Từ láy là từ như thế nào

Định nghĩa từ láy và từ ghép là gì luôn là một chủ đề cực kì quan trọng được các học sinh THCS quan tâm. Đây là mảng kiến thức mà các em cần phải chú tâm nhiều nhất. Việc phân biệt được từ láy từ ghép giúp các em giải quyết khá nhiều bài tập văn học cũng như sử dụng từ ngữ một cách chính xác hơn, từ đó giúp bài văn được đa dạng từ ngữ. Không chỉ trong cách viết văn mà ngay cả trong các lời bài hát thì hai loại từ này cũng được trau chuốt khá kĩ lưỡng giúp từng câu hát trở nên nhịp nhàng có hồn.

Từ ghép là gì?

Định nghĩa

Xét về cấu tạo thì từ ghép là từ bao gồm từ hai tiếng trở lên. Xét về mặt ngữ nghĩa thì từ các tiếng cấu tạo nên từ ghép phải tạo thành một từ có nghĩa.

Từ định nghĩa trên người ta phân từ ghép thành hai loại đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập, khá dễ dàng để phân biệt hai loại từ trên dựa vào các ý sau:

Phân loại

Dưới đây là hai đặc điểm chính của từng loại từ ghép sau khi được phân loại theo cả hai tiêu chí: cấu tạo và ngữ nghĩa. Người ta phân loại và nêu đặc điểm như sau:

Từ ghép chính phụ

Có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau.

Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa như sau:

Từ chính thể hiện vai trò ý nghĩa chính còn tự phủ chỉ đi theo để bổ sung ý nghĩa cho từ chính. a phần từ chính thường có ý nghĩa khá rộng còn tự phụ thì có nghĩa hẹp hoặc không có nghĩa

Ví dụ

  • Bà ngoại [bà là chính, ngoại là phụ]
  • Bút chì [bút là chính, chì là phụ]
  • Con cái [Con là từ chính, cái là từ phụ]
  • Ông nội [Ông là từ chính, nội là từ phụ]
  • Xanh ngắt [Xanh là từ chính, ngắt là từ phụ]
  • Nụ cười [Cười là từ chính, nụ là từ phụ]
  • Bà cố [Bà là từ chính, cố là từ phụ]
  • Bút mực [Bút là từ chính, mực là từ phụ]
  • Cây thước [Cây là từ chính, thước là từ phụ]
  • Xe đạp [Xe là từ chính, đạp là từ phụ]
  • Tàu ngầm [Tàu là từ chính, ngầm là từ phụ]
  • Tàu thủy [Tàu là từ chính, thủy là từ phụ]
  • Tàu lửa [Tàu là từ chính, lửa là từ phụ]
  • Tàu chiến [Tàu là từ chính, chiến là từ phụ]
  • Xe đạp [Xe là từ chính, đạp là từ phụ]
  • Xe hơi [Xe là từ chính, hơi là từ phụ]
  • Xe con [Xe là từ chính, con là từ phụ]

Từ ghép đẳng lập

Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp [không phân ra tiếng chính, tiếng phụ ]. Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa.

Thông thường các loại từ ghép đẳng lập thì sẽ có ngữ nghĩa rộng hơn từ ghép chính phụ. Cùng tìm hiểu qua một số ví dụ sau:

Ví dụ

  • quần áo
  • ăn uống
  • nhà cửa
  • ông bà
  • bố mẹ
  • cây cỏ
  • hoa lá
  • sách vở
  • bàn ghế
  • bút thước

Công dụng

Người viết hoặc người nói sử dụng viết để diễn tả chính xác các từ ngữ cần được sử dụng trong các câu văn, các lời nói.

Giúp người nghe, người đọc dễ dàng hiểu ý nghĩa hơn mà không cần phải suy đoán.

Từ láy là gì

Khái niệm

Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.

Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại thành một từ có nghĩa.

Phân loại

Dựa vào cấu trúc trùng lặp, cấu tạo giống nhau của các bộ phận thì từ láy thường được phân thành hai loại chính đó là:

  • Từ láy toàn bộ
  • Từ láy bộ phận

Từ láy toàn bộ

Các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn [cả phần âm và phần vần] nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối [để tạo ra sự hài hòa về âm thanh]

Ví dụ

  • thăm thẳm
  • thoang thoảng
  • ào ào
  • luôn luôn
  • xa xa
  • thường thường
  • xanh xanh
  • hằm hằm
  • khom khom
  • vui vui
  • đo đỏ
  • trăng trắng
  • hồng hồng
  • tím tím
  • rưng rưng
  • rớm rớm

Từ láy bộ phận

Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. Được chia thành các loại từ láy nhỏ hơn khi các đặc điểm lặp lại khác nhau như:

Từ láy vần

  • liêu xiêu
  • lao xao
  • liu diu
  • thong dong

Từ láy âm tiết đầu

  • mới mẻ
  • mênh mông
  • móm mém
  • máy móc
  • miên man
  • nhỏ nhắn
  • tròn trĩnh
  • gầy gộc
  • mếu máo

Công dụng

Từ láy được người nói người viết sử dụng trong cả văn nói và văn viết với mục đích nhấn mạnh tình trạng, hoặc tâm trạng muốn thể hiện.

