Td viêm dạ dày là gì

Viêm dạ dày cấp gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm cách nào để chẩn đoán viêm dạ dày cấp và điều trị sớm? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm kiến thức hữu ích về bệnh lý này.

Viêm dạ dày cấp là một thuật ngữ y khoa sử dụng để miêu một tình trạng sức khỏe liên quan đến những tổn thương niêm mạc dạ dày. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng một cách đột ngột do hiện tượng sưng, viêm kèm phù nề niêm mạc dạ dày dẫn đến những cơn đau bất thường ở vùng thượng vị.

Khác với dấu hiệu viêm dạ dày mãn tính, những cơn đau bụng ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cấp có đặc điểm là diễn ra bất ngờ và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Đáng chú ý hiện nay số người mắc bệnh viêm dạ dày cấp tính ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng cao và ngược lại tỷ lệ mắc viêm dạ dày mãn tính lại đang giảm xuống.

Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt rõ khái niệm viêm dạ dày và viêm dạ dày ruột. Viêm dạ dày là bệnh lý chỉ ảnh hưởng đến chức năng dạ dày, biểu hiện bên ngoài bằng dấu hiệu buồn nôn và nôn ói.

Còn viêm dạ dày ruột vừa ảnh hưởng chức năng dạ dày vừa ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Do đó người bệnh ngoài buồn nôn, nôn ói còn có thể gặp triệu chứng tiêu chảy phân nước.

Đa số các trường hợp, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cấp tính không có những triệu chứng quá đặc hiệu hay đáng chú ý nào. Tuy nhiên, viêm dạ dày cấp có thể khiến người bệnh có một số triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:

Ngoài ra, những triệu chứng của viêm dạ dày cấp có thể liên quan đến một số tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như:

Do đó, người bệnh nếu có các dấu hiệu gợi ý viêm loét dạ dày cấp tính cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh lý và có biện pháp can thiệp phù hợp. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý nếu các biểu hiện trên kéo dài quá ít nhất 1 tuần và đặc biệt là xuất hiện triệu chứng nôn ra máu, đi tiêu phân đen thì cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Chán ăn là một trong các triệu chứng chẩn đoán viêm dạ dày cấp

Để chẩn đoán viêm dạ dày cấp một cách toàn diện, chính xác nhất, bác sĩ sẽ tiến hành trao đổi, đặt ra một số câu hỏi để tìm hiểu về tiền sử, bệnh sử và các triệu chứng cơ năng của người bệnh. Sau đó, người bệnh được chỉ định thăm khám toàn diện, đặc biệt là chú ý các dấu hiệu của ổ bụng, trong đó quan trọng nhất là ấn đau vùng thượng vị.

Sau khi hỏi bệnh, thăm khám kỹ lưỡng và có được chẩn đoán sơ bộ. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để khẳng định chẩn đoán viêm dạ dày cấp như sau:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để đánh giá sức khỏe tổng quát;
  • Kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn H.P trong dạ dày bằng các xét nghiệm như tìm kháng thể HP trong máu, test hơi thở ure hoặc test mẫu nước bọt;
  • Xét nghiệm phân tìm sự hiện diện của hồng cầu trong mẫu phân, gợi ý có tình trạng chảy máu từ các vết viêm loét dạ dày;
  • Nội soi dạ dày là biện pháp quan sát trực tiếp giúp đánh giá mức độ, vị trí vết loét trên niêm mạc dạ dày;
  • Sinh thiết mô dạ dày để khẳng định chẩn đoán;
  • Ngoài ra, người bệnh còn được chỉ định các cận lâm sàng hỗ trợ khác như siêu âm bụng tổng quát hoặc chụp X quang.

Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cấp, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định nhiều phác đồ điều trị khác nhau. Trong đó chủ yếu người bệnh phải vừa sử dụng các thuốc điều trị vừa phải thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Các loại thuốc thường được chỉ định điều trị viêm dạ dày cấp tính bao gồm:

  • Thuốc kháng axit: có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa tại dạ dày;
  • Thuốc kháng histamin H2: có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, cần sử dụng trước ăn khoảng 30 phút;
  • Thuốc ức chế bơm proton: ức chế quá trình sản xuất axit dạ dày, tuy nhiên loại thuốc này chỉ được sử dụng 1 lần/ngày, không nên dùng kéo dài quá 14 ngày;
  • Các loại kháng sinh: được chỉ định nếu có tính trạng nhiễm vi khuẩn H.P. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do H.P thường sử dụng kháng sinh, ức chế bơm proton PPI và Bismuth, thời gian sử dụng từ 10 đến 14 ngày.

Bên cạnh đó, nếu tình trạng viêm dạ dày cấp liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc [trong đó quan trọng nhất là kháng viêm không steroid và nhóm corticoid] thì người bệnh cần ngưng sử dụng các loại thuốc đó theo hướng dẫn của bác sĩ. Những trường hợp bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc đó thì người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc dự phòng kèm theo bằng các thuốc ức chế axit dạ dày.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để đánh giá sức khỏe tổng quát, hỗ trợ chẩn đoán viêm dạ dày cấp

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc điều trị như trên, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm nhẹ các triệu chứng cũng như phòng ngừa viêm dạ dày cấp. Người bệnh nên thực hiện một số lời khuyên như sau:

  • Hạn chế hoặc không sử dụng thức uống có cồn như bia, rượu;
  • Tạo thói quen ăn chín uống sôi;
  • Hạn chế các món ăn có tính cay nóng, dầu mỡ hoặc có vị chua;
  • Chia nhỏ bữa ăn;
  • Hạn chế thức khuya;
  • Tạo cảm giác thoải mái, điều chỉnh tâm trạng, giảm áp lực căng thẳng trong công việc, cuộc sống;
  • Hạn chế sử dụng các thuốc có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày;
  • Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để ngăn ngừa những vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập cơ thể;
  • Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid đúng chỉ định bác sĩ, lưu ý không sử dụng quá thường xuyên, liên tục.

Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn nhận được sự hài lòng và đánh giá cao của khách hàng bởi chất lượng điều trị, trang thiết bị y tế và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân.

  • Trang thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam: Máy nội soi tiêu hóa ống mềm độ phân giải cao giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và các bệnh lý tiêu hóa chính xác. Robot phẫu thuật của Mỹ có độ chính xác cao, ít xâm lấn, thời gian hồi phục của bệnh nhân nhanh.
  • Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao: Các bác sĩ được đào tạo bài bản tại các Trung tâm ngoại khoa hàng đầu của Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, có trình độ chuyên môn cao. Được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài, cập nhật các kỹ thuật, phác đồ điều trị mới nhất trên thế giới.
  • Chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu hóa với kỹ thuật mới nhất: Phẫu thuật nội soi bằng robot với tỉ lệ thành công lên đến 95%. Nội soi tiêu hóa gây mê không đau, không khó chịu.
  • Chăm sóc người bệnh toàn diện: Là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng chương trình phục hồi sớm sau phẫu thuật [ERAS], giúp rút ngắn thời gian nằm viện chỉ còn sau 3 - 5. Tỷ lệ biến chứng, chi phí của người bệnh giảm, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh - Trưởng khoa Nội Tiêu hóa - Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng là bệnh thường gặp ở đa số mọi người. Trong giai đoạn bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn, tuy nhiên khi để bệnh viêm loét sang giai đoạn mạn tính, thì việc chữa trị căn bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ gây ra các biến chứng đáng tiếc.

Vậy bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng là gì? Những nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh thế nào? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc tìm hiểu rõ về căn bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.

Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng [phần đầu của ruột non]. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc [màng lót bên trong cùng] của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.

Đây là các yếu tố thuận lợi dễ dẫn đến bệnh loét dạ dày-tá tràng.

Bạn có biết rằng, trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe của con người, trong đó đặc biệt là chất nicotine. Chất nicotine sẽ gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol – đây là tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

Những người hay bị căng thẳng, lo lắng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, bởi các căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày.

Căng thẳng thường xuyên là yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.

Việc sinh hoạt cá nhân không điều độ như thức khuya, bỏ bữa ăn sáng hay là việc ăn uống không đúng giờ giấc, thói quen ăn khuya, lười vận động... không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn là yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.

