Vai trò của nhà lãnh đạo trong đạo đức kinh doanh

Việc làm Quản lý điều hành

Trước khi đi vào những quy chuẩn về đạo đức của một nhà lĩnh đạo, hãy bắt đầu bằng việc làm rõ các định nghĩa

Theo từ điển Oxford thì “Đạo đức” là các nguyên tắc quản lý hành vi, cư xử của một con người trong việc thực hiện hành động

Như vậy, tinh thần đạo đức trong lãnh đạo có nghĩa là cư xử theo các nguyên tắc đạo đức đã được đề ra trong kinh doanh và trong việc đưa ra các quyết định hàng ngày. Và để đơn giản hơn thì bạn có thể hiểu nó có nghĩa là những việc làm đúng đắn

Sự phức tạp sẽ đến từ nguyên tắc đạo đức không phải lúc nào cũng được mọi người công nhận. Có thể ăn trộm, giết người là thiếu đạo đức tuy nhiên trong những vấn đề khác như việc thử nghiệm trên cơ thể động vật, các quan điểm về văn hoá, tôn giáo thì không chắc rằng ai cũng sẽ đồng thuận đó là việc làm nên được loại trừ.

Đôi khi, nguyên tắc đạo đức sẽ mâu thuẫn với cái khác. Chẳng hạn như việc tự do ngôn luận được công ty chú trọng nhưng các nhân viên của bạn dùng quyền tự do đó để lạm dụng người khác thì sẽ thế nào?

Tuy nhiên, hiện nay việc lãnh đạo và giá trị đạo đức không phải lúc nào cũng đi với nhau. Theo thống kê của một học viện lãnh đạo và quản lý thì 9% từng bị yêu cầu phải phạm luật; 43% từng bị yêu cầu cư xử vi phạm giá trị doanh nghiệp và 63% bị yêu cầu làm điều trái ngược với quy tắc đạo đức của họ.

Như vậy, có thể thấy các lãnh đạo đa số đều đã từng có những hành động trái với đạo đức ít nhất 1 lần trong công việc.

Sự sa sút về đạo đức có thể dẫn đến những hậu quả như mất uy tín hoặc công ty sụp đổ dẫu cho quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Trên nhiều vụ bê bối doanh nghiệp khác nhau trong năm, mọi sai lầm rõ ràng là có thể tránh được nếu lãnh đạo quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp và các nhà quản lý dám đặt những câu hỏi về hành vi sai lầm trước khi nó leo thang

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh thần lãnh đạo có đạo đức sẽ khiến năng suất lao động của nhân viên được tích cực hơn. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng việc lãnh đạo có đạo đức khiến nhân viên ít nghỉ việc, mang đến doanh thu nhiều hơn. Suy cho cùng đây không những là việc đạt mục tiêu kinh doanh mà còn là một lợi ích đáng kể của đạo đức trong nghiệp làm lãnh đạo.

Từ những việc nhỏ nhặt như nhân viên ít bỏ túi [lấy cắp] văn phòng phẩm hay những câu chuyện cư xử đúng đắn với khách hàng, ra quyết định dựa trên lợi ích lâu dài mang lại cho công ty, thay vì lựa chọn quyết định theo lợi ích cá nhân,.. Những việc đó sẽ tạo ra một văn hoá, thôi thúc và cổ vũ con người làm những việc theo đúng đạo lý.

Việc làm quản lý giám sát

3. Làm thế nào tạo ra văn hoá có đạo đức

Trong khi các tiêu chuẩn đạo đức bị hạ thấp bởi một số doanh nghiệp thì lại có những nhà lãnh đạo tiếp tục nâng cao và truyền cảm hứng cho nhân viên làm theo họ. Các nhà lãnh đạo này đã làm những việc “đúng người – đúng thời điểm”. Họ đã đặt đạo đức trên cả mục tiêu về lợi nhuận và kết quả là họ có được những đội ngũ nhân sự sẵn sàng chinh phục mục tiêu kinh doanh. Vậy tại sao họ lại làm được như vậy? Làm thế nào để duy trì đạo đức trong nghiệp làm lãnh đạo?

3.1. Xác định giá trị tổ chức và cá nhân

Để dẫn dắt nhân viên một cách trọn vẹn thì bạn phải trở thành một ví dụ, tấm gương cho những người cấp dưới. Để bắt đầu điều này thì trước hết bạn phải hiểu được giá trị của mình và tổ chức

Công ty sẽ luôn có những quy định rõ ràng và phương thức hành động đúng đắn. Nếu quy tắc của công ty không nói rằng bạn phải công bằng với tất cả mọi người tuy nhiên với bạn việc công bằng là rất quan trọng thì đương nhiên bạn cũng sẽ công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo thì giá trị cá nhân của họ cũng là yếu tố quyết định. Hãy đặt một số câu hỏi như sau

- Tiêu chuẩn về hành vi nào là quan trọng nhất so với công ty của tôi

- Tôi ngưỡng mộ lãnh đạo nào? Tôi có những giá trị bên trong giống như nhà lãnh đạo đó không?

