Ví dụ bình đẳng về cơ hội học tập

GD&TĐ – Khái niệm xã hội học tập và ý tưởng về việc mọi người đều có cơ hội duy trì việc học tập trong suốt cuộc đời được tranh luận trong gần nửa thế kỷ qua.

Ảnh minh họa/INT

Cộng đồng giáo dục quốc tế đã công nhận sức mạnh chuyển đổi của giáo dục và giá trị việc học tập suốt đời đối với các cá nhân, cộng đồng và xã hội. Một ví dụ cụ thể, trong số các mục tiêu phát triển bền vững có một mục tiêu riêng về giáo dục, đó là bảo đảm giáo dục có chất lượng toàn diện và công bằng, đồng thời thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.

Ở Việt Nam, khái niệm xã hội học tập và ý tưởng về việc học tập suốt đời được cụ thể hóa từ đầu những năm 2010, thông qua quá trình xây dựng Đề án quốc gia về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020. Sau 8 năm triển khai, thành tựu Việt Nam đạt được là đáng kể; đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan đến xóa mù chữ và phổ cập giáo dục. Chính phủ cũng cam kết đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài ra, Luật Giáo dục 2019 cũng trở thành khung pháp lý toàn diện, bao gồm cả giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời.

Liên quan đến vấn đề này, UNESCO có một mạng lưới toàn cầu về các thành phố học tập. Mạng lưới này hỗ trợ việc học tập suốt đời ở các thành phố trên thế giới bằng cách thúc đẩy đối thoại chính sách và học tập đồng đẳng cũng như tăng cường các quan hệ đối tác giữa các thành phố thành viên. Hiện nay, mạng lưới này có 229 thành phố thành viên trong đó, Vinh [Nghệ An] và Sa Đéc [Đồng Tháp] lần đầu tiên gia nhập mạng lưới toàn cầu này là ví dụ điển hình cho thấy việc học tập suốt đời đang trở thành hiện thực ở cấp địa phương của Việt Nam.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều quốc gia vẫn phải vật lộn để đáp ứng các nhu cầu giáo dục cơ bản và việc hiện thực hóa sứ mệnh học tập suốt đời vẫn là thách thức lớn. Tại Việt Nam, công tác tuyên truyền về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập mới đạt ở chiều rộng, chưa có chiều sâu, nhất là địa bàn khu dân cư vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc. Trình độ nhận thức của người dân chưa đồng đều, nhất là bộ phận người dân lao động ở nông thôn nên chưa đáp ứng yêu cầu của học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường chưa đa dạng, phong phú, điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn.

Bài học kinh nghiệm sau 8 năm Việt Nam triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020” cho thấy, vai trò quan trọng của việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức, người lao động và nhân dân về ý nghĩa, sự cần thiết và tầm quan trọng của học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.

Các sở GD&ĐT phải chủ động, phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học cấp tỉnh và các sở, ban, ngành trong tỉnh để tham mưu, đề xuất tỉnh ủy/thành ủy, UBND cấp tỉnh ban hành chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, chính sách thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Tăng cường huy động sự tham gia của các cơ sở giáo dục đại học trong việc xây dựng, cung cấp, chia sẻ nguồn học liệu mở để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân…

Bộ GD&ĐT đang xây dựng, đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030”. Chúng ta có niềm tin rằng, với sự phối hợp chặt chẽ và nỗ lực chung trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, chúng ta sẽ tạo ra những cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, thúc đẩy đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Từ đó, tăng cường chuẩn bị nguồn nhân lực hướng tới phát triển bền vững để hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Sinh viên thực hiện : Hà Thị Giang Nguyễn Thị Thu HàTrương Thu HàNguyễn Thị HằngLớp : K58AKhoa : Giáo dục chính trịGVHD GVC – THs : Đinh Văn Đức BÀI 8PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂNTIẾT 1 1 .QUYỀN HỌC TẬP, SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂNa ]Quyền học tập của công dân Trong thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có đoạn viết “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em “Em hiểu thế nào về đoạn thư này của Bác? KHÁI NIỆMHọc tập là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân, theo đó, mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. Nội dung và biểu hiện của quyền được học tập của công dân: Nội dung Biểu hiện Ví dụQuyền học không hạn chếHọc bất cứ ngành nghề nàoHọc thường xuyên, suốt đờiĐối xử bình đẳng về cơ hội học tậpĐược tham gia tất cả các bậc học, cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.Được lựa chọn ngành nghề phù hợp.Tham gia nhiều hình thức và loại hình trường lớp khác nhau.Tất cả mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau.Mầm non, THCS, THPT, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học.Khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, khoa hoc xã hội-nhân văn...Chính quy hoặc không chính quy, tập trung hăc vừa học vừa làm, ban ngày hoặc buổi tối, trường công lập hoặc dân lập..Không phân biệt bởi thành phần dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội... 1. Học không hạn chế 2. Học bất cứ ngành nghề nào 3. Học thường xuyên, suốt đời 4. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tập Tình huốngNam và Thái nói chuyện với nhau về quyền học tập của công dân. Nam nói : Nói công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, không hạn chế theo tớ là không đúng. Tớ thấy hạn chế rõ ràng mà. Như chúng ta chẳng hạn, sau khi học xong lớp 12 thì có người vào được đại học, cao đẳng, có đứa vào trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề, có đứa chẳng học hành gì nữa phải đi lao động ngay. Em có đồng ý với ý kiến của Nam không? Vì sao?Ý kiến của Nam là sai. Vì việc thực hiện quyền học tập như thế nào là tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của mỗi người.[ ví dụ muốn học ở trường ĐHSP Hà Nội thì phải dự kì thi tuyển và phải đạt điểm quy định đối với nghành học mà mình muốn vào học]. Do đó không nên hiểu quyền học tập của công dân theo nghĩa chung chung mà phải hiểu công dân có quyền học tập theo quy định của pháp luật.Trả lời b] Quyền sáng tạo của công dânKhái niệmQuyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 12 – Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 12