  • Em luôn luôn đi học đúng giờ: Khẳng định em không bao giờ đi học trễ
  • Em là học sinh rất rất thông minh: Khẳng định em thông minh tuyệt đối, không chê vào đâu được
  • Cô bé tròn trĩnh: Miêu tả bề ngoài tròn nhưng đẹp của cô bé ấy
  • Bầu trời mênh mông: Miêu tả sự rộng lớn, bao la của bầu trời, diễn tả cảm xúc đó qua từ láy.

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Tiếng Việt là một ngôn ngữ khá phong phú và đa dạng. Chính vì lý do này mà về mặt ngữ nghĩa cũng như cấu tạo thì khá phức tạp.

Ngoài ra, khi tìm hiểu về khái niệm của hai loại từ ghép và từ láy ta thường gặp 1 trường hợp là từ ghép bị chuyển hóa thành từ láy âm.

Mặc dù là khó phân biệt nhưng ta vẫn sẽ có một số phương pháp phân biệt như dưới đây, nếu bạn hiểu rõ thì việc phân biệt hoàn toàn trở nên đơn giản hơn rất nhiều:

Cách 1: Từ láy âm là từ ghép nghĩa

Trong Tiếng Việt đại đa số đều gặp các từ láy âm, vì thế nếu một trong hai từ đó thuộc từ Hán Việt thì đó chính là từ ghép chứ không phải từ láy.

Mặc nhiên về mặt hình thức nó có nghĩa hay không có nghĩa đều vậy

Cách 2: Từ ghép thuần Việt gồm 2 âm tiết khác nhau không thể là từ láy

Ví dụ như máu mủ, che chắn đều là từ ghép thuần Việt. Ngược lại nếu một trong hai số đó có ý nghĩa thì đó là từ láy âm chẳng hạn như: rõ ràng, lảm nhảm, lạnh lùng

Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép

Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép. Các từ sau là từ láy chứ không phải từ ghép bởi lẻ chúng không đảo trật tự từ được:

  • mờ mịt / mịt mờ
  • thẫn thờ / thờ thẫn

Với hàng loạt các kiến thức khá hay về từ láy, từ ghép hy vọng đã giúp bạn phần nào giải đáp được những thắc mắc về các kiến thức trên. Mong rằng bài viết trên  sẽ cung cấp cho bạn thật nhiều kiến thức để phục vụ trong quá trình chỉnh sửa ngôn ngữ của bản thân, hoàn thiện hơn về lối viết văn cũng như cách sử dụng từ ngữ chính xác hợp ngữ nghĩa nhất trong mọi hoàn cảnh. Và tất nhiên xem xong bài viết này thì bạn đã tự có thể trả lời cho mình rằng: từ láy là gì? từ ghép là gì? Chúc bạn thành công. Đừng quên để lại lời nhắn dưới bài viết này nhé.

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều từ láy, từ láy có thể xuất hiện trong các văn bản, hay trong các cuộc giao tiếp, đối thoại hằng ngày. Tuy nhiên với nhiều người, do chưa hiểu cụ thể về loại từ này, nên đã có những nhầm lẫn khi sử dụng từ láy. Vậy từ láy là gì? Và cách phân biệt từ láy và từ ghép ra sao?

Từ láy là gì?
Từ

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều từ láy, từ láy có thể xuất hiện trong các văn bản, hay trong các cuộc giao tiếp, đối thoại hằng ngày. Tuy nhiên với nhiều người, do chưa hiểu cụ thể về loại từ này, nên đã có những nhầm lẫn khi sử dụng từ láy. Vậy từ láy là gì? Và cách phân biệt từ láy và từ ghép ra sao?

Từ láy là gì?

Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa.

Ví dụ: ào ào, xanh xanh, thăm thẳm, lanh lảnh, ……

Phân loại từ láy

Dựa vào cấu trúc, cấu tạo giống nhau của các bộ phận thì từ láy được chia thành hai loại chính là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, luôn luôn, ào ào.

Đôi khi để nhấn mạnh và tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu. Ví dụ: Thoang thoảng, lanh lảnh, ngoan ngoãn.

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn:

– Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…

– Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao, liu diu.

Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Cách phân biệt từ ghép và từ láy

Tiếng Việt vốn nổi tiếng phong phú và phức tạp. Tiếng Việt cũng có một loại từ nữa đó là từ ghép, khá giống với từ láy. Và để phân biệt từ láy và từ ghép thì không phải ai cũng làm được, có một vài cách giúp chúng ta phân biệt được hai loại từ này mà bạn có thể tham khảo như sau:

Cách 1: Láy âm là từ ghép nghĩa

Một trong 2 từ là từ Hán Việt. Nếu một trong hai từ thuộc từ Hán Việt thì đó chính là ghép chứ không phải từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xác định là từ ghép.

Cách 2: Nghĩa của các từ tạo thành. Từ mà hai âm tiết đều có nghĩa cụ thể thì không thể là từ láy, đó là từ ghép.

Ví dụ: máu mủ, trai trẻ, che chắn…

Ngược lại, nếu chỉ một tiếng có ý nghĩa thì đó là láy âm. ví dụ: lảm nhảm, lạnh lùng…

Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép. Khi chúng ta đảo trật tự từ các tiếng trong một từ được thì đó chính là từ ghép. Bởi vì, láy âm nhìn chung là không đảo được trật tự từ.

Ví dụ: mờ mịt/mịt mờ, thẫn thờ/thờ thẫn…

Với những hướng dẫn cơ bản trên đây về từ láy, cách phân biệt từ láy, từ ghép, hy vọng bạn có thể ứng dụng trong quá trình học tập, làm việc và giao tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề