Giao tiếp xúc cảm trực tiếp là gì

Giao tiếp trực tiếp là gì? Đó chính là hình thức giao tiếp mà các bên gặp gỡ trong thực tế và dùng ngôn ngữ, lời nói làm phương tiện chính để nói chuyện với nhau.

  • Học cách giao tiếp thông minh qua 9 bí quyết đơn giản
  • Bí quyết làm chủ cảm xúc trong giao tiếp
  • Cách nói chuyện với khách hàng qua điện thoại hiệu quả
  • Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn thành công
  • Làm thế nào để tự tin hơn trước đám đông?

Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật số hiện đại như ngày nay, có rất nhiều cách để con người có thể giao tiếp với nhau, ví dụ như  giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử,… Một số người nghĩ rằng, việc đích thân đi đến một địa điểm nào đó để tham gia một buổi gặp mặt, giao tiếp trực tiếp quả là mệt mỏi, chưa kể đến mất thời gian và tốn tiền. Bạn nghĩ như thế nào?

Đúng là không thể phủ nhận hiệu quả làm việc, tiết kiệm tiền bạc và sự thuận tiện của việc giao tiếp gián tiếp. Thế nhưng, có những thứ mà hình thức này không thể làm được hay thay thế cho cách thức giao tiếp trực tiếp.

Gặp mặt trực diện cho phép não của chúng ta hoạt động một cách đồng bộ

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghệ thuật giao tiếp trực tiếp khác với những hình thức giao tiếp khác ở hai điểm cơ bản sau:

  • Giao tiếp trực diện bao hàm sự tích hợp truyền tải thông tin đa phương thức và những gợi ý không nói thành lời [biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ];
  • Giao tiếp trực diện gồm những ứng xử lần lượt giữa hai người tham gia đối thoại, đóng một vai trò nòng cốt trong tương tác xã hội và phản ánh mức độ bao hàm của người nói trong giao tiếp.

Những nhân tố này mang ý nghĩa then chốt trong sự giao tiếp hiệu quả và cũng có vai trò trong việc giúp đồng bộ hóa não bộ của bạn với những người khác trong một cuộc hội thoại. Thực tế, nghiên cứu cho thấy có sự tăng lên đáng kể trong quá trình đồng bộ hóa thần kinh của bộ não giữa hai người tham gia đối thoại trong suốt quá trình giao tiếp trực diện diễn ra mà không phải những cách thức giao tiếp đối thoại khác.
Những kết quả từ cuộc nghiên cứu này đề xuất rằng giao tiếp trực diện, đặc biệt là đối thoại, mang một đặc điểm thần kinh đặc biệt mà những loại khác không có, đây chính là sự đồng bộ hóa hệ thần kinh giữa những người tham gia hội thoại. Nghiên cứu cũng cho rằng sự đồng bộ hóa này có thể là yếu tố tạo nên một cuộc đối thoại trực tiếp thành công. Thật thú vị, sự đồng bộ hóa thần kinh này cũng được cho rằng có một vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo trong các tình huống khẩn cấp, nhờ nó mà các nhà lãnh đạo có thể đồng bộ hóa hoạt động não bộ của họ với cấp dưới.

Thậm chí với một phạm vi lớn hơn là giữa những người cấp dưới với nhau. Chất lượng của kỹ năng giao tiếp được xem là một nhân tố quan trọng trong việc tạo ra sự đồng bộ hóa não bộ hơn là số lượng. Điều này ám chỉ rằng, có lẽ những cuộc gặp gỡ trực tiếp xảy ra thỉnh thoảng vẫn có nhiều tác động tích cực hơn những buổi gặp mặt trực tuyến. Ngày nay rất nhiều người tìm đến các khóa học kỹ năng giao tiếp nhằm cải thiện và nâng cao cách ứng xử trong công việc hàng ngày.

Những cuộc giao tiếp trực tiếp là cách tăng cường khả năng sáng tạo tốt nhất

Giao tiếp mặt đối mặt cho phép tăng cường sự giao tiếp bằng ánh mắt, giúp xây dựng sự tin tưởng và khuyến khích các thành viên trong nhóm có thể tin cậy lẫn nhau và cùng nhau tạo ra những ý tưởng mới. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí “International Journal of Organizational Design and Engineering” cho biết rằng càng nhiều thành viên trong một đội tương tác trực tiếp với nhau thì sự tin tưởng giữa các thành viên càng lớn, cũng như khả năng sáng tạo và chất lượng công việc càng được nâng cao. Vì vậy nếu bạn có những kỹ năng giao tiếp hiệu quả thì công việc sẽ luôn được cải thiện và tốt lên từng ngày. Quyền năng của những cuộc gặp mặt trực tiếp không hề bị mất đi trong những tập đoàn thành công nhất trên thế giới. Steve Jobs, người sáng lập “quả táo cắn dở” được cho là đã thiết kế không gian làm việc để giúp cho nhân viên có nhiều cơ hội tương tác trực tiếp với nhau hơn. Google cũng phục vụ thức ăn miễn phí cho nhân viên của họ trong căn tin của công ty, một phần để khuyến khích họ ở lại trong khuôn viên công ty, mặt khác giúp họ hòa nhập với những người cộng sự của mình trong lúc ăn trưa.

Yahoo thậm chí còn dẫn đầu trong việc gây tranh cãi năm 2013 khi cấm nhân viên liên lạc bằng phương tiện truyền thông. Vào thời điểm đó, giám đốc điều hành Yahoo, Marissa Mayer phát biểu trong một thông báo như sau: “Một vài những quyết định sáng suốt nhất của chúng tôi được đưa ra trong những cuộc tranh luận ở sảnh trước hoặc căn tin của công ty, việc gặp gỡ nhiều người mới và những cuộc gặp mặt ngẫu hứng. Khi bạn làm việc ở nhà thì tốc độ và chất lượng thường bị giảm sút. Chúng ta cần phải hòa làm một, và điều đó bắt đầu bằng việc gặp gỡ nhau trực tiếp”.

Kỹ năng giao tiếp trực diện rất quan trọng trong đời sống cá nhân của bạn

Có nhiều cuộc nghiên cứu về những lợi ích của việc tương tác mặt đối mặt vây quanh chúng ta trong thế giới kinh doanh, nhưng bạn đừng quên rằng những lợi ích này cũng được áp dụng trong cuộc sống cá nhân của bạn. Sự cô đơn là một cảm giác bị mất đi kết nối với những người xung quanh bạn và bạn chỉ ước rằng bạn có được sự kết nối đó. Chính nỗi cô đơn tăng dần có thể gây nguy hiểm đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn.
Trong khi mọi người đang nghiêng về phía các phương tiện truyền thông xã hội để kết nối với bạn bè và người thân thì bạn vẫn nên dành thời gian cho các cuộc gặp mặt ngoài đời với những người bạn yêu quý. Các nhà tâm lý học giải thích rằng các phương tiện truyền thông rất khó có thể, thậm chí không thể, truyền đạt được chất lượng của sự giao tiếp mà nói rõ ra chính là các mối quan hệ mật thiết. Trong khi mạng xã hội có thể mang lại cho chúng ta sự thuận tiện và tiết kiệm, chúng không thể thay thế được các cuộc gặp mặt và tương tác thực tế ngoài đời. Giao tiếp xã hội có thể là kim chỉ nam giúp chúng ta cải thiện sức khỏe tâm thần tích cực.
Xem ngay: 7 kỹ năng giao tiếp cơ bản giúp bạn thành công trong cuộc sống Đồng thời, không phải những tình bạn trực tuyến mà chính những mối quan hệ ngoài đời thực mới đáng để chúng ta tốn thời gian và công sức để duy trì. Những mối quan hệ này giúp chúng ta học hỏi thêm nhiều điều về những người khác và cuối cùng là hiểu về bản thân chúng ta.

Tình bạn trực tuyến có thể  rất có giá trị trong nhiều trường hợp nhưng lại không cho chúng ta cơ hội để xây dựng sự gần gũi về cảm xúc sâu sắc và lâu dài. Cho nên, bạn hãy chấp nhận và tìm kiếm những người bạn trực tuyến sau đó hàn gắn lại những sự kết nối đã mất và thăm lại những người bạn từ thuở ấu thơ, miễn là điều đó không gây hại đến việc nuôi dưỡng và phát triển các mối quan hệ của bạn trong cuộc sống hiện tại.

