Trong việc trồng nhãn ở vùng đất đồi quy cách hố đào

Cây nhãn là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Cùi nhãn rất quý, sấy khô làm long nhãn là thuốc bổ, thuốc an thần điều trị suy nhược thần kinh, chứng sút kém trí nhớ, hay quên, mất ngủ hay hoảng hốt. Hạt nhãn, vỏ quả nhãn đều dùng làm thuốc đông y.

  • Một số giống nhãn
  • Yêu cầu ngoại cảnh
  • Kỹ thuât gieo trồng và chăm sóc
    • Nhân giống
    • Trồng và chăm sóc cây
  • Thu hoạch, chếbiến, bảo quản

Nhãn là cây nguồn mật quan trọng có chất lượng cao, cây có tán cao xoè rộng dùng làm cây bóng mát hai bên đường cái và bờ sông, ngòi lớn.

Một số giống nhãn

Nhãn lồng: Quả tròn, to như quả vải thiều, hạt nhỏ, cùi dày, vân cùi màu hanh vàng như mật ong, ăn thơm, giòn và nước ngọt sắc.

Nhãn đường phèn: Quả nhỏ hơn nhãn lồng, sắc vỏ hơi thâm, cùi dày và trong, ráo nước và hơi vàng, hạt nhỏ. Vị ngọt đậm và thơm, là giống nhãn ngon và quý nhất ở nước ta.

Nhãn nước: Quả to, vỏ mỏng, cùi mỏng, hạt to, nhiều nước, vị ngọt kém. Giống này trồng phổ biến ở các tỉnh, năng suất cao và ổn định. Khi chín dễ bị nứt vỏ ở chỗ núm quả.

Nhãn thóc: Quả bé, vỏ mỏng, hạt to, cùi mỏng, nhạt, năng suất cao và ổn định nhưng phẩm chất kém.

Yêu cầu ngoại cảnh

Nhiệt độ: Nhãn chịu nóng và chịu rét khá hơn vải nên ở các tỉnh miền Nam hay miền Bắc nước ta đều trồng được. Nhiệt độ bình quân năm 21 – 27°c là thích hợp cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển. Mùa hoa nở yêu cầu nhiệt độ cao hơn 25 – 32°C. Mùa đông có một thời gian nhiệt độ thấp có lợi cho việc phân hoá mầm hoa.

Lượng mưa: cần cho cây trong năm 1300 – 1600mm. Lúc cây ra hoa gặp thời tiết nắng ấm, tạnh ráo có lợi cho thụ phấn, thụ tinh, đậu quả tốt và năng suất cao.

Ánh sáng: Nhãn cần đủ ánh sáng, thoáng. So với vải, cây nhãn thích râm hơn. Trong quá trình sinh trưởng phát triển nhãn thích ánh sáng tán xạ hơn là ánh sáng trực xạ.

Đất đai: Nhãn là cây ưa đất ẩm, mát, đất phù sa nhiều màu. Vùng trồng nhãn nổi tiếng ở miền Bắc là vùng Phố Hiến – Hưng Yên, đất đai ở đây là phù sa cũ không được bồi của sông Hồng. Đất vùng đồi trồng nhãn vẫn tốt, phải chú ý giữ ẩm cho cây trong mùa khô. Ở Sơn La người ta chọn và trồng cây gieo từ hạt, rễ khoẻ và ăn sâu, chống được hạn, ra quả có muộn hơn so với chiết và cây ghép. So với vải, nhãn là cây chịu úng hơn. Độ pH: 4,5 – 6,0.

Kỹ thuât gieo trồng và chăm sóc

Nhân giống

Gieo hạt: Dễ làm, song cây chậm cho quả và phẩm chất không đồng đều, cây thật ngon không nhiều nên hiện nay thường dùng phương pháp chiết và ghép cây.

