Tại sao cho trâu ăn muối

Hiện, gia đình anh Đồng Văn Chiêm [SN 1983] dân tộc Tày có quy mô nuôi trâu, bò lớn nhất ở bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể [Bắc Kạn].

Gắn bó với đàn trâu, bò cả gần chục năm nên anh Chiêm hiểu ý từng con một. Cuối mỗi buổi chiều đàn trâu, bò trở về anh đều cho chúng ăn mấy hạt muối.

Trang trại trâu, bò của anh Chiêm nằm tít sâu phía trong hồ Ba Bể. Để vào thăm trang trại của anh, chúng tôi được trải nghiệm lênh đênh trên lòng hồ Ba Bể gần 1 tiếng đồng hồ. Thuyền cập bờ, đoàn chúng tôi cuốc bộ thêm 2km đường rừng, men theo con đường lầy lội chỉ có dấu chân trâu, bò đi qua.

Từ trang trại của anh Chiêm nhìn ra sẽ thấy cảnh lòng hồ Ba Bể tuyệt đẹp.

Trước mắt, trang trại của anh Chiêm hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp với cảnh núi rừng hùng vĩ, vườn cam quýt lá xanh bóng, ao cá và đàn trâu, bò đang thong dong gặm cỏ. Anh Chiêm kể, năm 2008 tốt nghiệp kế toán một trường cao đẳng chính quy, nhưng mãi không xin được việc đúng chuyên ngành học.

Để vào trang trại của anh Chiêm phải đi bộ men theo 2km đường rừng.

Để có tiền bươn trải cuộc sống, anh từng đi làm công nhân. Chán nản với đồng lương công nhân ít ỏi, anh Chiêm quyết chí trở về quê nuôi trâu, bò. “Nuôi con gì cũng tốn tiền mua thức ăn, chỉ nuôi trâu, bò là ít tốn nhất”, anh Chiêm giải thích lựa chọn của mình.

Bên cạnh biệt tài nuôi trâu, bò, anh Chiêm còn rất mát tay với nghề nuôi gà ta thả vườn.

Do nơi anh sinh sống ở sâu trong lòng hồ Ba Bể, nên việc di chuyển trâu, bò từ nơi mua về trang trại rất khó khăn. Anh Chiêm phải dùng thuyền chở, hoặc dắt trâu, bò men theo cánh rừng già, đi bộ cả ngày mới tới nơi. “Không có tiền thuê thú y nên từ kỹ thuật chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đến phòng dịch bệnh cho đàn trâu, bò tôi đều tự học hỏi, mày mò làm. Nhưng khó khăn nhất lúc đó là thuần phục đàn trâu, bò hung dữ, nhất là với một “tay mơ” mới vào nghề như tôi”, anh Chiêm nhớ lại.

Sau nhiều năm gắn bó với đàn trâu, bò, giờ đây anh Chiêm rất có kinh nghiệm chăm sóc, vỗ béo trâu, bò. Hiện, trang trại anh Chiêm đang nuôi 7 con trâu và 40 con bò, tính sơ sơ cũng trị giá bạc tỷ. Theo anh Chiêm, bình thường phải cần đến ít nhất 2 người mới chăn được đàn trâu bò của gia đình anh. Với biệt tài nuôi trâu, bò riêng của mình, đàn trâu bò anh Chiêm không cần người chăn dắt. Thời gian đó, anh Chiêm ở nhà chăn nuôi thêm con gà, con lợn, đào ao thả cá, chăm sóc hàng trăm gốc cam quýt để tăng thu nhập.

“Gắn bó với đàn trâu, bò cả gần chục năm nên tôi hiểu ý từng con một. Cuối mỗi buổi chiều đàn trâu, bò trở về tôi cho chúng ăn mấy hạt muối. Duy trì thói quen này liên tục trong một thời gian dài, nhớ muối chúng sẽ tự về mà không cần người chăn dắt”, anh Chiêm tiết lộ.

Tuy nhiên, anh Chiêm cho hay, để đàn trâu bò tự kiếm ăn cũng gặp không ít rủi ro do địa hình đồi núi hiểm trở. "Giữa năm 2016, đàn trâu trở về tôi thấy thiếu 1 con trâu đực. Đi tìm gần tuần, tôi mới thấy xác con trâu chết do rơi xuống vực sâu", anh Chiêm ngậm ngùi nhớ lại.

Theo Đức Thịnh [Dân Việt]

[Baonghean.vn]- Từ lâu, chăn nuôi đã trở thành một thế mạnh của người dân vùng cao xứ Nghệ. Do phần lớn trâu, bò, lợn...đều được thả rông trong rừng nên nhiều hộ dân đã tập cho đàn gia súc của mình biết nghe hiệu lệnh riêng một cách thuần thục.

Chúng tôi đến thăm trang trại của ông Vi Văn Dũng ở bản Hòa Sơn [xã Tà Cạ, Kỳ Sơn]. Trang trại của ông Dũng hiện đang nuôi hơn 25 con bò và đàn dê hơn 10 con. Có thể nói đây là một trong những hộ có thành tích trong việc chăn nuôi ở xã vùng cao này. Giống bò ông nuôi đều là bò bản địa, chất lượng thịt thơm ngon và tốt hơn bò miền xuôi nên dù giá có đắt hơn nhưng vẫn được mọi người ưa chuộng.

Điều đặc biệt ở hộ chăn nuôi này là ông huấn luyện được bò nghe theo hiệu lệnh nên không cần vất vả mất công sức đi tìm, gọi. Để chứng minh cho chúng tôi, ông bảo vợ ra gọi bò về dù lúc ấy mới hơn 4 giờ chiều. Thật lạ, chỉ bằng mấy tiếng “hơ, hơ, hơ...ơ,ơ,ơ...” của bà, đàn bò đã thi nhau chạy từ cửa rừng về. 

“Lúc đầu thả chúng vào rừng phải mất công đi tìm từng con một rất vất vả. Từ đó, hễ cứ mỗi lần cho ăn muối là chúng tôi gọi vậy để bò quen. Sau 1 thời gian, nghe tiếng gọi là tự bò tìm về chứ chẳng cần tìm nữa, thuận lợi trăm bề” – ông Dũng cười nói. 

Đàn bò của gia đình ông Vi Văn Dũng nghe tiếng gọi về để ăn muối.

Ông Bùi Hoàng Ngân ngụ ở xóm 2 [xã Hương Sơn, Tân Kỳ] nuôi lợn rừng từ những năm 2008, hiện đàn lợn rừng của ông đã lên đến 120 con, trong đó lợn thịt hơn 100 con. Để chất lượng thịt lợn rừng được thơm ngon, hàng ngày ông đều thả lợn vào rừng cho chúng kiếm ăn. Chiều lại đánh kẻng báo hiệu gọi lợn về.

Ông Bùi Hoàng Ngân đánh kẻng để gọi lợn rừng.

Ông cho hay, ban đầu cứ lúc nào cho ăn ông lại gõ kẻng. Cứ thế sau 2 tháng miệt mài tập luyện đàn lợn rừng nghe tiếng kẻng lại kéo nhau từ núi về và thân thiện với người nuôi. “Phải huấn luyện như thế thì mới hạn chế được bản năng hoang dã của lợn rừng nhưng không làm mất đi giá trị của nó” – ông cho biết thêm.

Đàn lợn rừng của ông Dũng nghe tiếng kẻng chạy về.

Như vậy có thể thấy rằng, trong chăn nuôi, người nông dân ở miền Tây Nghệ An đã “sáng tạo” ra những cách gọi đàn gia súc độc đáo để phù hợp với địa bàn rừng núi đồng thời không làm mất đi giá trị của vật nuôi.

Đào Thọ

Nhu cầu Muối natri clorua [NaCl] bao gồm 2 nguyên tố natri [Na+] và clo [Cl]. Bởi vậy muối được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu của vật nuôi về Na và Cl. Hai nguyên tố này được hấp thu từ thức ăn, nước uống qua ruột vào cơ thể. Ở trong cơ thể, Na nằm chủ yếu trong các dịch thể, một phần nằm trong mô cương và mô thần kinh. Na tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu và trao đổi dịch thể. Ngoài ra, Na còn kết hợp với kali [K] trong sự truyền dẫn xung động thần kinh. Na có trong thân tế bào và ty thể, đồng thời ổn định sự hoạt động cho các men Cholinaxetylaza, Photphotransaxetilaza và hệ enzyme hoạt hóa axetat. Còn Cl cũng nằm chủ yếu trong dịch ngoại bào và cùng với Na tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu của máu. Cl còn có vai trò lớn trong dịch vị dạ dày [là thành phần HCl], ổn định độ pH cho men pepsin hoạt động. Rất ngắn gọn, Na và Cl là các chất điện giải lớn góp phần vào việc duy trì sự chênh lệch điện hóa màng tế bào [được gọi là điện thế màng]. Chúng cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa [HCl trong dạ dày], hấp thụ [Na] và vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột vào máu. Không dừng lại ở đó,  chúng còn đóng góp vào việc duy trì lượng máu và áp lực máu, và tham gia vào hệ thống renin-angiotensin-aldosterone. Rõ ràng từ danh sách các chức năng ấn tượng này mà natri và clo là rất cần thiết cho cơ thể và cho sự sống vật nuôi. Theo NRC [Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ], nhu cầu về muối dao động khoảng 0,1 - 0,25% trong các loại thức ăn hoàn chỉnh cho heo và gia cầm. Giả sử muối tinh khiết chứa 39,5% Na và 60,5% Cl, khi bổ sung 0,5% muối vào khẩu phần tương đương với cung cấp khoảng 0,20% Na và 0,30% Cl. Điều này là bằng chứng làm sáng tỏ quy tắc bổ sung 0,5% muối là để đảm bảo cung cấp đủ Na mà chưa quan tâm đến Cl. Lượng Cl dư thừa sẽ được bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu.

Ảnh hưởng

Gia súc, gia cầm không được cung cấp đầy đủ muối sẽ là nguyên nhân gây ra các trường hợp giảm năng suất ở vật nuôi. Trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến phù não, co giật, hôn mê, tổn thương não và cuối cùng là tử vong. Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng, việc thiếu hụt Na và Cl là do quá trình thiết lập công thức thức ăn hoặc trộn thức ăn. Và điều này vẫn thường xuyên xảy ra tại các nhà máy sản xuất thức ăn, tuy nhiên người nuôi lại ít nhận thấy được cho đến khi nó đã ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm. Đây cũng chính là nguyên nhân trong các trường hợp vật nuôi có năng suất thấp và giảm lợi nhuận của người nuôi. Na và Cl có nhiều trong muối ăn. Hai nguyên tố này có vai trò giúp ổn định độ toan kiềm của máu, giữ áp suất thẩm thấu của máu và mô bào. Tham gia vào hệ đệm của máu, làm ổn định nhịp tim và hô hấp. Đặc biệt là các thành phần của HCl [Acid Clohydric] trong dạ dày giúp tiêu hoá Protein thức ăn. Nếu thiếu Na và Cl sẽ làm heo giảm tính thèm ăn, giảm tiêu hoá thức ăn dẫn đến làm giảm tăng trọng, mất áp suất thẩm thấu của máu. Thức ăn bị mặn muối, heo có thể đề kháng được khi được cung cấp nước đầy đủ, nhưng thiếu nước heo sẽ bị ngộ độc, thể hiện heo ốm yếu, lảo đảo, động kinh, tê liệt và có thể chết. Vậy trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của heo sinh sản, heo choai và heo vỗ béo cần bổ sung 0,3 - 0,5% muối.

Nguyên liệu

Các nguyên liệu giàu Na và Cl là bột cá, sữa cùng các dẫn xuất và các sản phẩm từ máu. Trong thực tế, sự kết hợp của các nguyên liệu này trong khẩu phần đắt tiền thường làm vượt quá yêu cầu về Na và Cl. Điều này khiến cho gia súc, gia cầm non càng có nhu cấu sử dụng nước không bị nhiễm mặn. Bởi vậy, tại một số vùng khi nước mặn là nguồn nước duy nhất có sẵn, nên tránh hoàn toàn các nguyên liệu như vậy trong khẩu phần. Bột huyết tương có thể chứa lên đến 5% Na và 2% Cl, trong khi đó bột cá chứa không nhiều hơn 1% trong mỗi chất. Tương tự, bột thịt có nồng độ muối ở khoảng giống như bột cá, điều này cần phải xem xét khi các nguyên liệu này được cho phép sử dụng trong khẩu phần của động vật. Mặt khác, một thành phần thường được sử dụng [ngay cả trong thức ăn khởi động của gia cầm thịt], bột whey chứa khoảng 1% Na và 1,5% Cl.

Lưu ý sử dụng

Trên thực tế, động vật có thể chịu được nồng độ muối khá cao trong khẩu phần ăn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng heo choai có thể chịu đựng lên đến 8% muối trong khẩu phần [tức là cao hơn 40 lần so với mức cần thiết]. Tuy nhiên, để điều hòa được mức độ muối cao như vậy và để tiếp tục phát triển, chúng cần một lượng nước ngọt rất lớn. Nếu không đủ nước hoặc nước bị nhiễm mặn heo có thể không chịu đựng nổi 1% muối trong khẩu phần [lượng này mới chỉ gấp 2 lần nhu cầu của chúng]. Gia cầm không linh hoạt trong khả năng chịu mặn, đặc biệt là gia cầm đẻ vì muối làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng của chúng. Động vật mới sinh hoặc mới nở được cung cấp chế độ ăn giàu Na và Cl có thể có nguy cơ ngộ độc nếu chúng không biết cách uống nước từ hệ thống cấp nước. Trong trường hợp này, người nuôi cần sử dụng cốc uống sẽ có lợi thế hơn thay vì núm uống. Nếu không có cốc uống, nên để núm uống nhỏ nước liên tục trong vài ngày đầu sẽ đảm bảo vật nuôi dễ dàng phát hiện ra nguồn nước. Cho ăn đủ muối với vật nuôi giai đoạn sinh sản là rất quan trọng nhằm đáp ứng các nhu cầu của heo nái mang thai ăn chế độ ăn hạn chế và cải thiện tính ngon miệng của thức ăn cho heo nái nuôi con. Ngược lại, gia cầm đẻ nên được cho ăn đủ muối để đáp ứng các nhu cầu Cl, và sau đó, bổ sung Na từ nguồn không chứa Cl để đáp ứng nhu cầu về Na.

Ở nhiều vùng trên thế giới, nguồn cung cấp nước duy nhất cho chăn nuôi bị nhiễm mặn. Trong khi đó, nước ven biển có thể chứa tới 200 mg/L Na, hoặc thậm chí nhiều hơn trong một số trường hợp đặc biệt. Trong trường hợp như vậy, cần phải tính đến yếu tố nước mặn khi xây dựng khẩu phần ăn. Điều này được thực hiện bằng cách giảm tỷ lệ tương ứng của muối trong thức ăn hoặc tránh các thành phần giàu muối [ví dụ, bột cá, sữa, sản phẩm máu…]. Nếu không, vật nuôi sẽ phải giải độc muối dư thừa bằng cách sử dụng nước mặn, điều này sẽ khiến cho vật nuôi có khả năng bị ngộ độc muối cao hơn. Trong trường hợp ít nghiêm trọng, hiện tượng tiêu chảy nhẹ có thể xuất hiện và tiếp tục kéo dài khi vấn đề nước ngọt còn chưa được giải quyết do bị phá vỡ sự cân bằng anion-cation.

Video liên quan

Chủ Đề