Gọi là năm đầu, nhưng cái mốc chuyển đoạn, kết thúc lứa tuổi này là lúc trẻ biết đi vững và nói rõ [nói được một số từ và bắt đầu ghép được ít nhất từ hai từ thành một câu]. Có thể chia lứa tuổi này thành hai giai đoạn nhỏ:

- Tuổi sơ sinh: từ lọt lòng đến khoảng 2 tháng.

- Tuổi hài nhi: từ 2 tháng đến khoảng 15 tháng. Mốc chuyển đoạn có thể co giãn trong khoảng từ 12 tháng đến 18 tháng.

I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH [LỌT LÒNG - 2 THÁNG]

1. Vai trò của các phản xạ không điều kiện

Từ đời sống ký sinh trong bụng mẹ, một môi trường tương đối ổn định, đứa trẻ ra đời như đột ngột bị đẩy vào một hoàn cảnh mới mẻ của môi trường không khí với, số kích thích của thế giới bên ngoài.

Đời sống của em bé trong môi trường mới được đảm bảo nhờ có những cơ chế di truyền có sẵn: hệ thống thần kinh đã sẵn sàng thích nghi,với điều kiện bên ngoài, những hệ thống cơ bản của cơ thể [như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá] bắt đầu khởi động. Nhờ đó trong những ngày đầu tiên các phản xạ tự vệ được thực hiện, như co người lại khi bị chạm vào da, nheo mắt lại khi có ánh sáng loé lên trước mặt v.v... để hạn chế bớt những kích thích quá mạnh của môi trường xung quanh. Bên cạnh phản xạ tự vệ, còn có phản xạ định hướng, tức là những phản ứng của trẻ hướng tới những kích thích mới lạ như quay đầu về phía có nguồn sáng mạnh hoặc nhìn theo nguồn sáng đang chuyển động chậm. Phản xạ định hướng không phải là bẩm sinh mà nó được nảy sinh trên cơ sở những phản xạ tự vệ bẩm sinh, nhờ có những kích thích của thế giới bên ngoài và đặc biệt là những tác động do người lớn tạo ra. Phản xạ định hướng là cơ sở ban đầu của hoạt động tìm tòi của trẻ. Tuy nhiên sự tìm tòi của trẻ còn bị hạn chế bởi các giác quan còn quá non nớt. So với tri giác của người lớn thì trẻ chưa thấy được nhiều, các ấn tượng bên ngoài còn mung lung và chưa ổn định. Nhờ sự phát triển của hệ thần kinh, nhờ người lớn tổ chức và tạo ra các kích thích cho trẻ mà tâm lý của trẻ được phát triển.

Trong những ngày đầu tiên của cuộc sống trẻ đã được trang bị một số phản xạ không điều kiện giúp trẻ thích ứng với hoàn cảnh sống mới. Phản xạ thở, phản xạ mắt và những phản xạ về nhiệt độ v.v... đều là những phản xạ bẩm sinh được thực hiện sau khi sinh ra. Đây là thời kỳ duy nhất trong đời sống con người mà những hành vi bản năng được biểu hiện dưới dạng thuần tuý nhất để thoả mãn những nhu cầu cơ thể. Nhưng sự thoả mãn nhu cầu này không thể tạo ra sự phát triển tâm lý mà chỉ có thể bảo đảm cho sự sống còn của đứa trẻ mà thôi. Điều này khiến cho sự phát triển của trẻ khác hẳn với con vật non. Ở con vật non những phản xạ không điều kiện bảo đảm cho nó trở thành con vật lớn. Đây chính là hành vi bản năng bảo đảm cho đời sống bình thường của động vật như tự vệ, săn mồi, nuôi con... Trong khi đó những phản xạ không điều kiện của đứa trẻ lại không bảo đảm được sự xuất hiện các hình thái hành vi của con người [như nói năng, suy nghĩ, lao động...].

Như vậy so với con vật non thì đứa trẻ yếu ớt hơn rất nhiều, vì mới sinh ra nó chưa có sẵn bất kỳ một hình thái hành vi nào của con người. Điều này tưởng là điểm yếu, nhưng thực ra đây chính là thế mạnh của đứa trẻ. Mới sinh ra đứa trẻ hầu như bất lực, không tự phát triển được nhưng lại có khả năng tiếp nhận kinh nghiệm và hành vi đặc biệt của con người.

Bộ não của em bé mới sinh ra nặng khoảng 400g [bằng 1/4 não của người lớn] số lượng tế bào thần kinh lúc lọt lòng đã đầy đủ nhưng các sợi dây thần kinh chưa được miêlin hoá, còn phải nhiễm chất miêlin mới hoạt động được. Sự miêlin hoá ấy tiến đến đâu thì giác quan và vận động mới phát triển đến đấy. Sự thành thục thần kinh [maturation nerveuse] là tiền đề của mọi sự phát triển, không có không được

2. Tình trạng bất phân - cảm giác chưa phân định

Theo Renné N.Spitz [một nhà tâm lý học Mỹ], trẻ sơ sinh trong tình trạng bất phân khi cảm nhận mọi vật. Chẳng hạn vú mẹ, em bé tưởng như là thuộc bản thân. Trong tháng đầu trẻ hầu như chưa tiếp nhận rõ ràng kích thích từ bên ngoài, chỉ có nội cảm và tự cảm, chỉ khi nào kích thích bên ngoài quá mạnh mới nhận ra.

Trẻ sơ sinh chưa có tri giác, vì tri giác là cả một quá trình tập luyện. Von Senden theo dõi 63 em mù bẩm sinh, sau được mổ thuỷ tinh thể, nhưng không phải mổ xong là nhìn thấy ngay, phải luyện tập một thời gian khá dài. Chúng phải thông qua các giác quan khác để dựng nên một mạng lưới tín hiệu, ghi lại trong não một hình ảnh nhất định của thế giới xung quanh. Em bé sơ sinh bị rất nhiều sự vật bên ngoài kích thích, nhưng nhờ ngưỡng cảm giác cao, mặt khác nhờ sự che chở của mẹ và nhất là tác động của sự vật bên ngoài, biến những kích thích vô nghĩa thành những tín hiệu có nghĩa.

Ban đầu nội cảm chiếm ưu thế, liên quan tới hoạt động của hệ thần kinh thực vật, biểu hiện qua cảm xúc, cảm giác mang tính tràn lan không phân định. Đối lập là ngoại cảm có phân định thành những cảm giác rõ rệt, qua những giác quan ngoại vi. Đây là kiểu cảm giác có thể gọi là định nét. Có một bộ phận là môi, miệng và họng gồm một bên là da, một bên là niêm mạc mang cả hai tính chất nội và ngoại cảm, tiếp nhận kích thích về cả hai phía. Về sau ngoại cảm chiếm ưu thế, nhưng những hoạt động nội cảm vẫn tiếp tục một cách vô thức, đôi khi biểu hiện một cách bùng nổ, bất ngờ.

Hết tuần đầu, em bé bắt đầu có những phản ứng phân định. Cho đến tuần thứ 6, em bé có thể cảm nhận được một số kích thích từ môi trường bên ngoài, tuy nhiên khi cảm giác khó chịu tràn ngập thì có đặt đầu vú vào mồm em bé cũng không cảm nhận được. Trạng thái căng thẳng phải được giải toả [la khóc cựa mình] rồi mới có khả năng cảm nhận.

Đặc biệt trẻ sớm nhận ra mặt người. Khi lại gần dù đói hay no trẻ cũng phản ứng với bộ mặt người, còn những đồ vật khác lạ không gây phản ứng gì. Khi bú mẹ thì mắt nhìn vào mặt mẹ cho đến hết bú thì thiu thiu ngủ... Trong lúc mẹ vuốt ve, tắm rửa cũng vậy. Mặt người là loại kích thích thị giác thường gặp nhất trong những kích thích thị giác thường gặp. Trong những tuần đầu, đây là dấu hiệu đầu tiên ghi lại trong trí nhớ của trẻ.

Ở giai đoạn này cảm xúc và cảm giác còn hỗn hợp, nội cảm lấn át ngoại cảm. Nhưng ở vùng môi miệng và họng, là nơi mà một kích thích bên ngoài tạo ngay một phản ứng đặc trưng: tìm bú. Đây là nơi tiếp giáp của niêm mạc [tiếp nhận nội cảm] với một vùng da [tiếp nhận ngoại cảm], Spitz cho rằng, tri giác bắt đầu ở nơi đây, ông gọi là cái "khoang nguyên thuỷ", là nơi xuất hiện cái mà Glover gọi là "hạt nhân của bản ngã". Nơi đây tập trung mọi thứ cảm giác: xúc giác, vị giác, khứu giác... Đây là cảm giác ở gần, khác với cảm giác từ xa như mắt thấy tai nghe.

Quá trình tiến từ tiếp cảm gần đến tiếp cảm xa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển. Thông qua quan hệ mẹ - con, em bé vừa bú vừa nhìn mẹ. Hai cảm giác ở miệng và ở mắt được kết hợp lại. Những lúc miệng rời vú, không còn cảm giác gần, nhưng cảm giác xa vẫn còn. Dần dần thị giác đóng vai trò quan trọng hơn, vì không bị đứt đoạn. Đây là chỗ dựa đầu tiên cho quan hệ qua một quá trình luyện tập, người ta có thể nghiên cứu các loại tri giác về hình thù, màu sắc, nổi chìm, về vận động, và không gian, tri giác 3 chiều.

Tuy nhiên, ngay từ đầu, 3 bộ phận khác cũng đã hoạt động: tay, tiền đình, da. Lúc em bé bú các ngón tay thường cử động để nắn, vuốt, cào, hoạt động ấy ngày càng có tổ chức hơn. Từ sau ngày thứ 8 việc thay đổi tư thế của em bé gây ra những động tác tìm bú giống như khi ta sờ vào má của nó, điều này chứng tỏ sự nhạy cảm của tiền đình.

Tất cả những cảm giác kể trên đều chưa phân định rõ ràng, còn mang tính hỗn hợp và dính liền với cảm xúc dễ chịu hay khó chịu. Đây là một kinh nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần khi em bé bú và chắc chắn nó đã để lại một dấu ấn gì đó trên vỏ não. Trong quá trình phát triển, những cảm giác xuất phát từ nội tạng tràn lan lấn át cảm giác từ ngoài mang tính phân định. Khi lớn lên nội cảm dần dần lùi về phía sau, chỉ khi nào khó ở mới có cảm giác từ nội tạng. Qua tháng thứ hai cảm giác từ mắt mới bắt đầu đóng vai trò quan trọng, em bé thường nhìn vào mắt mẹ lúc bú. Đến tháng thứ 3 em bé nhận ra một gestalt tức là một hình tổng thể 3 chiều. Sự xuất hiện cảm giác từ xa giúp cho định hướng vào mới trường, nhưng dù sao ở thời kỳ này, vai trò của môi miệng vẫn là chủ yếu. Có thể nói cũng như nhiều thú vật khác, con người tiếp cảm đầu tiên với môi trường xung quanh thông qua cái "mõm".

Đứng về mặt nghiên cứu phát triển cảm giác vận động, theo Piaget thì khởi đầu, em bé mới sinh ra chưa thấy, chưa nghe, chưa cảm giác rõ gì ở ngoài bản thân. Thế giới bên ngoài là một loạt bức tranh cảm giác thường xuyên vận động theo vận động của nó. Những bức tranh ấy không ổn định, lúc hiện, lúc ẩn, hợp rồi tan, không tồn tại thường xuyên. Không có một không gian khách quan, mọi điều ở trong tình trạng bất phân.

Em bé sống trong thời kỳ cảm giác - vận động: cảm và nhận thế giới qua cảm giác - vận động và vận động càng mở rộng, càng được tổ chức. Như vậy, ấn tượng về thế giới xung quanh cũng tiến theo. Mới sinh em bé cựa quậy, ưỡn người, tứ chi duỗi ra, co lại, cơ bắp co thắt theo phản xạ. Dần dần qua kinh nghiệm, các vận động được phối hợp, kết lại thành hệ thống, để thăm dò một vùng mới.

Những bức tranh cảm giác khi em bé sờ mó, bắt đầu nhận ra là xuất phát từ cái gì đó cùng một lúc, từ những cảm giác từ vận động của mình. Hai mặt trong và ngoài kết với nhau để lại một dấu ấn ký ức. Trẻ chưa nhận ra một đồ vật bên ngoài, chỉ có cảm giác về đói no, cảm giác dễ chịu, khó chịu, về thế của thân thể, còn tai và mắt thì chưa phân biệt được rõ cảm giác, chưa tách khỏi bức tranh hỗn hợp chung. Khi trẻ nhận ra đầu vú, ngón tay hay một vật gì đút vào miệng mà thực ra chỉ nhận một phức hợp cảm giác và một vài phức hợp tạo thành thế giới của em bé, trong một tình trạng bất phân giữa bản thân và đối tượng.

Đói khát dẫn đến phản xạ mút bú nuốt, lặp đi lặp lại nhiều lần thành những vận động quen thuộc, rồi từ cảm nhận vận động của mình tiến tới nhận ra sự tồn tại một cái gì đó ngoài mình, không phải mình. Khi nhận ra những thay đổi cảm giác về mình liên quan đến sự có mặt hay vắng mặt của mẹ. Đối tượng vật thể đầu tiên mà trẻ nhận ra chính là thân thể người mẹ [hay là người nuôi dưỡng].

Sự phát triển này song song với sự xuất hiện nhu cầu tiếp nhận ấn tượng từ thế giới bên ngoài của trẻ.

3. Nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng từ thế giới bên ngoài

Nhiều công trình của các nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu trẻ lọt lòng như V.Stern, K.Bu le, C.Cốp ca... đều nhận xét rằng, ở trẻ lọt lòng chưa thể có những hình ảnh tâm lý dù là sơ đẳng nhất để có thể liên hệ với hiện thực xung quanh, ngay cả ngã thức cũng không có ranh giới rõ ràng. Để tồn tại và phát triển, mối quan hệ giữa đứa trẻ với thế giới bên ngoài cần được thiết lập. Đó là một trong những nhu cầu được nẩy sinh sớm nhất trong thời kỳ sơ sinh - nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng từ thế giới bên ngoài.

Nhu cầu này gắn liền với phản xạ định hướng. Lúc đầu trẻ chỉ có phản ứng nhìn khi có một vật sáng để gần và chỉ có phản ứng nghe khi có tiếng động to. Nhờ đó nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng xuất hiện, trẻ bắt đầu nhìn theo vật di động hoặc phản ứng với những âm thanh, đặc biệt là giọng nói của người lớn và rất thích nhìn vào mặt người.

Dần dần đứa trẻ đã có thể phân biệt được các âm thanh và mùi vị khác nhau. Tiếng nói chuyện bình thường hoặc tiếng hát khe khẽ cũng làm cho trẻ chú ý. Trẻ có thể nín khóc và lắng nghe những âm thanh dịu dàng của lời ru, giọng hát của người lớn. Tiếng động mạnh hoặc ngữ điệu gay gắt của giọng nói cũng có thể làm cho trẻ sợ hãi khóc la.

Đặc điểm quan trọng của trẻ sơ sinh là thị giác và thính giác phát triển nhanh hơn các cử động của thân thể [Điều này phân biệt đứa trẻ với con vật non, vì ở con vật non cử động được hoàn thiện rất sớm]. Sở dĩ cơ chế nhìn và nghe được hoàn thiện sớm hơn là để tiếp nhận những ấn tượng bên ngoài, đó là nhờ sự trưởng thành nhanh chóng của hệ thần kinh, trước hết là bộ não. Bộ não của trẻ sơ sinh có trọng lượng chỉ bằng một phần tư não của người lớn. Các tế bào thần kinh chưa phát triển đầy đủ như tế bào thần kinh của người lớn. Mặc dầu vậy, ngay trong thời kỳ mới ra đời, ở trẻ có thể hình thành những phản xạ có điều kiện để thiết lập mối liên hệ giữa trẻ với môi trường bên ngoài. Ngay từ những tháng đầu tiên trọng lượng của não được tăng lên, dây thần kinh dần dần được miêlin hoá. Nhờ đó việc thu nhận những ấn tượng bên ngoài được thuận lợi. Chỉ trong vài tuần lễ đầu khu vực hoạt động của thị giác trên vỏ não đã tăng lên 50%.

Nhưng nếu ta nghĩ rằng sự trưởng thành của bộ não tự nó có thể bảo đảm cho sự phát triển các giác quan của trẻ thì đó là một sai lầm. Điều quan trọng là do ảnh hưởng của các kích thích từ thế giới bên ngoài, nếu không có những kích thích đó thì bộ não cũng không thể phát triển được. Điều kiện thiết yếu để bộ não có thể phát triển bình thường là sự luyện tập các giác quan để thu nhận tín hiệu từ thế giới bên ngoài. Nếu đứa trẻ bị giữ trong tình trạng cô lập với thế giới bên ngoài thì nó sẽ chậm phát triển một cách nghiêm trọng. Ngược lại, nếu trẻ tiếp nhận được một cách đầy đủ các ấn tượng thì phản xạ định hướng được sự phát để nhanh chóng. Điều đó biểu hiện ở khả năng tập trung nhìn và nghe của trẻ vào tác động ánh sáng, màu sắc và âm thanh. Đó là cơ sở của sự phát triển tâm lý sau này. Do đó người lớn cần chú ý tạo ra và tổ chức các ấn tượng bên ngoài cho trẻ tiếp nhận, như đem đồ vật lại gần trẻ, cúi xuống trò chuyện với trẻ, phát ra các âm thanh nhẹ nhàng cho trẻ nghe v.v... để phát triển nhanh các phản xạ định hướng của trẻ vào thế giới xung quanh.

Phần lớn trẻ sơ sinh, bước vào tháng thứ hai đã bắt đầu chú ý đến mặt người - các kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng trẻ thường mỉm cười với các hình bầu dục, với những đường nét của mặt người hơn là các hình cũng có đường nét đó, nhưng sắp xếp lộn xộn. Sự mỉm cười này chỉ là một phản ứng đối với một dấu hiệu hình mặt người hơn là đối với một con người, vì chỉ cần đưa một mặt nạ có đủ trán, đôi mắt, mũi, không cần có miệng và tai, em bé cũng mỉm cười. Dù sao đây cũng là một đặc điểm quan trọng của trẻ sơ sinh, biểu hiện nhu cầu về ấn tượng bên ngoài của trẻ. Chính nhu cầu này là cơ sở cho những nhu cầu khác của trẻ như nhu cầu giao tiếp, nhu cầu nhận thức..., đặc biệt là nhu cầu nhận thức.

4. Nhu cầu gắn bó với người khác

Lọt lòng trẻ em đã có những ứng xử làm cho người lớn, nhất là người mẹ phải quan tâm, như mút, bám níu, khóc, mỉm cười, muốn được ôm ấp vỗ về, thể hiện một nhu cầu muốn gắn bó với người lớn. Phản xạ rúc đầu vào bụng, vào ngực mẹ, một mặt là để tìm vú để bú, nhưng mặt khác là muốn áp vào da thịt mẹ để được ôm ấp, vỗ về. Có thể nói quan hệ với người mẹ qua xúc giác là quan trọng vào bậc nhất và cũng được xuất hiện sớm nhất. Hiện tượng đó, được gọi là sự gắn bó mẹ - con [hay nói rộng ra, giữa em bé và người lớn gần gũi]. Từ gắn bó được dịch từ tiếng Anh và tiếng Pháp ATTACHMENT. Đây là một khái niệm tâm lý học xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX, bắt đầu ở Mỹ do Bowlby, Ainsworth nêu lên sau đó Zazzo và một số tác giả khác đưa vào nghiên cứu ở Âu châu, trước hết là mô tả một phương thức ứng xử trong quan hệ mẹ - con, đặc biệt trong năm đầu, bao gồm quan hệ thể xác cũng như tâm lý. Đây là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển sau này của trẻ. Thiếu đi sự gắn bó mẹ - con này, em bé sẽ khó phát triển bình thường ngay cả sự sống còn cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy sau khi sinh nở, cả người mẹ lẫn đứa con đều rất nhạy cảm với sự tiếp xúc gần gũi da thịt và đều có nhu cầu gắn bó với nhau [trừ trường hợp cá biệt]. Bởi vậy nhiều bác sĩ nhi khoa chủ trương để cho người mẹ được ôm ấp xoa bóp cho đứa con của mình ngay khi nó mới lọt lòng [Klaus và Kennell, hai bác sĩ nhi khoa người Mỹ, từ năm 1970 đã chủ trương để cho người mẹ được ôm ấp, xoa bóp cho con của mình ngay khi nó lọt lòng, tạo ra kiểu ứng xử đặc biệt giữa mẹ và con ngay sau khi mới sinh như sau: người ta đặt em bé còn trần truồng lên bụng người mẹ để người mẹ sờ mó, bắt đầu từ những ngón tay, những ngón chân trong khoảng 7 - 8 phút, sau đó sờ vào thân mình, sờ qua cánh tay, bắp chân, rồi cuối cùng vuốt nhẹ vòng quanh bụng. Hai tác giả này khẳng định rằng cách ứng xử đó là hết sức cần thiết và có tác dụng tích cực. Hai ông cho rằng việc tách con ra khỏi mẹ quá sớm sẽ làm tổn thương cho quan hệ gắn bó mẹ - con sau này, dù chỉ là một chốc lát sau khi đẻ ra được mẹ xoa bóp, nhưng điều đó có lợi rất lâu dài cho sự phát triển sau này của đứa con]. Ở một số nhà hộ sinh ở Mỹ người ta cũng chủ trương chờ cho mối quan hệ gắn bó mẹ - con này được thiết lập mới tách con ra khỏi mẹ để đưa vào phòng dành riêng cho trẻ. Ở nước ta có một số bệnh viện sản chủ trương, thay vì nuôi trẻ đẻ thiếu tháng trong lồng kính bằng cho mẹ ấp ủ trong lòng. Kết quả là tỉ lệ trẻ sống và phát triển được cao hơn.

Trước đây, nhiều người cứ tưởng là mối quan hệ gắn bó mẹ con chỉ là một thứ nhu cầu thứ sinh của trẻ, được hình thành trên cơ sở một nhu cầu gốc [tức là nhu cầu ăn uống]. Ngày nay qua nhiều công trình nghiên cứu, người ta đã nhận ra rằng, đây cũng là một nhu cầu gốc, có ngay từ đầu, lúc trẻ mới sinh ra. Ngay cả loài khỉ, nhu cầu này cũng đã xuất hiện rất sớm.

Harry F.Harlow, một nhà tâm lý học trẻ em Mỹ, đã làm thí nghiệm với một con khỉ mới sinh ra bằng cách tách nó khỏi mẹ đẻ ra nó. Sau đó ông làm mô hình hai con khỉ cả: một con bằng thép nhưng lại có một bình sữa cho con bú, một con bằng lông khỉ thật nhưng lại không có sữa. kết quả quan sát cho thấy là khỉ con chỉ tìm bám lấy mẹ cả có lông xù cho dù ở đó chẳng có lấy một giọt sữa nào, mỗi ngày khoảng 15 tiếng đồng hồ, còn khỉ mẹ giả bằng thép thì khỉ con chẳng buồn đoái hoài đến cho dù có hẳn một bình sữa ngon ở đấy.

Harlow gọi nhu cầu này là "tiếp xúc tiện nghi" [comfort contact]. Trẻ cảm thấy dễ chịu khi được chung đụng với người lớn như được bế ẵm, được hôn hít. Tuy nhiên đây chưa phải là nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu tiếp xúc thân thể trong giai đoạn đầu này cũng giống như nhu cầu của con khỉ. Nhưng đó là tiền đề quan trọng cho nhu cầu giao tiếp được phát triển trên cơ sở hoạt động của người lớn trong quan hệ với đứa trẻ.

Chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng: vắng mẹ từ những ngày đầu mới ra đời là nỗi bất hạnh to lớn đối với trẻ em. Trong trường hợp bé bị tách khỏi mẹ sớm [do mẹ chết, bị ốm cần phải cách ly hay do một lý do nào khác], thì điều cần thiết là phải giúp cho trẻ tạo ra mối quan hệ gắn bó mẹ - con. Nhu cầu gắn bó lúc này cũng có thể thoả mãn được bởi người khác, miễn là người đó có lòng yêu thương, sẵn lòng ôm ấp vỗ về như chính người mẹ của bé.

Lúc mới sinh ra, cái mà trẻ nhận ra đầu tiên chính là mẹ mình. Trước khi nhận ra đồ vật xung quanh thì hình ảnh của mẹ đã in vào đầu óc non nớt của bé làm cho nó gắn bó một cách hết sức tự nhiên với hình ảnh ấy. Mặt mẹ, mùi da thịt của mẹ... tất cả những thứ đó tạo ra cho bé một cảm giác an toàn, dễ chịu, mà cuộc sống của trẻ không thể thiếu những điều đó được

Trong mối quan hệ gắn bó mẹ - con ở cả hai phía, mẹ và con đều phát ra tín hiệu cho nhau. Tín hiệu của mẹ được biểu hiện ở những cử chỉ, động tác, nét mặt, giọng nói... hướng về đứa con nhằm gợi cho nó phản ứng đáp lại. Ở đứa con, tuy chưa có lời nói hay cử chỉ hướng về mẹ một cách chủ định, nhưng ở trẻ cũng đã có thể phát ra những tín hiệu khiến cho người xung quanh chú ý đến mình như la khóc, vặn mình, cọ quậy chân tay... Nhờ đó mà người xung quanh, trước hết là người mẹ, nhận ra và đáp ứng được nhu cầu của bé như cho bú, thay tã lót, ôm ấp vỗ về, tạo ra sự gắn bó với trẻ.

Thông qua những tín hiệu phát ra từ mẹ và con, nhiều công trình nghiên cứu đã tổng kết được 4 kiểu quan hệ gắn bó mẹ - con như sau:

- Kiểu thử nhất: Tín hiệu phát ra ở cả mẹ và con đều mạnh, nghĩa là nhu cầu gắn bó của cả hai mẹ con đều tỏ ra bức thiết. Trong trường hợp này, mối quan hệ gắn bó mẹ - con được thiết lập một cách dễ dàng, thuận lợi. Kiểu này là phổ biến, thường thấy ở những cặp mẹ - con sinh nở bình thường, mẹ tròn con vuông, xuất phát từ lòng ước ao mong đợi của người mẹ đối với sự ra đời của đứa con. Đây không chỉ là niềm hạnh phúc lớn lao đối với bản thân người mẹ, mà còn là một sự thuận lợi quý báu cho sự phát triển tốt đẹp sau này của đứa trẻ.

- Kiểu thứ hai: Tín hiệu phát ra từ người mẹ thì mạnh mà phát ra từ đứa con lại yếu. Thường thì đây là trường hợp của những trẻ bị thiếu tháng hay khuyết tật bẩm sinh. Trong trường hợp này, người mẹ không nên giao tiếp với con một cách quá mạnh mẽ hoặc hối hả, mà nên giao tiếp nhẹ nhàng, từ tốn. Nên thường xuyên nhìn vào mặt con, trò chuyện âu yếm với nó và kiên trì chờ cho tín hiệu của con đáp lại. Cần chú ý là nếu người mẹ không kiên trì giao tiếp với con và ngừng sự tiếp xúc thường xuyên thì đứa trẻ cũng không phát ra được những tín hiệu nào để đáp lại cả. Bằng tình yêu thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau và bằng lòng kiên trì âu yếm, vỗ về đứa con, người mẹ hoàn toàn có thể khơi dậy nhu cầu gắn bó vốn có của đứa trẻ.

- Kiểu thứ ba: Tín hiệu của con thì mạnh nhưng tín hiệu của mẹ lại yếu. Kiểu này thường xảy ra ở những người mẹ đau yếu hay có con một cách bất đắc dĩ. Trong trường hợp này, người mẹ thường mang tâm trạng riêng tư, chán chường, phiền muội, dẫn đến thái độ lạnh nhạt, thờ ơ với đứa con, không muốn giao tiếp, vỗ về âu yếm nó. Vì không nhận được tín hiệu đáp lại của người mẹ, tín hiệu của đứa trẻ phát ra yếu dần đi, có khi mất hẳn, và trẻ lâm vào tình trạng ủ ê, mệt mỏi, dễ mắc phải chứng bệnh trầm cảm, tức là không muốn giao tiếp với người xung quanh, không để ý đến mọi việc xung quanh. Khắc phục tình trạng này hoàn toàn thuộc về phía người mẹ. Lòng yêu thương và trách nhiệm đối với một sinh mệnh nhỏ nhoi và vô tội biết đâu lại có thể thức tỉnh cái thiên chức làm mẹ vốn sẵn có trong mỗi người phụ nữ. Còn nếu vì một lý do nào mà người mẹ vẫn thoái thác sự giao tiếp tự nhiên này, không chịu nâng niu vỗ về đứa trẻ do chính mình đẻ ra, thì rất cần thiết có một người nào đó giàu lòng nhân ái nhận thay thế cho người mẹ.

- Kiểu thứ tư: Tín hiệu phát ra đều yếu ở cả mẹ và con. Đây thực sự là một tai hoạ. Cần phải có biện pháp khơi dậy tín hiệu ở cả hai phía. Trường hợp này rất cần sự hỗ trợ tích cực của những người xung quanh, cần cả thầy thuốc lẫn nhà tâm lý học.

Tạo được mối quan hệ gắn bó mẹ - con ngay từ những ngày đầu trẻ mới ra đời là một cách phòng ngừa tốt nhất, tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển và lệch lạc về sinh lý cũng như tâm lý sau này. Một kết luận hết sức quan trọng của tâm lý học hiện đại là nhiều rối loạn tâm lý về sau, kể cả lúc đã trưởng thành, có thể tìm nguyên nhân từ những nhiễu loạn trong mối quan hệ gắn bó mẹ - con ở những tháng năm đầu của cuộc đời. Những em bé thiếu sự an bó yêu thương của người mẹ từ tấm bé thường luôn hơn sống trong tình cảnh cô đơn, lo lắng sợ hãi, sau này lớn lên thường mang theo những mặc cảm trong quan hệ tôi người xung quanh, thậm chí còn có thái độ chống đối thù nghịch.

Sự gắn bó mẹ - con là quan hệ đầu tiên cũng là quan hệ sống còn làm nẩy sinh mọi quan hệ sau này. Tâm lý học hiện ai cũng đã chứng minh rằng quan hệ cha - con cũng không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Nhu cầu gắn bó mẹ - con là cơ sở nảy sinh nhu cầu giao tiếp giữa em bé với những người xung quanh. Lúc đầu người nhẹ đóng vai trò chủ động, nhưng dần dần em bé tiến lên năng động hơn. Sang tháng thứ 2 xuất hiện mỉm cười ở bé khi thấy một người khác, bất kỳ là ai. Rồi em bé tỏ ra vui mừng khi ai đến với nó và buồn bã khi họ bỏ đi, rồi lại tìm hơi với người khác. Cứ như vậy quan hệ giao tiếp giữa em bé đi những người xung quanh được nảy sinh.

Ngày lại ngày ở trẻ hình thành nên những phản ứng vận động xúc cảm đặc biệt hướng tới người lớn. Phản ứng này được gọi là "phức cảm hớn hở". Phức cảm hớn hở thể hiện ở chỗ đứa trẻ nhìn chằm chằm vào mặt người lớn, miệng cười toe toét, đôi khi phát ra những âm thanh nhỏ [gừ gừ], chân tay khua rối rít... khi người lớn cúi xuống "nói chuyện" với nó. Sự thể hiện này của nhu cầu giao tiếp với người lớn là nhu cầu có tính chất xã hội đầu tiên của đứa trẻ. Sự xuất hiện phức cảm hớn hở cũng là kết thúc thời kỳ sơ sinh để bước sang thời kỳ mới: tuổi hài nhi.

II. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ HÀI NHI [2 - 15 THÁNG]

1. Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi

Cuộc sống của trẻ hài nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn: đói người lớn cho ăn, rét người lớn cho mặc, người lớn tạo ra những ấn tượng bên ngoài cho trẻ thu nhận v.v... Do đó giao tiếp với người lớn là một nhu cầu bức thiết của trẻ. Sở dĩ có nhu cầu đó là do yêu cầu khách quan của cuộc sống trẻ em. Đứa trẻ cần phải được sự chăm sóc thường xuyên của người lớn mới thoả mãn được những yêu cầu cơ thể, mặt khác cũng lại do cư xử của người lớn, đã khêu gợi ở trẻ em những xúc cảm ban đầu. Mới sinh ra trẻ chưa có phương tiện để giao tiếp nhưng trong khi trò chuyện với trẻ, người lớn thường xuyên tìm kiếm sự đáp ứng của trẻ để phán đoán xem nó đã tham gia vào sự giao tiếp hay chưa. Người lớn, đặc biệt là người mẹ, thường coi những biểu hiện trên nét mặt của trẻ như là đang giao tiếp với mình và người lớn bắt đầu đối xử với trẻ như nó đã biết giao tiếp đàng hoàng rồi. Chính nhờ vậy mà đứa trẻ được đưa vào môi trường giao tiếp và giao tiếp dần dần trở thành một nhu cầu sống của trẻ. Cũng từ đó những phương tiện giao tiếp mới được hình thành, đặc biệt quan trọng là những cử động.