Hai nguyên nhân chính gây loét dạ dày-tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori [Vi khuẩn HP] hay dùng thuốc kháng viêm không steroid [NSAID] thường dùng để trị đau khớp.

Đây là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng và tiết ra các độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại axít.

Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm vi trùng Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày- tá tràng.

Đây là một trong các dấu hiệu chính của bệnh viêm loét dạ dày. Nếu loét tá tràng thì cơn đau thường sẽ xuất hiện vào lúc đói hoặc là lúc sau ăn khoảng 2 - 3 tiếng, có thể đau vào lúc nửa đêm về sáng, lan ra sau lưng. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn. Bạn nên hạn chế ăn những món ăn chua, cay... khi đang đói.

Một số triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu thường xuyên của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.

Cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu là do dạ dày đã bị tổn thương, kéo theo hoạt động tiêu hóa chậm lại, khiến cho người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.

Mất ngủ hay giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, bụng nặng cảm giác khó tiêu, hay do đau lúc bụng đói nửa về đêm sáng.

Đa số bệnh nhân khi bị viêm loét dạ dày-tá tràng thường có các triệu chứng này. Ợ hơi, hoặc ợ chua là những dấu hiệu rất hay gặp phải ở những bệnh nhân bị bệnh trong thời kỳ đầu.

Ợ nóng rát thượng vị thường xuất hiện ở bệnh nhân có trào ngược dạ dày thực quản hơn.

Một dấu hiệu của viêm loét dạ dày-tá tràng nữa đó là có triệu chứng bị tiêu chảy hoặc táo bón. Do việc tiêu hóa không ổn định, người bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng thường bị sút cân. Nhưng ngược lại, vì triệu chứng đau thường xảy ra lúc bụng đói nên bệnh nhân hay ăn nhiều hơn, cũng có thể gây tăng cân nhanh.

Tuy nhiên, các triệu chứng kể trên chỉ có mang tính chất gợi ý chứ không thể chẩn đoán một cách chính xác. Người bệnh nên đến bệnh viện để được tiến hành các thủ thuật chuyên khoa, xét nghiệm kiểm tra, và đặc biệt là tiến hành nội soi dạ dày-tá tràng. Phương thức nội soi sẽ giúp chúng ta biết được chính xác vị trí, mức độ tổn thương của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, hay có nhiễm vi khuẩn HP hay không. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra được chỉ định và phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho người bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.

Đau bụng vùng thượng vị là dấu hiệu khả năng mắc bệnh viêm loét dạ dày.

Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng ở thời kỳ sớm và được phát hiện kịp thời sẽ dễ dàng điều trị. Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì sẽ khó chữa khỏi dứt điểm và thường gây các biến chứng đáng tiếc. Do vậy, khi chúng ta phát hiện ra những dấu hiệu hay triệu chứng nghi ngờ mình có khả năng bị viêm loét dạ dày, ngoài việc điều chỉnh và duy trì các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, hạn chế ăn các thức ăn có tính kích thích, người bệnh nên đến bệnh viện, phòng khám gần nhất để được chẩn đoán; đồng thời có các phương pháp, phác đồ điều trị bệnh thích hợp.

Đầu tiên là ngưng ngay thuốc kháng viêm không sreroid [NSAID] hay dùng các phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori, nếu có. Hiện nay do việc đề kháng thuốc lan rộng của vi khuẩn nên phác đồ thường dùng là phác đồ 4 thuốc có Bismuth hoặc có Levofloxacin.

Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng nếu không được điều trị ngay sẽ trở thành mạn tính và khó có thể khỏi dứt điểm. Căn bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng có ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Thủng dạ dày-tá tràng: dấu hiệu của thủng là hiện tượng đau bụng dữ dội đột ngột.
  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Chảy máu ở vết viêm loét có thể dẫn đến tình trạng mất máu nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng. Dấu hiệu của một vết loét chảy máu bao gồm các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, nôn ra máu đỏ hay phân có màu đen.
  • Hẹp môn vị: đây là dạng mô viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị-tá tràng, gây hẹp lòng ruột ngay dưới dạ dày, làm cho thức ăn khó có thể đi qua đường tiêu hóa. Các dấu hiệu của hẹp môn vị như là nôn mửa, bụng óc ách thức ăn cũ và sút cân nhanh.

