Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận hợp thành

Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận hợp thành
Các thành phần cấu tạo của nền văn học Việt Nam

1. Nền Văn học dân gian ra đời từ thời viễn cổ và tiếp tục phát triển về sau này. Tính nhân dân, tính dân tộc của nó từ nội dung tới hình thức có tác dụng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của nền văn học viết.

2. Văn học viết ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 10 (?) gồm có 3 bộ phận: Văn học viết bằng chữ Hán, Văn học viết bằng chữ Nôm và Văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Ba bộ phận văn học ấy nối tiếp, kế thừa và phát triển cho thấy tinh thần sáng tạo, ý trí tự lập tự cường và sức mạnh Việt Nam vô cùng to lớn.

3. Văn học dân gian là cội nguồn của nền văn học dân tộc. Hai thành phần Văn học viết và Văn học dân gian luôn luôn tác động qua lại, hội tụ và kết tinh ở những thiên tài văn chương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, v.v...

Các thời kỳ phát triển

Có thể chia làm 3 thời kỳ lớn:

1. Thời kỳ từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX: Thơ văn Hán - Nôm.

2. Thời kỳ từ thế kỷ thứ XX đến năm 1945: Thơ văn Hán Nôm - thơ văn quốc ngữ.

3. Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay: thơ văn quốc ngữ mang nội dung cách mạng, kháng chiến, yêu nước và tiến bộ.

Mấy nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam

1. Truyền thống yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc

2. Tình nhân ái.

3. Thơ ca có một truyền thống lâu đời phát triển mạnh. Có nhiều kiệt tác.Văn xuôi phát triển chậm: từ 1930 trở đi mới phát triển nhanh vọt, tiến lên hiện đại hoá.

(Theo onthi.com)

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

<< Trang truớc

Văn học Việt Nam bao gồm mấy phận chính:

Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam, bao gồm:

Khái niệm văn học dân gian:

Thể loại nào dưới đây không phải là thể loại của văn học dân gian?

Văn học dân gian có đặc trưng:

Chữ viết của văn học Việt Nam:

Văn học trung đại diễn ra trong khoảng thời gian nào?

Đáp án nào dưới đây không phải loại hình của văn học hiện đại?

Chữ Quốc ngữ là loại chữ ghi âm tiếng Việt được cấu tạo từ chất liệu:

Tác phẩm nào dưới đây không thuộc văn học dân gian Việt Nam:

Tác phẩm nào dưới đây không thuộc văn học trung đại?

Tác phẩm nào dưới đây không thuộc văn học Việt Nam?


Văn học Việt Nam được hình thành dựa trên kết hợp giữa hai bộ phận văn học lớn của dân tộc là : VĂN HỌC DÂN GIANVĂN HỌC VIẾT

     1. Văn học dân gian:

      _ Là văn học truyền miệng, sáng tác tập thể của nhân dân lao động. Cũng có khi có sự tham gia của tầng lớp trí thức nhưng phải tuân thủ những đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân.

Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận hợp thành

      _ Các thể loại chủ yếu: Thần thoại, Sử Thi, Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè truyện thơ, chèo.

      _ Những đặc trưng tiêu biểu: Tính truyền miệng, tính tập thể, gắn bó với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

     2.Văn học viết:

      Là sáng tác được ghi laị bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân và mang dấu ấn của tác giả.

     a. Chữ viết của văn học Việt Nam:

Chữ Hán là văn tự của người Trung Quốc (người Hán) mà người Việt ta mượn dùng bằng cách đọc theo âm Việt gọi là âm đọc Hán Việt, tức là chữ Hán đọc theo âm Việt. Chữ Nôm là chữ viết cổ của người Việt , dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ Quốc ngữ là loại chữ viết sử dụng chữ cái La Tinh để ghi âm tiếng Việt.Ở đầu thế kỷ XX ,một số tác giả sáng tác bằng chữ Hán , chữ Nôm và tiếng Pháp.Song về cơ bản, ó thể nói văn họcViệt Nam từ thế kỷ XX trở đi là nền văn học viết bằng chữ Quốc ngữ . Cả văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều viết bằng tiếng Việt.

Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận hợp thành



Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận hợp thành

     b. Hệ thống thể loại của văn học viết :

      _Từ thế kỷ X đến hết TK XIX : Trong VH chữ Hán có 3 thể loại chính : văn xuôi , thơ , văn biền ngẫu. Ở VH chữ Nôm , phần lớn các thể loại là thơ và văn biền ngẫu.

      _ Từ đầu TK XX đến nay : ranh giới giữa loại hình và loại thể VH tương đối rạch ròi . Loiaj hình tự sự có tiểu thuyết , truyện ngắn , ký .Loại hình trữ tình có thơ trữ tình và trường ca . Loại hình kịch có nhiều thể loại như kịch nói, kịch thơ , ...



Page 2

1.Văn học Việt Nam được hợp thành bởi mấy bộ phận?

2.Trình bày khái niệm về thể loại của các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam.


Câu hỏi:Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận

Trả lời:

- Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn là văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam (tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa).

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn vềvăn học việt namđể làm rõ câu hỏi trên nhé!

I. Văn học Việt Nam là gì?

Văn học Việt Namlà khoa học nghiên cứu, phê bình và sáng tácngữ văncủangười Việt Nam, không kểquốc tịchvà thời đại.

II. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

- Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận là văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam (tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lý, nhân nghĩa). Tuy nhiên hai bộ phận cũng có những đặc trưng riêng.

Văn học dân gian

- Đặc trưng của văn học dân gian:

+ Ra đời từ rất sớm, khi con người chưa có chữ viết. Là tiếng nói tình cảm, kết tinh trí tuệ chung của nhân dân được truyền từ đời này sang đời khác.

+ Mang tính tập thể, tính truyền miệng, tính thực hành.

+ Là cuốn “Bách khoa toàn thư” của cuộc sống lao động và tình cảm của nhân dân, có giá trị nhiều mặt.

+ Là một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc, là cơ sở, nền tảng cho văn học viết hình thành và phát triển.

- Các thể loại của văn học dân gian:

+ Các thể loại chính gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, truyện thơ… các loại hình diễn xướng như chèo, tuồng, dân ca…

Văn học viết

- Khái niệm:Văn học viết là văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại).

- Văn học viết ra đời khi đã có chữ viết, được lưu giữ bằng văn tự (chữ viết).

- Là những sáng tác của cá nhân nên mang dấu ấn phong cách của từng tác giả.

- Tuy ra đời muộn (khoảng thế kỷ X), song văn học viết trở thành bộ phận văn học chủ đạo, giữ vị trí thống trị trong nền văn học nước nhà.

III. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam

- Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua ba thời kì lớn:

+ Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (văn học trung đại): hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á có giao lưu với nhiều nền văn hóa trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.

+ Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.

+ Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

- Hai thời kì văn học sau (bao gồm : Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 và Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX) phát triển trong bối cảnh sự giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng, tiếp thu tinh hoa văn học của nhiều nước trên thế giới, được gọi chung là văn học hiện đại.

1. Văn học trung đại (VHTĐ)

Văn học trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

- Văn học chữ Hán :

+ Chính thức được hình thành vào thế kỉ X, khi dân tộc Việt Nam giành được chủ quyền từ tay thế lực đô hộ phương Bắc.

+ Là phương tiện để nhân dân ta tiếp nhận những học thuyết lớn của phương Đông và hệ thống thi pháp, thể loại của văn học cổ - trung đại Trung Quốc.

+ Nhiều tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), …

- Văn học chữ Nôm:

+ Phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt đỉnh cao vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

+ Là kết quả của lịch sử phát triển văn hóa dân tộc; đồng thời là bằng chứng hùng hồn cho ý chí độc lập và chủ quyền quốc gia.

+ Giúp hình thành nên các thể loại văn học dân tộc; gắn với những truyền thống của văn học trung đại như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, tính dân tộc – dân chủ hóa, …

+ Tác phẩm tiêu biểu: Đỉnh cao của văn học viết bằng chữ Nôm là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài ra còn có: Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn), …

2. Văn học hiện đại (VHHĐ)

- Văn học hiện đại đã có mầm mống từ cuối thế kỉ XIX, nhưng phải đến đầu những năm 30 của thế kỉ XX, văn học Việt Nam mới thực sự bước vào quỹ đạo của văn học hiện đại. Văn học Việt Nam hiện đại được viết chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ, với số lượng tác giả và tác phẩm đạt quy mô chưa từng có.

- Văn học hiện đại mang một số đặc trưng nổi bật như sau:

+ Về tác giả: xuất hiện đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.

+ Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đến đời sống nhanh hơn, mối quan hệ qua lại giữa tác giả với độc giả vì thế mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.

+ Về thể loại: Các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịch, … dần thay thế thể loại cũ và trở thành hệ thống.Một vài thể loại của văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại song không giữ vai trò chủ đạo.

+ Về thi pháp: Hệ thống thi pháp mới dần thay thế lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại. Lối viết hiện thực, đề cao cá tính, đề cao "cái tôi" cá nhân dần được khẳng định.

- VHHĐ được chia thành 2 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945: Đây là giai đoạn được đánh giá một ngày bằng ba mươi năm, văn học có nhiều cách tân đổi mói với ba dòng văn học:

Văn học hiện thực ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến .

Văn học lãng mạn đề cao cái tôi cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống cá nhân.

Văn học cách mạng phản ánh và tuyên truyền cách mạng, góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc.

+ Giai đoạn Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX: Đây là giai đoạn văn học có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng,tập trung phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và công cuộc xây dựng XHCN; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đi sâu vào những tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam trước những vấn đề mới mẻ của thời đại.