Để cho trẻ cảm thấy dễ chịu, người lớn phải đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ. Nếu trẻ không nhận được sự khuyến khích tình cảm thì chúng trở nên thụ động và trong tương lai nó rất khó tiếp xúc với người khác, mà điều đó lại sẽ gây trở ngại lớn cho sự hình thành nhân cách sau này.

Trong phức cảm hớn hở đã thể hiện rõ rệt thái độ xúc cảm tích cực của trẻ đối với người lớn. Trẻ rất vui mừng khi được giao tiếp trực tiếp với người lớn. Thái độ đó tiếp tục phát triển mạnh suốt trong thời kỳ hài nhi.

Giao tiếp trực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Đặc biệt là về mặt xúc cảm. Giao tiếp là để thoả mãn nhu cầu về người khác. Một nhu cầu mang tính người sâu đậm. Khi giao tiếp, người lớn bế ẵm, chuyện trò hát hò cho trẻ nghe cũng là để khêu gợi lên ở trẻ những xúc cảm đầu tiên về con người.

Từ nhu cầu tiếp xúc da thịt của người lớn, trẻ cảm thấy dễ chịu khi được bế ẵm, được nép vào người lớn hoặc được hôn hít [được gọi là giao tiếp tiện nghi] đến giao tiếp thực sự với người lớn khi mà trẻ đã có những phương tiện giao tiếp [chủ yếu là các cử động] là một bước phát triển rõ rệt từ tuổi sơ sinh đến tuổi hài nhi. Trong giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái xúc cảm khác nhau của người lớn được biểu hiện qua nét mặt, giọng nói của họ rồi dần dần trẻ cũng biểu hiện được những xúc cảm khác nhau của mình. Trong quan hệ "mẹ - con" [nói rộng ra là người lớn - em bé] cả hai đều đắm mình trong mối quan hệ yêu thương ấy.

Vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8, ở trẻ xuất hiện một hiện tượng mới: lúc có người lạ đến gần trò chuyện với em bé, bé không mỉm cười ngay như trước nữa mà tỏ ra sợ hãi, từ chối không muốn giao tiếp, có bé cúi mặt xuống, lấy tay che mặt hoặc chui đầu vào chăn hay la khóc ầm lên. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc. Trong những ngày đầu ở trẻ chỉ có phản ứng cảm xúc thô sơ khi có một nhu cầu nào đó được thoả mãn hoặc không được thoả mãn. Dần dần phản ứng ấy được phân định rõ nét hơn, em bé tỏ ra biết sử dụng một số dấu hiệu khác nhau để yêu cầu điều này, điều khác hoặc tỏ ra khó chịu hay sợ hãi.

Hiện tượng sợ hãi đứng trước một người lạ cũng giống với nỗi sợ hãi khi gặp một kinh nghiệm đau đớn. Chẳng hạn như khi đã bị tiêm thì sau này khi thấy ông tiêm em bé đã sợ. Còn thấy một người lạ mà sợ hãi lại khác, vì chưa bao giờ có một kinh nghiệm đau đớn gì, đây là sự so sánh của em bé giữa hình ảnh của người lạ với hình ảnh quen thuộc của người mẹ bây giờ đã được ghi lại rõ nét. Khi đã hình thành một đối tượng tình cảm rõ nét, em đã bắt đầu biết quấn lấy mẹ. Người mẹ không phải là một đối tượng, một vật thể có những thuộc tính vật lý nhất định [hình thù, màu sắc, âm thanh...] như những vật thể khác, mà là một đối tượng của tình yêu. Spitz gọi sự xuất hiện này là mốc tổ chức thứ 2 trong quá trình phát triển. Cùng lúc ấy, sự thành thục của hệ thần kinh cho phép có những cảm giác rõ rệt hơn, thực hiện được một số vận động, điều khiển tư thế trong vận động. Như vậy là đã xuất hiện ranh giới giữa bản thân và vật thể xung quanh, cũng tức là xuất hiện một bản ngã thô sơ [cũng có thể gọi là cái "tôi" tuy còn rất mờ nhạt].

Cùng với giao tiếp trực tiếp với người lớn, dần dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm các đồ vật. Từ đó nhu cầu giao tiếp trực tiếp sẽ nhường chỗ cho giao tiếp vì đồ vật, tức là giao tiếp với người lớn để được tiếp xúc với đồ chơi. Thường thường trẻ muốn cầm nắm sờ mó những đồ vật khi người lớn mang đến cho. Lúc này người lớn trở thành khâu trung gian giữa trẻ với đồ vật, sự giao tiếp này dần dần trở thành một hoạt động phối hợp giữa người lớn với trẻ em [như cầm tay trẻ gõ vào trống]. Với sự giao tiếp này người lớn dẫn dắt đứa trẻ đến với thế giới đồ vật và hướng dẫn nó biết hành động với các đồ vật đơn giản [như lắc con xúc xắc, cầm thìa, bát...].

Một quan hệ tay ba [trẻ em - người lớn - đồ vật] được hình thành. Em bé có khả năng chuyển tình cảm với mẹ sang đồ vật, gọi là đồ vật quá độ [Objet transitionnel].

Trong khi hoạt động phối hợp với trẻ, người lớn có thể giúp trẻ biết hành động một cách hợp lý với đồ vật. Nhiều khi gặp khó khăn, đứa trẻ lại muốn: "cầu cứu người lớn giúp nó giải quyết hành động với đồ vật nào đó mà nó không làm được, như khều quả bóng lăn vào gầm giường hay mở nắp ra khỏi hộp...

Nhờ hoạt động phối hợp với người lớn, ở trẻ nảy sinh khả năng bắt chước hành động của người lớn. Khả năng này là điều kiện quan trọng để trẻ tiếp thu những điều dạy dỗ của người lớn, mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ. Khả năng bắt chước những hành động của người lớn được phát triển mạnh trong suốt thời kỳ hài nhi, đến 7 - 8 tháng đứa trẻ đã biết chăm chú theo dõi các hành động của người lớn và bắt chước những hành động ấy. Nhưng thông thường trẻ không làm lại ngay mà phải sau một thời gian nào đó, có khi sau vài giờ. Đến cuối tuổi hài nhi thì sự bắt chước tăng lên rõ rệt, trẻ chải tóc giống mẹ, đọc sách giống bố, lau bàn giống chị...

Rõ ràng những hành động của người xung quanh đã ảnh hưởng đến sự hình thành những phẩm chất tâm lý của trẻ rất lớn. Việc bắt chước một người lớn nào đó [thường là người nhà] khiến cho thái độ của trẻ đối với sự vật và với người xung quanh luôn luôn lệ thuộc vào thái độ người lớn đó. Người đó yêu thích thì trẻ cũng yêu thích. Như vậy là quan hệ của trẻ đôi với hiện thực ngay từ đầu đã là quan hệ xã hội.

Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ - Nụ cười tỏ vẻ bằng lòng hoặc vẻ mặt cau lại tỏ vẻ không đồng ý của người lớn khiến đứa trẻ có thể nhận ra là hành vi của mình đúng hay không đúng. Bằng con đường đó, đứa trẻ dần dần hình thành được những thói quen tốt và học được cách ứng xử đúng đắn.

Tất nhiên trẻ chỉ sẵn sàng giao tiếp với người lớn khi nó cảm thấy an toàn và thoải mái về tình cảm. Người lớn càng gợi ra nhiều xúc cảm dễ chịu bao nhiêu thì đứa trẻ càng thích giao tiếp bấy nhiêu. Quan hệ giữa đứa trẻ với người lớn lúc này là một quan hệ gắn bó đặc biệt. Nếu trước đây còn nằm trong bụng mẹ, thai nhi và người mẹ cộng sinh về mặt sinh lý thì bây giờ hài nhi và người mẹ lại cộng sinh về mặt xúc cảm. Trẻ em cần có sự ấp ủ thương yêu của người mẹ [nói rộng ra là người lớn]. Được thương yêu, đứa trẻ sẽ có được một đời sống tâm lý ổn định, bình thường để phát triển về nhiều mặt. Ngược lại không có sự gần gũi yêu thương, em bé phải sống trong cảnh cô quạnh, luôn luôn sợ hãi, lớn lên mang nhiều mặc cảm khi tiếp xúc với người xung quanh và nhiều em đã mắc phải "bệnh cách ly" [hospitalisme]. Những em bé này thường ở trạng thái buồn rầu, ủ dột, ngại giao tiếp do đó rất chậm phát triển.

Rõ ràng trong suốt một thời kỳ hài nhi nếu không có sự tiếp xúc với người lớn thì sự phát triển tâm lý của trẻ sẽ không thực hiện được. Giao tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trẻ lớn lên thành người.

2. Sự phát triển vận động, hành động với đồ vật và định hướng vào môi trường xung quanh

“Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò; chín tháng lò dò biết đi” có thể coi là sự đúc kết của nhân dân ta về quá trình phát triển vận động từ thấp đến cao của đứa trẻ trong năm đầu tiên. Cùng với sự vận động ấy, đứa trẻ còn biết sờ mó, cầm nắm các đồ vật xung quanh rồi hành động với chúng như ném xuống đất hay gõ vào nhau... tất cả những vận động và hành động đó [mampulation] là bậc thang đầu tiên để dần dần trẻ có thể nắm được những hình thức hành vi của con người.

Sự tiến bộ của những vận động và hành động của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của người lớn. Nếu người lớn thường xuyên chú ý tới trẻ và tổ chức hành động cho trẻ thì việc di chuyển trong không gian [như bò, đi chập chững] và việc cầm nắm các đồ vật và hành động với chúng có những bước tiến bộ rõ rệt và đóng vai trò tích cực trong sự phát triển tâm lý.

Bò là các vận động đầu tiên của trẻ, khoảng chừng 7-8 tháng trẻ bắt đầu biết bò. Lúc này trẻ cố gắng vươn tới đồ vật đang thu hút nó. Thoạt tiên là trườn, sau đó là bò lồm cồm cả hai chân hai tay. Trước khi biết đi, trẻ phải trải qua một thời gian dài để học cách đứng dậy trên hai chân có vịn rồi không cần vịn tay, đi men rồi sau cố chập chững từng bước một. Quá trình này không diễn ra một cách tự nhiên mà rất cần sự giúp đỡ của người lớn. Thông thường trẻ không tự đi mà dễ thích nghi với động tác bò [là hình thái vận động đặc trưng của động vật]. Vì vậy người lớn cần tán thưởng thường xuyên khi trẻ học đi để việc đi theo tư thế đứng thẳng được thẳng thế.

Trong những tháng đầu tiên trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng thị giác, thính giác và cả vị giác. Sau tháng thứ ba, trẻ bắt đầu dùng 2 tay để sờ mó đồ vật. Hai bàn tay tạo ra những ấn tượng xúc giác về đồ vật, giúp cho trẻ biết được vài đặc tính đơn giản của chúng.

Đến tháng thứ tư trẻ bắt đầu nắm lấy đồ vật. Nhiều khi trẻ nắm chắc trong tay một đồ vật hồi lâu, tuy vậy trẻ vẫn chưa làm chủ hoàn toàn hành động nắm.

Từ tháng thứ sáu trở đi thì động tác nắm được cải thiện hơn, bàn tay hướng về đồ vật, ngón tay cái đối lập với các ngón tay khác, nhờ đó trẻ đã cầm đồ vật bằng các ngón tay. Càng về cuối năm động tác nắm càng chính xác hơn: Vị trí của các ngón tay dần dần thích hợp với các kiểu đồ vật [quả bóng được cầm bằng những ngón tay xoè rộng, khi cầm khối vuông thì các ngón tay đặt theo gờ cạnh].

Một khi đứa trẻ có thể cầm nắm đồ vật trong tay thì nó bắt đầu thao tác với đồ vật bằng tay. Những thao tác đầu tiên rất đơn giản như cầm lấy rồi buông ra. Sau đó thao tác trở nên phức tạp hơn, tạo ra những kết quả nhất định như đẩy đồ vật ra hay xích lại gần làm cho con lật đật nghiêng ngửa kêu loong coong hoặc xô búp bê ngã xuống. Khi trẻ nhận ra kết quả đó thì nó lặp đi lặp lại động tác đó một cách thích thú, có khi còn làm lại động tác vào đồ vật khác.

Những thao tác bằng tay của trẻ đối với đồ vật tiến bộ rất nhanh từ chỗ chú ý của trẻ chỉ hướng tới đồ vật đến chỗ biết hướng chú ý tới kết quả. Nhờ đó sự định hướng vào đồ vật và không gian xung quanh rõ ràng hơn. Lúc đầu sự định hướng này còn mang tính chất hỗn hợp, chưa phân biệt được các phương diện khác nhau, nhưng đó là cơ sở để phát triển tâm lý Các quá trình tâm lý [như quan sát, tư duy, trí nhớ v.v...] không phải là bẩm sinh mà chỉ được nảy sinh và phát triển dần dần trong quá trình trẻ làm quen với thế giới xung quanh chủ yếu là bằng sự vận động và các thao tác với đồ vật.

Chỉ khi trẻ bắt đầu thực hiện các vận động và thao tác với đồ vật thì các giác quan của trẻ phát triển mạnh hơn và có thêm nhiệm vụ mới là bắt đầu điều khiển, điều chỉnh đôi chút những vận động và thao tác của trẻ. Chỉ là đôi chút thôi, vì tuy trẻ nhận được các ấn tượng từ đồ vật, nhưng vẫn chưa nhận biết được sự khác nhau và ý nghĩa của những ấn tượng đó.

Có thể nói rằng định hướng của trẻ vào thế giới xung quanh trước hết bằng sự vận động và thao tác với đồ vật, nên cơ sở đó mà làm phát triển của quá trình tâm lý, rồi sau mới có sự định hướng bằng các quá trình tâm lý.

Ta có thể nhìn thấy đứa trẻ làm quen với không gian như thế nào qua cách trẻ hoàn thiện những cử động của cánh tay hướng về một đồ vật mà nó thích thú. Trong giai đoạn phát triển đầu thì mắt có thể nhìn thấy đồ vật, nhận các ấn tượng từ đồ vật đó, song chưa thể xác định được khoảng cách và phương hướng. Tay của trẻ chưa hướng ngay được về phía đồ vật mà dường như chỉ quờ vào không khí, ít khi nhằm trúng được đích. Trong lúc đó mắt dõi theo cử động của tay và bắt đầu nhận thấy đồ vật ở xa hay gần, rồi mới tham gia vào việc điều chỉnh cử động của tay cho phù hợp. Hành động làm chủ không gian này [đạt tới đồ vật] diễn ra sớm hơn nhiều so với sự xác định khoảng cách và phương hướng bằng mắt. Ngoài 6 tháng, ta nhận thấy khi đưa tay tiếp cận đồ vật, mắt trẻ đã biết nhìn theo tay và cuối cùng biết được vị trí của đồ vật đó. Cho đến khoảng một năm thì mắt của trẻ mới xác định chính xác vị trí của đồ vật trong không gian và mới điều khiển, điều chỉnh cử động của tay một cách tương đối chính xác.

Quá trình cầm nắm và thao tác bằng tay với đồ vật giúp trẻ biết được các thuộc tính khác nhau của chúng như hình dáng, trọng lượng, độ dày, độ cứng... do đó trẻ có thể thay đổi các ngón tay cho thích hợp với các đồ vật ấy. Như vậy là đồ vật đã "bắt buộc" bàn tay và sau đó là cả mắt nữa phải tính đến các đặc tính của nó. Đến 10 hoặc 11 tháng trẻ mới đạt tới trình độ là chỉ mới nhìn vào đồ vật mà nó định cầm, các ngón tay đã mở ra theo hình dạng thích hợp với đồ vật, có nghĩa là tri giác bằng mắt về hình dạng và kích thước của đồ vật đã điều khiển được hoạt động thực tiễn của trẻ.