Các biến chứng kể trên đều rất nghiêm trọng và có thể cần phẫu thuật. Bạn nên đến bệnh viện gần nhất để khám và điều trị khẩn.

Viêm loét dạ dày-tá tràng là loại bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp và cần ăn kiêng một số loại thực phẩm. Ngay sau đây là một số loại thực phẩm khuyến khích người bệnh nên ăn và không nên ăn.

  • Sữa, trứng sẽ có tác dụng làm đệm trung hòa lượng axit có trong dạ dày. Sữa thì chúng ta nên uống sữa nóng; trứng nên ăn dưới dạng hấp hoặc là cho vào cháo, một tuần chỉ nên ăn từ 2-3 lần mỗi lần ăn khoảng 1-2 quả.
  • Các thực phẩm có chứa nhiều đạm dễ tiêu: thịt lợn nạc, cá nạc, đặc biệt chúng ta nên dùng dưới dạng chế biến là luộc, hấp, kho để dễ hấp thu.
  • Rau củ quả tươi: chọn các loại rau củ non, ưu tiên họ cải [cải bắp, củ cải, hoặc rau cải] vì rau họ này có chứa nhiều vitamin cho việc nhanh chóng liền các vết thương của đường tiêu hóa.
  • Các loại thức ăn có chứa tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu như là cơm, bánh mì, hoặc là các loại cháo, khoai củ nấu, hoặc luộc chín kỹ.
  • Các loại dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt như là dầu từ hạt hướng dương, dầu vừng, hay là dầu hạt cải, hoặc dầu đậu nành...

  • Các loại thịt nguội đã chế biến sẵn như dăm bông, lạp sườn, xúc xích.
  • Những loại thức ăn cứng, dai như thịt nhiều gân, sụn, hay là rau có nhiều xơ [rau già, rau cần...] quả xanh sống...
  • Gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt, hoặc các loại dưa cà muối, hành muối.
  • Các loại quả chua như chanh, cóc, xoài xanh, sấu ....
  • Các loại nước có gas.
  • Chè, cà phê đậm đặc.
  • Ngừng những loại nước uống có cồn như bia, rượu. Nếu chúng ta bỏ được thói quen này không chỉ tốt cho dạ dày mà còn tốt cho tim mạch và gan.
  • Bỏ thuốc lá ngay lập tức, điều này không chỉ giúp cho bạn cải thiện bệnh viêm dạ dày-tá tràng mà còn giúp bạn sẽ tránh khỏi nguy cơ mắc phải nhiều bệnh về phổi và các bệnh có liên quan tới đường hô hấp.

Không uống rượu bia và không hút thuốc lá sẽ cải thiện tình hình viêm loét dạ dày-tá tràng.

  • Các loại thực phẩm trước khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, hoặc là nấu mềm.
  • Người bệnh nên được ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong.

Một số cách lựa chọn lối sống và thói quen sẽ có thể làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh lý viêm loét dạ dày-tá tràng. Bao gồm:

  • Không uống nhiều hơn hai ly những loại đồ uống có cồn mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng Ibuprofen, aspirin và naproxen [NSAID].
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ăn các loại thực phẩm đã được nấu chín một cách hoàn toàn.
  • Duy trì và thực hiện một lối sống lành mạnh bằng việc bỏ hút thuốc lá và sử dụng một chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng giàu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp cho chúng ta ngăn ngừa bệnh loét dạ dày-tá tràng và cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của chính mình.

Qua bài viết trên, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hi vọng các bạn đã có được các kiến thức tổng thể về bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Đồng thời cải thiện các thói quen không lành mạnh giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn đặc biệt là dạ dày của chúng ta.

Khoa Nội soi - Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Để được thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh tiêu hóa, bạn có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Ăn thế nào là đúng cách để tốt cho dạ dày?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề