Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

(Last Updated On: 09/09/2021)

Phương pháp phỏng vấn

Khái niệm

Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.

Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, trình độ của người trả lời và toàn bộ hành vi của họ.

Người đi phỏng vấn cần căn cứ vào hai nguồn thông tin này để xác định chính xác câu trả lời và sau đó tiến hành ghi chép. Khi có mâu thuẫn giữa trả lời và hành vi thì ta phải đưa ra câu hỏi phụ để xác minh độ chính xác của thông tin.

Có hai loại phỏng vấn: phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm.

Trong nghiên cứu Xã hội học, người ta thường chia phương pháp này thành hai dạng:

Phỏng vấn có tiêu chuẩn hóa: được thực hiện theo một trình tự nhất định với một nội dung đã được vạch sẵn, dùng để hỏi mọi đối tượng giống

+ Ưu điểm: Số liệu thu thập có thể so sánh trực tiếp với nhau. Dễ tổng hợp với việc kiểm định giả thuyết.

+ Nhược điểm: Yêu cầu theo trình tự gò bó nên ít khi dùng để điều tra về tâm lý. Mặt khác đòi hỏi việc xây dựng các câu hỏi, sắp xếp trật tự các câu hỏi, cũng như cách thức tiến hành phải được quy định chặt chẽ.

Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa (phỏng vấn tự do): Là một cuộc đàm thoại tự do theo một chủ đề đã được vạch sẵn. Tùy theo tình huống cụ thể mà đưa ra các nội dung câu hỏi khác nhau, đồng thời để thu thập được lượng thông tin mông muốn, người phỏng vấn có thể sử dụng các câu hỏi khác nhau chứ không nhất thiết phải theo một trật tự nào.

+ Ưu điểm: Tạo tâm lý thoải mái cho người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

+ Nhược điểm: Đòi hỏi người phỏng vấn phải có trình độ học vấn cao, biết nói chuyện và lái câu chuyện theo đúng phương hướng.

Ngoài ra, trong nghiên cứu Xã hội học còn có dạng phỏng vấn sâu. Phỏng vấn sâu là cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu tìm hiểu một vấn đề chính trị hay kinh tế, xã hội hóc búa nào đó.

Yêu cầu:

  • Trong Xã hội học, phỏng vấn là một quá trình điều tra sáng tạo, phải sử dụng một cách khôn khéo các câu hỏi chức năng và câu hỏi tâm lý xen kẽ vào bảng hỏi.
  • Người đi phỏng vấn phải có một trình độ nhất định, phải am hiểu các lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực đang nghiên cứu.
  • Người phỏng vấn phải biết lái câu chuyện theo chủ đề đưa ra, không đi xa khỏi ý đồ thu nhận thông tin mà không phải làm mất lòng người được phỏng vấn.
  • Để cho cuộc phỏng vấn thu được kết quả tối ưu, trong mọi tình huống của các cuộc phỏng vấn luôn đòi hỏi người phỏng vấn có sự ứng xử linh hoạt, sáng tạo.

Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

+ Nội dung phương pháp: Gởi bảng câu hỏi đã soạn sẵn, kèm phong bì đã dán tem đến người muốn điều tra qua đường bưu điện. Nếu mọi việc trôi chảy, đối tượng điều tra sẽ trả lời và gởi lại bảng câu hỏi cho cơ quan điều tra cũng qua đường bưu điện.

Áp dụng khi người mà ta cần hỏi rất khó đối mặt, do họ ở quá xa, hay họ sống quá phân tán, hay họ sống ở khu dành riêng rất khó vào, hay họ thuộc giới kinh doanh muốn gặp phải qua bảo vệ thư ký…; khi vấn đề cần điều tra thuộc loại khó nói, riêng tư (chẳng hạn: kế hoạch hoá gia đình, thu nhập, chi tiêu,…); khi vấn đề cần điều tra cực kỳ hấp dẫn đối với người được phỏng vấn. (chẳng hạn: phụ nữ với vấn đề mỹ phẩm, nhà quản trị với vấn đề quản lý,…); khi vấn đề cần điều tra cần thiết phải có sự tham khảo tra cứu nhất định nào đó…

+ Ưu điểm:

Có thể điều tra với số lượng lớn đơn vị, có thể đề cập đến nhiều vấn đề riêng tư tế nhị, có thể dùng hình ảnh minh hoạ kèm với bảng câu hỏi. Thuận lợi cho người trả lời vì họ có thời gian để suy nghĩ kỹ câu trả lời, họ có thể trả lời vào lúc rảnh rỗi. Chi phí điều tra thấp; chi phí tăng thêm thấp, vì chỉ tốn thêm tiền gởi thư, chứ không tốn kém tiền thù lao cho phỏng vấn viên.

