Uống thuốc ARV quan hệ không đi bao cao su cơ lây không

- Bạn tình mắc HIV, đang điều trị bằng thuốc thì có khả năng lây nhiễm không khi quan hệ tình dục không an toàn?

Đây là băn khoăn của rất nhiều người, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh [CDC] Mỹ mới đây đã đập tan lo lắng.

Chia sẻ với báo chí sáng nay, TS John Bandford, Giám đốc Chương trình HIV và Lao, Văn phòng CDC Mỹ tại Việt Nam cho biết, CDC đã thực hiện 3 nghiên cứu trong 10 năm, từ 2005-2015 với gần 1.800 cặp bạn tình dị nhiễm [1 người nhiễm HIV] mà không dùng bao cao su hay thuốc dự phòng.

TS John Bandford. Ảnh: T.Hạnh

Nghiên cứu được thực hiện tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ, trong đó 97% quan hệ tình dục khác giới, còn lại là cặp đồng tính nam.

Kết quả, nếu bạn tình nhiễm HIV nhưng được điều trị thuôc ARV đạt mức ức chế [tải lượng HIV dưới 200 bản sao virus/ml máu hoặc không phát hiện được] thì không có khả năng lây truyền bệnh ngay cả khi quan hệ không an toàn.

“Hàng nghìn cặp vợ chồng với hàng nghìn lần quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hay thuốc dự phòng trước phơi nhiễm cho thấy không có trường hợp nào lây truyền HIV sang bạn tình khi tải lượng HIV được ức chế”, ông Bandford nói.

Một nghiên cứu khác tại châu Âu với gần 1.200 cặp bạn tình [quan hệ tình dục khác giới, đồng tính nam] cũng cho thấy, với 58.000 lượt quan hệ tình dục không dùng bao cao su cũng cho kết quả tương tự.

Tuy nhiên các chuyên gia nhấn mạnh, nghiên cứu mới chỉ chứng minh không lây truyền qua đường tình dục chứ không phải tất cả các con đường.

TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS chia sẻ thêm, nếu người mắc HIV được điều trị ngay và tuân thủ điều trị đạt mức ức chế thì hoàn toàn có thể sống như người bình thường, quan hệ tình dục hay sinh con cũng không lây bệnh.

TS Long cho biết, VN hiện có 209.000 người nhiễm HIV, nhưng chỉ có 123.000 người đang điều trị ARV. Trong số các trường hợp được điều trị thì 91% đạt mức ức chế HIV.

ARV là thuốc kháng virus có tác dụng ức chế sự sinh sôi và phát triển của HIV, giúp giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác.

Đến nay, thế giới chưa tìm ra thuốc chữa khỏi HIV/AIDS nên điều trị bằng ARV được coi như đặc hiệu, giúp cơ thể duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch.

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV nếu không được điều trị ARV thì tỉ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là khoảng 30-40%; nếu được điều trị và có các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỉ lệ lây truyền chỉ còn dưới 2%.

Cho đến nay, toàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện 155 ca phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong đó có nhiều người còn rất trẻ.

Hiện nay việc điều trị HIV/AIDS chỉ có thể là điều trị triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. 

Bệnh HIV/AIDS có những giai đoạn nào, diễn biến ra sao, chúng phát triển và gây hại đến cơ thể người như thế nào. Bạn đã biết hết chưa?

Nếu gia đình bạn có người nhiễm HIV/AIDS, cầm làm gì để không bị lây nhiễm HIV của họ, đồng thời không khiến người bệnh có cảm giác bị bỏ rơi, bị xa lánh hay bị coi thường.

HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ, tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa hiểu hết về nó. Vậy HIV/AIDS lây qua những con đường nào?

Thúy Hạnh

Trả lời:

Khách hàng có thể chủ động dừng PrEP vì các lý do cá nhân như không còn hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV hoặc do tác dụng phụ của thuốc... Tuy nhiên, trước khi dừng thuốc, cần trao đổi với bác sĩ để bảo đảm không bị lây nhiễm HIV.

Thầy thuốc có thể chỉ định cho khách hàng dừng sử dụng PrEP khi: Khách hàng đã thay đổi hành vi và không còn nguy cơ lây nhiễm HIV, ví dụ: luôn sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục; không sử dụng chung bơm kim tiêm…; khách hàng chỉ có một bạn tình mà bạn tình có HIV âm tính và không có hành vi nguy cơ cao; vợ/chồng hoặc bạn tình nhiễm HIV đã điều trị ARV trên 6 tháng và có tải lượng virus đạt dưới ngưỡng phát hiện [dưới 200 bản sao/ml máu]; không có quan hệ tình dục.

