Bầu bị tiêu chảy nên uống thuốc gì

Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường dễ mắc một số bệnh như cảm cúm, đau hông, phù nề, đau lưng,… Đặc biệt có một bệnh rất dễ lây qua đường ăn uống đó chính là bệnh tiêu chảy.

Nguyên nhân

  • Tiêu chảy do nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
  • Do một số loại virus và ký sinh trùng: Virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus; ký sinh trùng có thể nhập vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm và nước uống: Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.
  • Do phụ nữ mang thai sử dụng các loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.

Người mẹ mang thai bị tiêu chảy gây ra nhiều nguy hiểm[ảnh minh họa]

  • Do hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy.
  • Tiêu chảy trong thời kỳ mang thai có thể được gây ra bởi sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả [dưa hấu], rau quả và uống quá nhiều nước.
  • Các nguyên nhân khác bao gồm không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm.

Chữa trị

Khi bị tiêu chảy, các bà bầu và người nhà không nên coi thường mà cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian cho nhanh khỏi bệnh. Đặc biệt lưu ý không nên tự mình mua thuốc uống hoặc dùng thuốc do mách bảo của những người không có chuyên môn vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho thai.

Trong thời gian chưa thể đến cơ sở y tế khám bệnh, người nhà có thể cho bà bầu bị tiêu chảy liên tục uống dung dịch Oresol. Oressol không phải thuốc diệt vi khuẩn đường ruột mà là thuốc chống tình trạng kiệt nước cơ thể do tiêu chảy gây ra, có thể dùng cho mọi trường hợp mang thai bị tiêu chảy. Lưu ý là khi dùng phải pha đúng liều lượng, nếu pha đặc quá thì sẽ gây nguy hiểm. Đây là loại thuốc được đánh giá rất cao trong việc cứu sống nhiều trường hợp tiêu chảy nặng trên thế giới

Người mẹ mang thai bị tiêu chảy nên đi khám để được tư vấn tốt nhất[ảnh minh họa]

Các bà bầu nên uống nhiều nước. Tuy nhiên cần phải tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bạn.

Cần được nghỉ ngơi nhiều hơn

Nếu cơn đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều giờ đồng hồ, cần đưa các bà bầu nhanh chóng đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy cần co một chế độ ăn uống hợp lý, cụ thể như:

  • Cần phải đảm bảo cho bà bầu uống dung dịch bù nước như Pedialyte đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Không uống các thức uống không lành mạnh như nước sô-đa và nước ngọt
  • Các bà bầu có thể ăn uống các loại thực phẩm như bánh mì nướng, gạo, nước sốt táo, khoai tây nghiền [không có phụ gia], mì [không có phụ gia]; bánh quy; chuối, bí nấu chín, cà rốt nấu chín, cháo và bột yến mạch.
  • Sữa chua có thể ăn nhằm giúp các bà bầu loại bỏ tiêu chảy.
  • Không nên ăn thực phẩm có dầu hoặc bơ.
  • Không nên ăn thực phẩm nhiều gia vị, hoa quả khô và nước sốt cho đến khi giảm tiêu chảy

Không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng bị tiêu chảy thường xuyên khi mang thai. Nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai bị tiêu chảy là do sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hằng ngày của thai phụ cũng được xem là yếu tố nguy cơ dẫn đến tiêu chảy. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa? Hãy cùng bác sĩ tìm hiểu qua bài viết bên dưới. 

Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai

Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tình trạng phụ nữ mang thai bị tiêu chảy khá phổ biến. 

Không ít phụ nữ khi mang thai bị tiêu chảy khiến cơ thể mệt mỏi

Theo American College of Gastroenterology [ACG], không có nghiên cứu cập nhật nào về tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ mang thai, tiêu chảy có thể xuất hiện do thay đổi nội tiết tố hoặc thể chất. Tuy nhiên, nó cũng có thể không liên quan đến việc mang thai và do nhiễm trùng hoặc rối loạn cơ bản ở ruột.1

Xem thêm: Tiêu chảy cấp vẫn là bệnh phổ biến tại Việt Nam

Nguyên nhân liên quan đến thai kỳ

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi rất nhiều để phù hợp phát triển thai nhi. Trong đó, mức độ prostaglandin tăng nhiều làm kích thích các cơn co thắt tử cung và tăng chuyển động dọc theo đường tiêu hóa. Khi đó, phân sẽ di chuyển nhanh hơn trong ruột và dẫn đến tiêu chảy. Nồng độ prostaglandin tăng lên cũng có thể gây tiêu chảy trong chu kỳ kinh nguyệt.1

Chế độ dinh dưỡng bị thay đổi

Nhiều thai phụ thay đổi chế độ ăn uống của mình khác hoàn toàn so với trước khi mang thai. Sự thay đổi đột ngột này có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Cụ thể, nó khiến dạ dày chưa kịp thích ứng với chế độ ăn mới, gây khó chịu và dẫn đến tiêu chảy. 

Cơ thể nhạy cảm với nhiều loại thực phẩm

Thai phụ thường có xu hướng nhạy cảm với một số loại thực phẩm hơn khi mang thai mà trước đây không có. Chính vì vậy, khi bổ sung những thức ăn đó, mẹ bầu dễ bị đầy hơi, đau bụng tiêu chảy khi mang thai.2

Phản ứng phụ khi uống vitamin

Nhiều mẹ bầu chọn cách bổ sung vitamin vào giai đoạn mang thai để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong thời gian đầu sử dụng, vitamin có thể gây một số phản ứng phụ như đau dạ dày, đau bụng hoặc tiêu chảy. 

Bổ sung thêm vitamin có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy

Nguyên nhân không liên quan đến thai kỳ

Tiêu chảy do nhiễm trùng

Nhiễm trùng ruột là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiêu chảy. Ngoài việc đi phân lỏng, nhiều nước, người bị tiêu chảy do nhiễm trùng còn có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Phân có máu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Sốt và ớn lạnh.
  • Chóng mặt hoặc choáng váng.

Một số sinh vật có thể gây tiêu chảy do người bệnh tiếp xúc với nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm như:

  • Vi khuẩn [Escherichia coli hoặc Listeriosis].
  • Vi-rút.
  • Ký sinh trùng [Giardia lamblia và Cryptosporidium].3

Đặc biệt, vi khuẩn Listeria có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc trong lúc sinh đẻ. Hậu quả có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, thai mất trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi sinh.

Vì thế, việc nỗ lực tránh xa và phòng ngừa loại vi khuẩn này là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu nên tránh ăn những sản phẩm sữa chưa tiệt trùng hoặc các loại thịt sống không bảo quản tốt. Ngoài ra, thai phụ cần ăn chín uống nước sôi và hâm nóng lại đồ ăn trước khi sử dụng.

Tiêu chảy do rối loạn ruột

Tiêu chảy mãn tính có thể là một triệu chứng của rối loạn cơ bản về ruột, chẳng hạn như:

Các tình trạng trên cũng có thể đi kèm với một loạt các triệu chứng khác. Ví dụ:

Mẹ bầu cần lưu ý nếu tiêu chảy đi kèm với triệu chứng mệt mỏi, nôn ói

Nếu phụ nữ khi mang thai bị tiêu chảy với các triệu chứng này, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của hiện tượng tiêu chảy khi mang thai sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu mẹ bầu chỉ bị tiêu chảy trong thời gian ngắn, điều này có thể được xem là bình thường và nhanh khỏi. Song, khi tiêu chảy diễn ra trong nhiều ngày sẽ khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi, mất nước và kiệt sức. Trường hợp này nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm và thậm chí đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé. 

Trường hợp đau bụng tiêu chảy khi mang thai sẽ xuất hiện những cơn đau quanh rốn, đau dữ dội. Những cơn đau này có thể kích thích tử cung co bóp và đe dọa đến sức khỏe của thai phụ. Với sức đề kháng kém, phụ nữ mang thai khi bị tiêu chảy dễ trở nặng hơn người bình thường. Chính vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước khi bị tiêu chảy và đi khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường. 

Điều trị tiêu chảy khi mang thai

Cơ thể tự điều chỉnh sau một thời gian

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ hết trong vài ngày nếu nguyên nhân là do ngộ độc thực phẩm, nhiễm vi rút hoặc nhiễm khuẩn đường ruột nhẹ. Trường hợp tiêu chảy là do sử dụng thêm thuốc bổ sung vitamin, thực phẩm chức năng, cơ thể mẹ bầu có thể tự điều chỉnh được.

Tuy nhiên, nếu thai phụ nhận thấy tình trạng tiêu chảy không có dấu hiệu giảm bớt hoặc hết sau hai đến ba ngày. Mẹ bầu nên cần đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm lấy từ phân và máu để xác định tác nhân gây tiêu chảy.

Nếu mẹ đã có trải nghiệm những thực phẩm nào gây tiêu chảy, cần nên tránh và không sử dụng nữa. Ngoài ra, mẹ không nên tiêu thụ nhiều những sản phẩm giàu chất béo, chiên dầu mỡ nhiều, thực phẩm quá cay, sữa trong những ngày đang bị tiêu chảy.

Giữ cho cơ thể không bị thiếu nước

Việc bổ sung nước là rất quan trọng khi bị tiêu chảy. Bởi vì tình trạng này sẽ làm mất rất nhiều dịch bên trong cơ thể. Cơ chế mất nước có thể xảy ra nhanh chóng, và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.

Thông thường, mẹ sẽ cần uống 8 ly nước mỗi ngày. Khi bị tiêu chảy, mẹ cần uống nhiều hơn. Và nên uống một cốc nước ngay sau khi đi phân lỏng. Điều này sẽ bù đủ lượng dịch trong cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên bổ sung chất điện giải, vitamin và khoáng chất.2 

Mẹ bầu cần cung cấp đủ lượng nước, nhất là khi đang bị tiêu chảy

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tiêu chảy kéo dài quá lâu hoặc nặng sẽ làm mất nước trầm trọng. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn hai đến ba ngày, mẹ nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý những dấu hiệu nghiêm trọng sau đây: 

  • Phân có máu hoặc mủ
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ.
  • Sốt cao. 
  • Thường xuyên nôn mửa.
  • Đau dữ dội ở trực tràng hoặc bụng.
  • Các triệu chứng mất nước: nước tiểu sẫm màu, khát nước, khô miệng, cảm thấy lâng lâng hoặc đi tiểu ít thường xuyên.

Tiêu chảy là một tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả phụ nữ đang mang thai. Mặc dù cơ thể có thể tự hồi phục song mẹ bầu không nên chủ quan trước tình trạng này. Bên cạnh đó, để phòng ngừa tiêu chảy khi mang thai, mẹ bầu cần thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi và tham vấn chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn hằng ngày.

Video liên quan

Chủ Đề