- Khi bị đặt vào thế bất lợi thì tôi có thể vẫn sẽ sống bằng những giá trị đó hay không?

Người tìm việc

3.2. Tạo tiếng nói chung trong công ty

Biết đến giá trị cốt lõi của công ty thì bạn cũng có thể thiết lập tiếng nói chung giữa các nhân viên. Bạn phải là người làm, chứ không phải chỉ nói. Hãy thể hiện cho đội nhóm của bạn những gì bạn quan tâm. Nếu như công ty của bạn tôn trọng quyền tự do ngôn luận thì hãy để nhân viên của bạn truyền đạt và đưa ra các ý tưởng một cách công khai.

Tiếp theo, bạn cần thiết lập hình phạt của mình với những đối tượng không trung thực, không tuân theo các giá trị doanh nghiệp. Nếu một người nhân viên liên tục đi muộn mà không bị phạt thì đó sẽ được coi là một tấm gương xấu. Đồng thời, phạt cũng phải đi đôi với khen thưởng, hãy thiết lập phần thưởng cho nhân viên luôn làm việc theo giá trị cốt lõi của công ty.

Để truyền đạt những giá trị này bạn có thể dùng cách kể chuyện. Nếu nhân viên hay khách hàng của bạn đã từng hành động có đạo đức trong tình huống khó khăn thì hãy kể câu chuyện của họ cho nhân viên bạn nghe. Bằng cách này, bạn đã gián tiếp lan truyền tầm quan trọng các giá trị với bản thân và tổ chức

3.3. Nhận thức khách quan về tình trạng khó xử trong đạo đức

Nếu bạn đang ở trong một cuộc họp với các giám đốc mà bạn nhận ra đồng nghiệp đã thay đổi những con số trong báo cáo, bạn nhận ra rằng người đó đang phóng đại kết quả của nhóm. Bạn sẽ làm gì? Người đó là một người rất thân thiết với bạn. Liệu bạn có ủng hộ anh ta hay sẽ nói sự thật với giám đốc điều hành?

Những lúc phải lựa chọn như vậy không hiểm trong quá trình làm lãnh đạo. Và đã là lựa chọn thì lựa chọn nào cũng khó khăn cả. Tình trạng khó xử vì đạo đức không phải là điều hiển nhiên, tuỳ từng người sẽ ẩn dấu theo cách khó phát hiện  nhất

Để xử lý tình huống này thì một người lãnh đạo nên nghe theo “con tim” hay “lý trí” ?

- Xác định tình huống kích hoạt: Có những tình huống sẽ mang lại sự  khó xử về mặt đạo đức, như mua bán, thuê, quảng cáo, sa thải, tính toán tiền thưởng. Bằng cách nhận thức khi nào tình huống có thể xảy ra thì bạn có thể dành thời gian suy nghĩ trước khi ra quyết định

- Chuẩn bị trước: Hãy tưởng tượng tình huống đó sẽ xảy ra. Việc đặt mình vào những tình huống tưởng tượng này sẽ giúp bạn hiểu được cảm xúc và ra quyết định nếu tình huống đó xảy ra ngoài đời. Cuộc sống thực bạn sẽ chỉ có vài giây để ra quyết định song lại không thể tưởng được mọi tình huống khó xử về đạo đức có thể xảy ra. Bài tập chuẩn bị trước này sẽ giúp bạn biết giá trị của mình

- Lắng nghe “tiếng nói” của trái tim: Khi có điều gì xảy ra không đúng lương tâm của bạn sẽ mách bảo một cảm giác khó chịu. Khi đó hãy dừng lại và suy nghĩ mọi thứ một cách hợp lý nhất

- Đánh giá quyết định trước khi hành động: Nếu bạn phải đưa ra quyết định trong một tình huống khó khăn thì hãy tự hỏi mình sẽ cảm thấy thế nào nếu hành động ấy nằm trong bản tin, thông báo của công ty hoặc tin tức buổi tối cho mọi người. Bạn cảm thấy tự hào hay xấu hổ? Hãy xem lại quyết định của mình một cách đúng đắn nhất

Kiếm việc làm

3.4. Nghi ngờ

Đôi khi bạn sẽ đưa được những quyết định nhưng sau đó bạn lại tự hỏi bản thân liệu như thế là đúng hay chưa. Bạn có thể sẽ không thoải mái nhưng tình huống này giúp bạn tin tưởng vào giá trị của bản thân. Lời khuyên cho bạn là hãy lo lắng đi nhưng phải nhìn và đánh giá sự việc một cách khách quan logic về tình hình nhất.

Thật khó để quên đi những hậu quả do gian lận đạo đức trong nghiệp làm lãnh đạo. Đừng xuất hiện như một kẻ phạm tội mà hãy xuất hiện như một ngôi sao. Bạn là một nhà lãnh đạo có tinh thần làm việc theo đạo đức, hãy nhớ lấy!

Khi nhắc đến mục đích và mục tiêu của tổ chức, mọi người thường hay nghĩ đến vấn đề kiếm được lợi nhuận nhiều nhất có thể. Song song đó, một số người tin rằng các công ty nên hoạt động, kiếm được lợi nhuận một cách có đạo đức. Các hoạt động kinh doanh có đạo đức tác động sâu rộng đến mọi thứ, từ nhân viên, khách hàng, công chúng nhìn nhận về công ty, về tính hợp pháp của doanh nghiệp. Để hoạt động có đạo đức, tổ chức đôi khi có thể phải đưa ra những quyết định khó khăn, thông thường sẽ liên quan đến các chủ đề gây tranh cãi.

Đạo đức trong kinh doanh

Đạo đức là những nguyên tắc điều chỉnh hành vi của chúng ta, đảm bảo mọi người thực hiện những điều đúng đắn. Do đó, đạo đức trong kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là chúng quan tâm đến các khía cạnh nhân viên, khách hàng, các bên liên quan cũng như toàn xã hội.

Những lợi ích của đạo đức trong kinh doanh

Có thể nói đạo đức trong kinh doanh có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là trong dài hạn. Ví dụ như, nhân viên tại các công ty có đạo đức kinh doanh tốt có xu hướng được thúc đẩy nhiều hơn, họ sẵn sàng cống hiến cho tổ chức, dẫn đến năng suất cao hơn. Từ đó, việc thu hút nguồn nhân lực cũng sẽ dễ dàng hơn cho tổ chức. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ sẵn sàng mua hàng từ các công ty có đao đức kinh doanh tốt, dẫn đến lòng trung thành thương hiệu, doanh số bán hàng cao hơn và đạt được lợi nhuận lớn hơn. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau xem xét một vài những lợi ích của đạo đức trong kinh doanh.

Giữ chân khách hàng

Khách hàng ngày nay càng ngày càng ưa chuộng những nhà cung cấp và doanh nghiệp thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng, có đạo đức kinh doanh tốt. Điều này có nghĩa, những công ty không tập trung vào vấn đề đạo đức sẽ dễ dàng đánh mất thị phần và danh tiếng cũng sẽ bị thu hẹp, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận bị sụt giảm.

Trong cuộc khảo sát của Unilever cho thấy, 1/3 người dùng [33%] chọn mua hàng từ các thương hiệu đang tạo ra tác động tích cực đến xã hội hoặc môi trường. Họ sẽ cảm thấy tốt hơn khi quyết định chi tiêu nếu họ biết được sản phẩm được sản xuất một cách có đạo đức và có trách nhiệm.

Như vậy, đối với khách hàng, những doanh nghiệp có những hoạt động đạo đức trong kinh doanh tốt sẽ gia tăng lòng trung thành của khách hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu, khiến cho các quyết định mua hàng của họ dễ dàng thực hiện hơn. Có thể thấy các doanh nghiệp này càng hoạt động có đạo đức bao nhiêu, sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng thể bấy nhiêu, đặc biệt là cải thiện được các lợi thế cạnh tranh, dẫn đến lợi nhuận cao hơn.

Giữ chân nhân viên

Nhân viên giỏi nhất luôn muốn làm việc cho những doanh nghiệp thật sự có trách nhiệm, có đạo đức. Ngược lại, nếu doanh nghiệp ít có những hoạt động mang tính đạo đức, những nhân viên giỏi sẽ rời bỏ tổ chức, đồng thời làm giảm khả năng thu hút những nhân tài mới. Khi đó, chi phí tuyển dụng sẽ được đẩy lên cao, dẫn tới hiệu quả, hiệu suất và lợi nhuận bị sụt giảm. Đồng thời, những tổ chức như vậy không thể nào hoạt động tốt khi thiếu đi những nhân sự giỏi. Chúng ta có thể thấy ngày nay, mức độ tin tưởng vào đạo đức của tổ chức và lãnh đạo ngày càng suy giảm, dẫn đến việc mức độ trung thành của nhân viên thấp [trên toàn thế giới].