Khi có chỉ định ngừng PrEP, khách hàng là người quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc người dự phòng nguy cơ lây nhiễm qua đường máu cần tiếp tục sử dụng đến hết 28 ngày sau lần phơi nhiễm cuối cùng. Đối với người nam quan hệ tình dục đồng giới qua hậu môn cần tiếp tục sử dụng thuốc PrEP 2 ngày sau lần quan hệ tình dục cuối cùng.

Một người dùng PrEP vẫn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, bởi vì: PrEP làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ có khả năng lây nhiễm HIV nếu không sử dụng bao cao su.

PrEP chỉ giúp phòng lây nhiễm HIV mà không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, không có tác dụng tránh thai, trong khi đó bao cao su vừa có tác dụng tránh lây nhiễm HIV vừa phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai viêm gan B, C... và giúp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Vì vậy, để an toàn nhất, bạn luôn dùng PrEP và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục như biện pháp bổ sung cho nhau.

Bằng cách ức chế virus HIV trong máu khi điều trị ARV hàng ngày, người nhiễm HIV hoàn toàn có thể sống chung an toàn mà không lo lây nhiễm cho bạn tình.

Hoa hậu H'Hen Niê phát động chiến dịch K=K

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM [PAC HCM] phối hợp cùng Chương trình HIV/Lao toàn cầu của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam [CDC Việt Nam] và Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam [VNP+] với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Hợp tác Phát triển Y tế tại Việt Nam thuộc Đại học Y Khoa Harvard, Hoa Kỳ [HAIVN] vừa tổ chức chiến dịch K=K [Không phát hiện = Không lây truyền].

Nghiên cứu PARTNER và Opposites Attract đã ghi nhận gần 70.000 hành vi quan hệ tình dục nam - nam và nam - nữ của hàng ngàn cặp trong nhiều quốc gia. Mặc dù những cặp này không sử dụng bao cao su hay các biện pháp can thiệp khác, nhưng tỉ lệ lây truyền HIV từ bạn tình dương tính sang bạn tình âm tính bằng 0 nếu bạn tình dương tính đạt được ức chế virus ổn định. Hơn nữa, kể từ khi điều trị phối hợp thuốc ARV cho người nhiễm HIV, không có bất kỳ báo cáo nào ghi nhận được bệnh nhân đạt được ức chế virus có thể lây truyền HIV qua quan hệ tình dục.

Bằng chứng khoa học đã rõ ràng là người nhiễm HIV điều trị ARV hàng ngày theo chỉ định của cơ sở y tế nếu đạt được và duy trì tải lượng virus không phát hiện sẽ không có nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục cho bạn tình âm tính.

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ đã chính thức công nhận K=K [Không phát hiện = Không lây truyền] có nghĩa rằng nếu người sống chung với HIV uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định của cơ sở y tế, đạt được và duy trì tải lượng virus HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ lây truyền virus HIV sang bạn tình âm tính.

Thông điệp này mang lại hy vọng và thay đổi cuộc đời của những người "sống chung với HIV" cũng như bạn bè và gia đình của họ khi hiểu rằng tiếp cận điều trị ARV sớm, duy trì điều trị và duy trì được tải lương virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ giúp họ có thể sống lâu hơn, sống khỏe mạnh hơn, có thể sinh con và không bao giờ phải lo sợ về lây truyền HIV cho bạn tình.

Hơn nữa, tình trạng kỳ thị và xa lánh người "sống chung với HIV" trong cộng đồng sẽ giảm hoặc không còn nữa vì mọi người biết rằng người "sống chung với HIV" sẽ không lây truyền HIV khi họ đạt được và duy trì tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện.

Chiến dịch K=K tại TP.HCM được phát động từ nay đến ngày 30/9/2018 với các thông điệp gồm: Cung cấp thông tin về “Không phát hiện = Không lây truyền” cho cán bộ y tế, người sống chung với HIV, truyền thông báo chí; thực hiện và truyền thông video clip về “Không phát hiện = Không lây truyền”; truyền thông và vận động người sống chung với HIV tuân thủ điều trị để đạt và duy trì tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện.

Video liên quan

Chủ Đề