Từ khi trẻ biết hướng tới kết quả của động tác với đồ vật thì cũng đồng thời phát hiện được những thuộc tính của chúng, đồ vật có thể di chuyển, có thể rơi, có thể phát thành tiếng, có thể bóp méo, cứng hay mềm, gộp lại gần nhau hay tách xa nhau v.v... Nhưng trẻ chỉ biết được tính chất này khi đang thao tác với các đồ vật và nếu ngừng lại thì "kiến thức" ấy cũng biến mất.

Về cuối năm, sau khi đã nhiều lần thao tác với đồ vật và nhiều lần ghi lại ấn tượng về nó thì lúc đó đồ vật mới bắt đầu ở thành một sự tồn tại thường xuyên trong thế giới xung quanh với những thuộc tính ổn định.

Cần chú ý quá trình phát triển vận động, thao tác với đồ vật và định hướng vào môi trường xung quanh tự trẻ không thể thực hiện được mà phải có sự hướng dẫn, kích thích bằng tình cảm, trí tuệ của người lớn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trẻ bị biệt lập khỏi thế giới người lớn thì:con đường lớn lên thành người cũng bị tắc nghẽn. Cũng cần nhớ rằng, bên cạnh những động tác tiêu cực làm cơ sở cho sự phát triển của trẻ còn thấy có nhiều cử động tiêu cực không có lợi cho sự phát triển như mút tay hoặc là sờ vào các bộ phận của cơ thể mình, gây nên ở trẻ một trạng thái thụ động, không muốn nhìn, nghe, hay cầm nắm, thao tác với đồ vật xung quanh dẫn đến sự chậm phát triển. Do đó người lớn cần tạo ra những kích thích, làm khêu gợi ở trẻ những động tác tích cực đối với đồ vật xung quanh làm mất đi những cử động tiêu cực nói trên.

Nhờ người lớn hướng dẫn, tổ chức sự vận động và thao tác với đồ vật, đứa trẻ có những biểu tượng đầu tiên về thế giới xung quanh làm xuất hiện những hình thái đầu tiên của hoạt động tâm lý giúp trẻ định hướng được vào thế giới và tạo nên những tiền đề để trẻ tiếp nhận các loại kinh nghiệm lịch sử - xã hội khác nhau ở những giai đoạn sau này. Quá trình nhận biết một số đối tượng như là một vật thể khách quan tồn tại thường xuyên có những thuộc tính nhất định cũng được Piaget nghiên cứu, theo ông sự nhận biết ấy được bình thành qua một quá trình kéo dài từ sơ sinh đến 18 tháng với 6 giai đoạn:

- Hai giai đoạn đầu là phản xạ, rồi một số vận động được lặp lại thành quen thuộc [chủ yếu ở trẻ sơ sinh và đầu tuổi hài nhi].

- Giai đoạn 3: xuất hiện phản ứng quay vòng, một vận động tạo ra một kết quả, như lắc một đồ vật tạo ra tiếng kêu rồi lắc lại để tìm nghe tiếng kêu ấy, em bé lắc lại đồ vật đó.

- Giai đoạn 4: đang tìm một vật gì, thấy vật đó biến mất trẻ có ý tìm nhưng không có hướng tìm.

- Giai đoạn 5: đang tìm một vật gì, thấy biến mất, tìm ngay chỗ mà em bé thấy đồ vật biến mất.

Giai đoạn 6: dù có thấy hay không thây đồ vật khi biến mất, em bé vẫn tìm. So với con vượn thì đến đây trẻ đã vượt hơn vượn.

Lúc này nhận ra đối tượng là một phức hợp nhiều cảm giác. Quá trình này Piaget đã mô tả như việc xây dựng một toà nhà, hết tầng này đến tầng khác. Người ta có cảm tưởng như một trình tự có sẵn. Thực ra trong quá trình đó cảm xúc tác động rất lớn, cảm xúc đã quyện vào đó.

3. Hình thành những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ

Nhu cầu giao tiếp với người lớn và sự định hướng vào môi trường xung quanh ngày càng tăng đã làm nảy sinh khả năng nói năng ở trẻ. Khi giao tiếp trẻ bắt chước những âm thanh trong lời nói của những người xung quanh. Đứa trẻ thường thích thú chăm chú lắng nghe lời người lớn nói với mình. Sau 3 tháng, một đứa trẻ bình thường có thể phát ra những âm thanh nhỏ "gừ gừ". Những âm thanh này trở nên mạnh hơn khi được người lớn cúi xuống "trò chuyện". Trong khi giao tiếp với người lớn đứa trẻ có thể bắt chước những âm thanh mà người lớn thường ru nó hay nựng nó. Chẳng hạn thỉnh thoảng ta có thể bắt gặp những âm thanh "ô a" trong mồm đứa trẻ theo nhịp điệu "à ơi" hay "ầu ơ" trong lời ru của người lớn.

Cuộc "chuyện trò" giữa người lớn với trẻ hài nhi khi nhìn bề ngoài tưởng chừng như vô nghĩa, nhưng thực ra nó đã khêu gợi ở đứa trẻ trạng thái cảm xúc tích cực, sự thích thú được giao tiếp với người lớn và bắt đầu có những phản ứng lại với sắc thái tình cảm khác nhau trong lời nói của người lớn. Trẻ thường nhoẻn miệng cười khi nghe thấy những âm thanh vui vẻ và thường mếu máo khi nghe những âm thanh dữ tợn như mắng mỏ quát tháo.

Càng về cuối năm đứa trẻ lại càng thích giao tiếp với người lớn hơn, thông qua âm bập bẹ của mình. Nếu được người lớn đáp ứng thì đứa trẻ càng thích thú phát ra nhiều âm thanh bập bẹ hơn. Âm bập bẹ này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này. Trong tiếng bập bẹ trẻ học cách sử dụng môi, lưỡi và hơi thở để chuẩn bị cho việc học nói.

Sự thông hiểu lời nói của trẻ xuất hiện trên cơ sở của sự phối hợp hoạt động của tri giác nhìn và nghe. Quá trình dạy trẻ thông hiểu lời nói thường diễn ra như sau: Người lớn hỏi trẻ "cái gì đó ở đâu? "như "mẹ đâu", "bố đâu?", "con mèo đâu? " v.v... Những câu hỏi đó gây ra ở trẻ phản ứng định hướng, đứa trẻ bắt đầu tìm kiếm. Lúc đầu người lớn cần chỉ ra đối tượng cho trẻ nhìn thấy, sau đó cần lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình đó, kết quả là hình thành được mối liên hệ giữa các âm thanh trong câu hỏi và đối tượng mà người lớn chỉ cho.

Lúc đầu, trẻ hài nhi nghe ngôn ngữ như nghe những âm thanh nào đó. Ngữ âm là yếu tố đầu tiên quyết định thái độ phản ứng của trẻ cũng tức là quyết định sự hiểu ngôn ngữ của trẻ. Chẳng hạn khi người lớn nói với trẻ câu "Lại đây với bác!" với ngữ điệu nặng nề, như giận dữ thì đứa trẻ tỏ ra sợ hãi, mếu máo hoặc oà khóc. Nhưng vẫn câu "Lại đây với bác" mà lại nói với trẻ bằng ngữ điệu trìu mến, âu yếm thì đứa trẻ nhoẻn miệng cười và đưa tay ra.

Cuối tuổi hài nhi, mà liên hệ giữa tên đối tượng và chính bản thân đối tượng trở nên rõ ràng và phong phú hơn. Đó là hình thức đầu tiên của sự thông hiểu ngôn ngữ. Lúc này trẻ có thể chỉ ra đúng đối tượng mà người lớn hỏi. Nhưng điều quan trọng đối với trẻ không phải là việc tìm kiếm đúng đối tượng, mà quan trọng là sự tìm kiếm đó cốt để giao tiếp với người lớn. Cứ mỗi lần được người lớn khích lệ đứa trẻ hết sức vui mừng, làm thoả mái nhu cầu giao tiếp.

Như vậy trong quá trình tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn, sự thông hiểu ngôn ngữ của trẻ dần dần mang tính chất tích cực hơn và trở thành một trong những phương tiện quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp của trẻ với những người xung quanh.

Tóm lại, sự phát triển của trẻ trong năm đầu tiên song song với việc tiến tới độc lập về mặt sinh học của con người, ở giai đoạn này chủ yếu là tạo ra những tiền đề rất cần thiết để sau này hình thành nên những chức năng tâm lý của con người.

Video liên quan

Chủ Đề