Các trả lời không bị tác động bởi sự hiện diện của phỏng vấn viên. Tránh sự tự điền trả lời của phỏng vấn viên

+ Nhược điểm:

Tuy nhiên tỷ lệ trả lời thường thấp, mất nhiều thời gian chờ đợi thư đi và thư hồi âm, không kiểm soát được người trả lời , người trả lời thư có thể không đúng đối tượng mà ta nhắm tới…

• Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại (telephone interview):

+ Nội dung phương pháp: Nhân viên điều tra tiến hành việc phỏng vấn đối tượng được điều tra bằng điện thoại theo một bảng câu hỏi được soạn sẵn.

Áp dụng khi mẫu nghiên cứu gồm nhiều đối tượng là cơ quan xí nghiệp, hay những người có thu nhập cao (vì họ đều có điện thoại); hoặc đối tượng nghiên cứu phân bố phân tán trên nhiều địa bàn thì phỏng vấn bằng điện thoại có chi phí thấp hơn phỏng vấn bằng thư. Nên sử dụng kết hợp phỏng vấn bằng điện thoại với phương pháp thu thập dữ liệu khác để tăng thêm hiệu quả của phương pháp.

+ Ưu điểm:

Dễ thiết lập quan hệ với đối tượng (vì nghe điện thoại reo, đối tượng có sự thôi thúc phải trả lời). Có thể kiểm soát được vấn viên do đó nâng cao được chất lượng phỏng vấn. Dễ chọn mẫu (vì công ty xí nghiệp nào cũng có điện thoại, nên dựa vào niên giám điện thoại sẽ dễ dàng chọn mẫu). Tỷ lệ trả lời cao (có thể lên đến 80%). Nhanh và tiết kiệm chi phí. Có thể cải tiến bảng câu hỏi trong quá trình phỏng vấn (có thể cải tiến để bảng câu hỏi hoàn thiện hơn, hoặc có thể thay đổi thứ tự câu hỏi).

Tuy không gặp trực tiếp đối tượng nghiên cứu nhưng phỏng vấn viên vẫn có khả năng giải thích, kích thích sự hợp tác của người trả lời mà ít làm ảnh hưởng đến các trả lời của họ.

+ Nhược điểm:

Tuy nhiên thời gian phỏng vấn bị hạn chế vì người trả lời thường không sẵn lòng nói chuyện lâu qua điện thoại, nhiều khi người cần hỏi từ chối trả lời hay không có ở nhà…Không thể trình bày các mẫu minh hoạ về mẫu quảng cáo, tài liệu… để thăm dò ý kiến.Nếu đối tượng nghiên cứu không có điện thoại thì không thể thực hiện được dạng phỏng vấn này

• Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interviews):

+ Nội dung phương pháp: Nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn.

Áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được,…

+ Ưu điểm:

Do gặp mặt trực tiếp nên nhân viên điều tra có thể thuyết phục đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi ghi vào phiếu điều tra.

+ Nhược điểm:

sự hiện diện của phỏng vấn viên có thể làm ảnh hưởng tới câu trả lời của đối tượng nghiên cứu. Chi phí cho dạng phỏng vấn này rất cao. Có thể xảy ra hiện tượng phỏng vấn viên tự điền vào bảng câu hỏi

• Phương pháp phỏng vấn qua mạng:

+Ưu điểm:

Thuận tiện cho người phỏng vấn và người được phỏng vấn

Chi phí thấp

Có thể sử dụng để hỏi các câu hỏi riêng tư.

Có thể thu được lượng câu trả lời cao với những trang web có uy tín

+ Nhược điểm:

Do phỏng vấn qua mạng nên không biết rõ được tính cách người phỏng vấn

Xác định vấn đề cần phỏng vấn không được chính xác do người phỏng vấn được suy nghĩ, có thể trả lời theo hướng tốt nhất chứ không phải là thực tế diễn ra. Rất nhiểu đối tượng trả lời không thuộc vào thị trường nghiên cứu.

Phương pháp phỏng vấn sâu là gì ? Phương pháp phỏng vấn này dần trở thành một hình thức phỏng vấn vô cùng thông dụng. Hiện nay, các nhà phỏng vấn đều dùng phương pháp phỏng vấn này để thu thập thông tin một cách hiệu quả và đầy đủ nhất. Vậy đặc trưng và cách dùng như thế nào?

Phương pháp phỏng vấn sâu là gì?

Phỏng vấn sâu trong tiếng Anh là Depth Interview. Nó là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa người thu thập thông tin và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm, nhận thức của họ sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

Người được hỏi sẽ thể hiện quan điểm của họ về một ý tưởng, chương trình hoặc tình huống nhất định trong câu trả lời. Ví dụnhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên về kiến thức, kỹ năng làm việcnăng lực thực hiện những công việc của ứng viên,… hay nhân viên tiếp thị có thể hỏi người tham gia về trải nghiệm cá nhân của họ khi tham gia một hoạt động, suy xét đối với quy trình, khâu tổ chức và đề xuất các thay đổi.

Trong tuyển dụng, việc sử dụng phương pháp này giúp nhà tuyển dụng có thể khai thác triệt để những thông tin cung cấp từ phía ứng viên. Nhằm có cái nhìn tổng quan, bao quát và toàn diện nhất để có quyền quyết định tuyển dụng một cách chính xác.

Ưu, nhược của phương pháp phỏng vấn sâu

Tùy thuộc theo từng mục đích nghiên cứu, căn cứ vào ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn sâu mà người nghiên cứu cần cân nhắc xem có nên chọn lựa thực hiện phương pháp này hay không.

Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

Đặc điểm của phương pháp phỏng vấn sâu

Ưu điểm

  • Thu được thông tin cực chi tiết và nhất định về đối tượng tham gia phỏng vấn. Nhờ các cuộc hội thoại lặp đi lặp lại, người phỏng vấn có rất đầy đủ luận cứ, luận điểm để có thể phân tích về người tham dự phỏng vấn.
  • Sự công bằng giữa những người tham dự phỏng vấn và người phỏng vấn. Như vậy, các nội dung kiến thức, câu hỏi sẽ dễ được trao đổi, bàn luận và phát triển hơn. Các ý kiến, lời giải thích sẽ có tính xây dựng và giúp sức cho đề tài nghiên cứu.
  • Phương pháp phỏng vấn sâu giúp đặt đối tượng phỏng vấn trong môi trường thích hợp. Điểm này nhất là ưu thế đối với các nghiên cứu khoa học về xã hội, con người.

Nhược điểm

Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

Ảnh minh họa phương pháp phỏng vấn sâu (Nguồn Internet)

  • Tốn nhiều thời gian vì phải được sao chép, sắp xếp, phân tích chi tiết
  • Nếu như người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm, tổng thể quá trình sẽ bị liên quan
  • Tốn kém hơn so với những phương pháp khác
  • Những người tham gia phải được chọn lựa cẩn thận để tránh thiên vị.

Có phong phú phỏng vấn để thu thập dữ liệu và mỗi loại đều có những đặc điểm riêng, trong trường hợp này, đặc điểm mấu chốt của phỏng vấn sâu là:

  • Cấu trúc linh hoạt: cho dù không có cấu trúc quá phức tạp nhưng phỏng vấn sâu phải bao gồm một số đề tài dựa trên hướng dẫn chi tiết, cho phép người phỏng vấn bao quát các lĩnh vực thích hợp với người được phỏng vấn.
  • Tương tác: Người tiến hành phỏng vấn sâu cũng sẽ là người xử lý tài liệu xuất hiện lần đầu trong cuộc phỏng vấn vì vậy mà khi tương tác, người phỏng vấn đặt ra những câu hỏi ban đầu một cách tích cực, để người trả lời được khuyến khích và có hướng trả lời.

Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

Ảnh minh họa phương pháp phỏng vấn sâu (Nguồn Internet) – Phỏng vấn sâu mang đến những thuận lợi gì?

  • Chuyên sâu: Nhiều kỹ thuật thăm dò được sử dụng trong phỏng vấn sâu để cuối cùng bạn có thể hiểu đúng về kết quả giải đáp của người được hỏi. Người phỏng vấn phải hiểu được cách đặt các câu hỏi theo trình tự để có góc nhìn chuyên sâu và hiểu khái niệm của người tham dự.
  • Tìm ra những ý tưởng mới: Thường xuyên tác động qua lại với đối tượng mục tiêu của bạn làm ra kiến ​​thức mới. Ví dụnếu bạn đang trò chuyện với khách hàng của mình, bạn sẽ tìm hiểu thêm về hành vi mua hàng, họ coi trọng tính chất nào của hàng hóa, giá cả, khi nào ra quyết định mua…

Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp phỏng vấn sâu giúp cho bạn đánh giá khả năng nhân sự hiệu quả hơn. Mong rằng bạn đã có thêm những kiến thức hay, nhằm nắm vững khái niệm, ưu nhược điểm. Chúc bạn thành công!

>Xem thêm: 7 Phương pháp học đại học hiệu quả dành cho sinh viên thời nay

QUỐC BẢO – TỔNG HỢP
Tham khảo: luanvanviet.com, testcenter.vn, vn.joboko.com