Có 3 yếu tố chính khiến cho nhân viên quan tâm, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yếu tố này để xây dựng văn hoá tổ chức bền chặt, trung thành hơn:

  • Sự công bằng trong công việc
  • Sự quan tâm và lo lắng cho nhân viên
  • Tin tưởng vào nhân viên

Để đạt được những mục tiêu này, các vấn đề đạo đức nên được các tổ chức xem xét kỹ khi đưa ra các quyết định của mình.

Năng suất của nhân viên

Trong cuộc khảo sát 2.000 người Anh trong năm 2015 cho thấy, 36% nhân viên sẽ làm việc chăm chỉ hơn nếu họ biết công ty của mình có những cống hiến, giúp ích cho xã hội. Song song đó, có 62% những người thế hệ trẻ [sinh năm 1981 đến năm 1996] muốn làm việc trong những công ty có đạo đức kinh doanh tốt.

Như vậy có thể thấy, chúng ta đều mong muốn làm việc trong một tổ chức có tính toàn vẹn cao, có trách nhiệm với xã hội. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn, làm việc hiệu quả hơn, sẵn sàng cống hiến cho tổ chức ấy. Ngược lại, khi chúng ta bị căng thẳng sẽ dẫn đến năng suất kém hơn, mất nhiều thời gian cho công việc hơn, cần quản lý nhiều hơn, …

Ngoài ra, trong một môi trường làm việc có yếu tố đạo đức kinh doanh cao, chúng ta sẽ tập trung vào công việc, ít dành thời gian hơn cho các cuộc chiến nội bộ. Vì vậy, các nhân viên sẽ có nhiều thời gian và sức lực hơn để phục vụ khách hàng, từ đó hoạt động sẽ hiệu quả hơn.

Danh tiếng của tổ chức

Có thể nói danh tiếng của một tổ chức cần được xây dựng trong một khoảng thời gian rất dài, có thể vài năm, vài thập kỷ, tuy vậy chỉ cần một vấn đề bê bối có thể phá huỷ tất cả. Tuy vậy, các tổ chức có trách nhiệm, đạo đức kinh doanh thường ít xảy ra các tình trạng bê bối và thảm hoạ như thế này. Nếu điều đó có xảy ra đi chăng nữa, một tổ chức có trách nhiệm đạo đức sẽ tự động biết cách giải quyết một cách nhanh chóng, công khai và trung thực. Con người chúng ta có xu hướng tha thứ cho những người, những doanh nghiệp thật sự cố gắng làm những điều đúng đắn, cống hiến cho xã hội.

Ngày trước, các tổ chức, nhà quản trị, nhà lãnh đạo có thể giấu công chúng những việc họ đang làm. Tuy vậy trong thời đại mạng xã hội rộng khắp như hiện này, chỉ một vấn đề nhỏ thôi cũng có thể khiến cho doanh nghiệp gặp rắc rối ngay lập tức. Như vậy các tổ chức chỉ có 2 cách để giải quyết vấn đề này, một là không nên làm những điều không đúng, hai là đề cao vai trò của đạo đức kinh doanh.

Thu hút các nhà đầu tư tiềm năng

Rất ít nhà đầu tư nào muốn bỏ tiền vào những tổ chức thiếu tính chính trực và trách nhiệm, bởi vì họ biết rằng hiệu quả cuối cùng rồi cũng sẽ giảm đi nếu thiếu đạo đức kinh doanh. Như vậy, ai mà muốn đầu tư vào những thất bại có thể thấy được trước mắt chứ?

Ngược lại, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn khi đầu tư vào những doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh tốt, họ biết rằng đồng tiền của họ đang được sử dụng một cách có trách nhiệm, họ khong gián tiếp góp phần vào các hoạt động phi đạo đức. Như vậy, đây rõ ràng là một lợi thế, các nhà đầu tư nhiều khả năng hơn sẽ tiếp tục tài trợ cho các công ty như thế này.

Xã hội tốt hơn

Đạo đức kinh doanh có lợi cho công ty bằng cách thu hút khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên, … Tuy vậy đây chưa phải là tất cả. Khi một doanh nghiệp quan tâm đến đạo đức, toàn thể xã hội sẽ trở nên tốt hơn. Điều này cũng có nghĩa rằng, khách hàng, người tiêu dùng sẽ được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn, họ bắt đầu nhận thức rõ hơn về đạo đức kinh doanh, tiếp tục lựa chọn các công ty đề cao đạo đức mạnh mẽ. Tương tự như vậy, nhà đầu tư, nhân viên của tổ chức cũng sẽ tiếp tục mong muốn hợp tác và làm việc trong những môi trường như thế này. Các lợi ích sẽ tiếp tục được thúc đẩy thêm theo thời gian.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề