương.

Phản xạ không điều kiện có đặc điểm gì?

  • Mang tính chất bẩm sinh, di truyền theo giống loài do các thế hệ trước truyền lại, giúp trẻ dễ dàng thích ứng với môi trường sống thay đổi, đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của cá thể.
  • Phản xạ không điều kiện có cơ chế điều khiển là tủy sống và các phần dưới vỏ não. Phản xạ không điều kiện có bản chất sinh học, phù hợp với sự phát triển theo quy luật tự nhiên của đứa trẻ, sự phát triển hoặc thoái lùi của một phản xạ không điều kiện nào đó phụ thuộc nhiều vào sự phát triển cơ thể.
  • Sự phát triển của phản xạ không điều kiện tạo ra những hành vi bản năng của trẻ [ăn, uống, tự vệ, sinh đẻ đảm bảo giống loài…].
  • Phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lí của những bản năng, nhu cầu sinh học, trên nền tảng này, các phản xạ có điều kiện phức tạp ra đời và phát triển.

Như vậy, để có thể chăm sóc trẻ với những điều kiện tốt nhất giúp trẻ phát triển cơ thể một cơ thể khỏe mạnh là nền tảng phát triển tâm lí phong phú cho trẻ.

Có 6 phản xạ không điều kiện ở trẻ em

Theo N.I.Kranogoxki, trẻ sơ sinh đã có 6 phản xạ không điều kiện đó là:

  • Phản xạ con ngươi mắt [co giãn đồng tử]. Con ngươi dưới tác động của cường độ ánh sáng khác nhau có phản ứng khác nhau. Trên cơ sở phản xạ này hình thành phản xạ có điều kiện giúp trẻ tiếp nhận các kích thích ánh sáng, màu sắc, kích thước, độ lớn của sự vật hiện tượng tạo nên ấn tượng về thế giới bên ngoài.
  • Phản xạ mút, bú [ăn uống]. Phản ứng với những kích thích là thức ăn, giúp trẻ tiếp nhận dinh dưỡng nuôi sống cơ thể.
  • Phản xạ Babinxki – Ngón chân cái uốn lên, co dụt chân khi mặt da bàn chân bị kích thích. Trên cơ sở phản xạ này hình thành nên các dạng vận động dịch chuyển cơ thể sau này như đi, đứng, chạy, nhảy…
  • Phản xạ Rôbinsơnxki – Khi chạm một vật nào đó vào lòng bàn tay trẻ, trẻ nắm chặt ngay. Trên cơ sở phản xạ này hình thành nên các dạng vận động tinh khéo như cầm, nắm, tháo mở… Nếu phát triển bình thường đến tháng thứ 2 phản xạ này nhường chỗ cho phản xạ nắm có chủ ý.
  • Phản xạ định hướng. Từ định hướng âm thanh [tai] đến định hướng bằng thị giác [mắt]. Nhờ có loại phản xạ này mà trẻ lĩnh hội được những thông tin cần thiết giúp trẻ thích ứng được với môi trường sống, cũng như phối kết hợp hoạt động của các giác quan.
  • Phản xạ tự vệ. Phản ứng của cơ thể trước những kích thích không có lợi từ môi trường sống. Trẻ hắt hơi khi hít thở phải khói bụi độc hại, nháy mắt, co tay lại khi gặp vật kích thích không có lợi, trẻ khóc, nôn… là những biểu hiện của phản xạ tự vệ.

Trên nền tảng của các phản xạ không điều kiện nêu trên, nhiều phản xạ có điệu điều kiện được thành lập, nhờ có hoạt động của hai loại phản xạ này mà chức năng tâm lý của trẻ phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

Nguồn tham khảo: Sách “Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non” NXB Đại học Huế, chủ biên Nguyễn Văn Thu.

Tìm hiểu thêm các bài viết được ưa thích tại:

Video liên quan

Chủ Đề