Hoang mạc khô nhất trên thế giới nằm ở đâu

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Sa mạc Atacama [Chile] từ lâu đã được xem như "Sao Hỏa trên Trái Đất". Bởi nơi đây chỉ có nắng, gió, bụi và gần như không có mưa trong hàng thế kỉ qua.

Không giống với Puerto Natales rét buốt và toàn gỗ thì sa mạc Atamaca lại đầy nắng và toàn đất. Nắng, gió, bụi và chó hoang là "đặc sản" của nơi đây. Vì thế mà Atacama được xem như một trong những vùng đất khô cằn nhất trên thế giới hay "Sao Hỏa trên Trái Đất".

Sa mạc Atacama - Thành phố đất nung của Chile

Nằm phía bắc của Chile và một phần nhỏ ở phía nam Peru, sa mạc Atacama cách chí tuyến Nam 960km. Dân số chỉ hơn 5.000 người sinh sống. Trước đây, họ sống nhờ vào ngành khai thác quặng mỏ. Tuy nhiên, những năm gần đây, sa mạc Atacama trở thành một trong những điểm đến thiên nhiên nổi tiếng, được nhiều du khách ghé thăm. Đó là nhờ vào sự đa dạng địa chất của dãy núi Andes chạy ngang qua, những địa hình tương phản với nhau, các ngọn đồi toàn đá, đá núi lửa và cồn cát trải dài. 

Đặc biệt, sa mạc Atacama có những điều rất đặc trưng, không giống bất kỳ thành phố nào khác. Đó là nhà, nhà thờ, quảng trường, tòa thị chính... đều được xây dựng từ đất nung. Mọi vật trang trí đều bằng gốm, sứ... tạo nên sự đặc sắc cho nơi này. 

Đắm chìm trong thế giới hoang dã ở sa mạc Atacama

Nếu du lịch Chile mà bỏ qua sa mạc Atacama thì thật sự rất đáng tiếc. Tuy thời tiết khắc nghiệt, việc di chuyển khó khăn nhưng bù lại, nơi đây lại sở hữu vẻ đẹp hoang dã và nguyên sơ nhất. 

Sa mạc Atacama - Vùng đất khô cằn nhất trên thế giới

Nếu như nắng, gió và bụi chưa đủ để nói lên sự khô cằn của sa mạc Atacama thì chắc chắn phải nhắc đến "sự sống" của cây cối. Trên sa mạc này, cây xương rồng cũng không thể mọc và phát triển lên được. Thậm chí chẳng cần một phương pháp ướp xác nào, các miếng thịt khi được đặt trên nền cát nóng có thể giữ nguyên mãi mãi. Thời điểm khắc nghiệt nhất là vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao khiến du khách có thể gãy tọc, nứt móng tay hoặc móng chân. 

8 hồ nước nóng mở cửa quanh năm

Dù sa mạc Atacama có nhiều ngọn núi với chiều cao lên đến 6.885m nhưng lại không hề có băng tuyết. Thay vào đó, Atacama có vô vàn những tinh thể muối, suối đá vôi hàng thiên niên kỷ và 8 hồ nước nóng với nhiệt độ trung bình khoảng 33 độ C. Điều đặc biệt là cả 8 hồ nước này đều có màu xanh ngọc bích và chứa nhiều khoáng chất, có lợi cho sức khỏe. Hiện nay, những hồ nước nóng này được khu resort Explora Atacama quản lý và mở cửa đón khách quanh năm. 

Bàn tay khổng lồ trên sa mạc Atacama

Tác phẩm "bàn tay sa mạc" bắt đầu xây dựng từ năm 1980 và hoàn thành vào năm 1992. Bức tượng cao 11m, tạo hình một bàn tay khổng lồ trồi lên từ lớp cát, tựa như tàn tích của một nền văn minh bị lãng quên. Mặc dù là nơi khô hạn nhất hành tinh nhưng sa mạc Atacama cũng là một điểm đến hấp dẫn với những ngọn núi cao hùng vĩ cùng các triền cát trải dài đến chân trời. 

Sa mạc Atacama là một trong 5 địa điểm nổi tiếng ở Chile. Nếu có dịp đi du lịch Nam Mỹ, hãy dừng chân tại đây để cảm nhận sự khắc nghiệt của sa mạc và vẻ đẹp trong veo của bầu trời mà không nơi nào sánh được. 

TravelMag đang tìm kiếm ứng viên tài năng cho vị trí phóng viên trải nghiệm - Vlogger - Reviewer, chần chờ gì mà không ứng tuyển ngay!

Nguồn ảnh: Nguyễn Bích Ngọc 

Theo Brut/Nature

Hoang mạc hết sức khô hạn nằm ở đâu

  
Hoang mạc Atacama [tiếng Tây Ban Nha: Desierto de Atacama] là một sa mạc nằm ở phía bắc Chile và một phần nhỏ ở phía nam Peru. Hoang mạc Atacama nằm giữa Thái Bình Dương và dãy núi Andes, cách chí tuyến Nam 960 km.

Hoang mạc hết sức khô hạn ở sahara

hoang mạc khô và lớn nhất là hoang mạc sahara


TPO - Nơi đây có nhiều vùng hàng trăm năm không hề có mưa, tiêu biểu như Thung lũng McMurdo [thung lũng Khô] các nhà khoa học khẳng định là nơi khô hạn nhất trên Trái Đất.

Bạn có hay đã gần 2 triệu năm, vùng đất khắc nghiệt này - hoang mạc khô cằn nhất thế giới không có lấy nổi một cơn mưa.

Nhắc đến nơi khô cằn nhất trên thế giới, chúng ta thường sẽ nghĩ ngay đến hoang mạc Atacama nằm ở phía Bắc Chile và một phần nhỏ ở phía Nam Peru. Hàng năm, lượng mưa trung bình đo được ở Atacama chỉ đạt ngưỡng thấp hơn 50mm.


Tên gọi "thung lũng khô" cũng bắt nguồn từ lý do khí hậu ở McMurdo.

Tuy nhiên, trên thực tế có một vùng đất còn khắc nghiệt và khô cằn hơn cả Atacama. Đó chính là dãy thung lũng McMurdo nằm ở Châu Nam Cực, trong vùng Victoria Land phía Tây McMurdo Sound. Đây cũng là vùng đất có điều kiện tự nhiên gần giống với sao Hoả nhất.

Các thung lũng này là những thung lũng khô và không hề bị bao phủ bởi băng tuyết trắng.

Hoang mạc này có độ ẩm cực kỳ thấp, đồng thời những ngọn núi hùng vĩ bao quanh đã ngăn không cho dòng băng biển chảy ra từ dải băng Nam Cực trên biển Ross Sea đổ vào thung lũng.

Với diện tích bề mặt khoảng 4.800km2, dãy thung lũng McMurdo chiếm khoảng 0,03% bề mặt lục địa và là khu vực không có băng lớn nhất ở Nam Cực.


Tốc độ gió thổi xuống thung lũng lên đến 320km/giờ.

Tốc độ gió thổi xuống thung lũng lên đến 320km/giờ, sẽ kéo theo không khí lạnh dày đặc kết hợp với lực hấp dẫn làm bay hơi toàn bộ nước, đá và tuyết.

Những khối băng duy nhất được tìm thấy ở nơi đây nằm ở các sông băng dọc theo thung lũng và các hồ chứa trong đó có hồ nước muối Vida. Hồ này nằm sâu dưới lớp băng dày 18 mét, và hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài cách đây ít nhất 3.000 năm.


Hồ nước đóng băng ở Thung lũng McMurdo.

Vậy sự sống tại một nơi khắc nghiệt như dãy thung lũng McMurdo sẽ diễn ra như thế nào?

Trong chuyến thám hiểm địa cực của mình, thuyền trưởng Scott – một chỉ huy của Hải quân Anh đã lần đầu tiên phát hiện ra vùng thung lũng khô McMurdo vào năm 1903.

Ông cho rằng không có một sinh vật sống nào có thể tồn tại ở một nơi khắc nghiệt như vậy và gọi đây là "Thung lũng chết".


Trong thung lũng McMurdo, không hề có sự tồn tại cây cối, động vật.

Trong thung lũng McMurdo, không hề có sự tồn tại cây cối, các loài động vật gặm nhấm và động vật thân mềm như những nơi khác ở Nam Cực.

Vào năm 2013, các nhà nghiên cứu Canada và Mỹ tiến hành cuộc thám hiểm thực địa tới thung lũng để kiểm tra quần thể vi khuẩn ở nơi đây. Đồng thời, họ cũng thử nghiệm một thiết bị khoan băng vĩnh cửu, được thiết kế để lấy mẫu vật bề mặt tại những điểm được cho là giống với bề mặt sao Hoả nhất.


Các nhà khoa học di chuyển bằng trực thăng đến McMurdo.

Sau khi xem xét kết quả, họ kết luận rằng không tìm thấy những sinh vật sống trong tầng băng vĩnh cửu và công nhận đây là nơi "đầu tiên" không có sự sống của vi khuẩn trên hành tinh.

Không chỉ tập trung nghiên cứu sinh học, các nhà khoa học cũng căn cứ vào nhiệt độ trung bình hàng năm và lượng băng tan tại McMurdo để đưa ra những đánh giá về khí tượng. Nhờ đó, họ có thể theo dõi và dự đoán những diễn biến của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Cập nhật: 03/07/2017 Theo Trí Thức Trẻ

Video liên quan

Chủ Đề