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 12

Trả lời:

– Tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường đều có quyền học tập tại tất cả các loại hình trường lớp [trường công, trường tư…]

– Chính sách của Nhà nước ta hiện nay là phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở, tiến tới phổ cập cấp THPT.

– Ngoài ra các đối tượng khác cũng được khuyến khích và tạo mọi điều kiện để được học tập nâng cao trình độ, được bồi dưỡng kiến thức.

– Chúng ta được tự do lựa chọn ngành nghề học, công việc và nơi công tác phù hợp.

Trả lời:

– Không phải trong chế độ xã hội nào công dân cũng có quyền được học tập.

– Ví dụ, ở nước ta trong xã hội phong kiến phụ nữ không được đi học.

– Ngày nay, chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đang từng bước phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông.

– Đây là một bước tiến vượt bậc của đất nước, thể hiện chủ trương, quan điểm của đảng tất cả vì con người, ưu tiên và đầu tư cho giáo dục.

Trả lời:

– Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người để mỗi công dân có thêm cơ hội học tập phù hợp với khả năng của bản thân.

Trả lời:

   – Quyền sáng tạo:

      + Các em Giang Thanh Tú Uyên và Nguyễn Thị Thu Tuyết [Trường THPT Bùi Thị Xuân, tỉnh Lâm Đồng] với ý tưởng sản phẩm kính thông minh hỗ trợ di chuyển cho người khiếm thị, kết hợp định vị GPS với Smartphone. Các em đã đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo trẻ cho học sinh THPT toàn quốc.

    – Quyền phát triển:

      + Trẻ em Việt Nam dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập, được hỗ trợ đi học.

      + Những học sinh đạt giải cấp Quốc gia, quốc tế được tuyển thẳng vào đại học.

      + Những học sinh nghèo vượt khó học giỏi được hỗ trợ bằng học bổng để có thể tiếp tục quá trình học tập của mình.

Trả lời:

– Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. Ví dụ như Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

– Nhà nước thực hiện công bằng và xã hội hóa trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

– Nhà nước khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt khoa học ứng dụng.

– Nhà nước đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển…

Trả lời:

– Học sinh Trung học phổ thông được quyền viết bài để đăng báo.

– Đây là thể hiện quyền sáng tạo của công dân.

Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:

   a. Mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ.

   b. Mọi công dân đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.

   c. Mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển năng khiếu.

   d. Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển tài năng.

Trả lời:

Đáp án: b và d

Trả lời:

– Phan Đăng Nhật Minh [THPT Hải Lăng, Quảng Trị] được mệnh danh là “cậu bé Google” nhờ khả năng trả lời nhanh và chính xác; lập kỉ lục chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 17.

– Trần Thị Diệu Liên học lớp chuyên Anh trường chuyên Lê Hồng Phong, là học sinh giỏi suốt 12 năm. Nhờ sự nỗ lực và tài năng, Liên nhận được gói hỗ trợ tài chính suốt 4 năm học trị giá 7 tỷ đồng của Đại học Harvard.

– Chảo Thị Yến [Bát Xát, Lào Cai] là cô gái người Dao đầy nghị lực đã giành học bổng thạc sĩ SUFONAMA 47.000 euro.

Video liên quan

Chủ Đề