Chiết cành: Cách làm như đối với vải, với hồng xiêm… Nhãn thường khó ra rễ hơn so với vải nên khi chiết dùng các chất kích thích như IBA, NAA, nồng độ 1000 ppm. Có thể dùng hỗn hợp NAA và IBA nhào với chất độn để chiết, cây ra rễ càng tốt, ngoài bầu bọc bằng giấy pôlyêtylen để giữ ẩm. Thời vụ chiết: tháng 3 – 7 dương lịch, tốt nhất tháng 5 – 6.

Ghép cây: Thường dùng phương pháp ghép mắt hay ghép cành. Gốc ghép là giống nhãn nước gieo bằng hạt, được một năm là có thể ghép được, cần chăm sóc tốt ở vườn ươm để cây có nhiều nhựa dễ bóc vỏ. Mắt ghép chọn ở những cây giống tốt, nhũng cành khoẻ mọc xiên ở ngoài tán, cành còn non, màu da chuyển sang màu nâu nhờ. Thời vụ ghép mất tháng 9 dương lịch. Khi ghép thao tác phải nhanh, bóc vỏ ở gốc ghép xong phải ghép ngay, không để cho nhựa bị oxy hoá. Ghép xong phải buộc thật chặt, không để nước ngấm vào. Không nên cắt ngọn gốc ghép quá sớm. Để 1 tháng sau khi ghép cắt là vừa. Làm như vậy tỷ lệ sống có thể đạt 70 – 80%.

Phương pháp ghép áp: Ươm cây gốc ghép trong rọ tre hay trong túi bầu pôlyêtylen. Làm giàn, đặt cây gốc ghép gần với các cành định ghép của cây nhãn giống ngon và sai quả, lấy dao sắc cắt vỏ cành ghép và gốc ghép mỗi bên dài 7 – 10cm, áp sát hai mặt cắt cho dính liền với nhau rồi buộc chặt lại. Khi hai mặt ghép đã dính chặt với nhau hoàn toàn thì cắt cành ghép khỏi cây mẹ và đem đi trồng.

Thường phải đem cây ghép giâm vào vườn ươm đợi đến mùa xuân năm sau đem trồng sẽ bảo đảm tỷ lệ sống cao.

Trồng và chăm sóc cây

Đào hố: Đất đồi hố đào sâu 80 – 100cm, đất vườn 50 – 60cm, rộng 70 – 80cm. Bón lót cho mỗi hố 20 – 30kg phân chuồng + 0,5 – 1,0kg Tecmôphotphat [hoặc apatit] + 0, 5kg Clorua kali hay Sunfat kali. Lúc đào hố, lớp đất mặt phải để riêng, khi lấp đất thì cho đất mặt xuống dưới, lấp đầy hố- Trộn phân lấp hố xong trước lúc trồng một tháng.

Thời vụ trồng: tháng 3 – 4 và tháng 8 – 9.

Khoảng cách: đất đồi 7 x 7m hoặc 7 x 8m; đất vườn, đất rộng 8 x 8m.

Cách trồng: Đặt bầu vào giữa hố, nhẹ nhàng vun đất nhỏ vào, lấp kín mặt bầu và nén chặt, sau đó cắm 1 cọc bên cạnh, buộc dây giữ cho cây khỏi bị gió lay.

Chăm sóc

Tưới nước giữ ẩm, kết hợp bón nhiều lần các loại phân dễ tiêu hoặc tưới nước phân bắc hay phân chuồng pha loãng: 1/10 hay 1/5 đến 1/3.

Tạo hình: cho cây có 1 thân chính, cách mặt đất 1m, trên đó có 3 cành chính cắt bỏ các cành tăm, cành vượt, cành khô, cành bị sâu bệnh.

Sau khi thu hoạch quả xong phải bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng bón 50 – 100kg phân chuồng [tuỳ theo độ lớn của cây và có thể cách 1 năm bón 1 lần cũng được]. Ngoài ra có thể bổ sung thêm phân khoáng theo công thức 1kg N + 0,5kg P2O5 + 1kg K2O chia làm nhiều lần.

Về sâu bệnh chú ý phòng bọ xít [như đối với vải]. Phòng trừ bằng cách rung cây bắt bọ xít trưởng thành, phun Dipterex [0,2 – 0,3%]; Bassa [0,2%] khi bọ xít non nở. Bệnh thối hoa nhãn: Bệnh thường bắt đầu khi cây ra giò hoa [tháng 12] gây hại nặng trong tháng 1 – 2 làm cho các chùm hoa thối khô, có màu nâu. Thiệt hại đo bệnh gây ra có khi làm giảm năng suất 80 – 100%. Phòng trừ: Phun Boócđô [1%]; Ridomil – MZ [0,2%]; Anvil [0,2%]; Score [0, 1%] phun vào 2 lần: lần 1 khi cây ra giò, lần 2 trước khi giò hoa nở 3 – 7 ngày.

Thu hoạch, chếbiến, bảo quản

Khi vỏ quả từ màu vàng nhạt chuyển sang màu vàng, vỏ quả từ dày và sù sì chuyển sang mỏng và nhẵn thì thu hoạch. Cùi nhãn chín nhiều nước có mùi thơm, vị ngọt là những chỉ tiêu chắc chắn nhất. Nên hái quả vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tránh buổi trưa quá nóng. Hái cả chùm và không nên để cuống quả dài ảnh hưởng đến việc ra hoa quả năm sau, ở miền Bắc thường thu hoạch quả vào tháng 7 đến tháng 8.

Muốn làm long nhãn phải chọn loại nhãn ngon, cùi dày, hạt nhỏ ráo nước. Nhúng cả chùm vào nước sôi 1 – 2 phút, lấy ra phơi nắng 15 – 20 nắng cho đến khi lắc nghe có tiếng kêu lọc sọc là được, sau đó bóc lấy cùi, rải 1 lớp mỏng trên giần sàng hoặc nia đem phơi 2 – 3 ngày cho cùi nhãn khô thêm, lên màu cánh gián sẫm, cầm không dính tay là được. Trong thời gian phơi nhớ chú ý năng đảo, trộn cho nhãn khô đều.

Cũng có thể làm lò sấy nhãn và phải nắm được kỹ thuật điều khiển lửa sao cho nhiệt không quá cao hoặc quá thấp [khoảng 50 – 60°C và sấy trong thời gian 10 – 20 giờ].

Long nhãn phơi xong để nguội hẳn rồi bảo quản trong bao túi ni lông để nơi khô ráo, thoáng mát hoặc có thể để trong chum, vại, hòm tủ càng rốt

2017-11-15 10:37:40

Tùy vào từng vùng miền sẽ có những loại giống nhãn đặc trưng. Sau khi lựa chọn được giống cây phù hợp với đất trồng và khí hậu. Bạn hãy lưu ý những điều sau:

Kỹ thuật đào mương lên liếp:

Những nơi đất thấp trũng cần phải đào mương lên liếp có chiều rộng trung bình 7 – 8m, mương rộng 2 – 3m, sâu 1 – 1,5m.

Ở vùng đồi gò, vùng núi thấp độ dốc 5 – 7 độ phải trồng theo đường đồng mức. Khoảng giữa 2 hàng nhãn là 2 đường đồng mức. Độ dốc 8 – 10 độ thiết kế trồng theo đường đồng mức kiểu bậc thang kiên cố.

Khoảng cách trồng thay đổi từ 4 – 8m tuỳ vào giống, đất đai và mô hình trồng. Giống nhãn tiêu da bò là giống sinh trưởng rất mạnh nên có thể trồng thưa hơn so với các giống nhãn khác. Có thể trồng với khoảng cách 5m x 4m hoặc 6m x 5m.

Vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nên bắt đầu trồng nhãn vào đầu mùa mưa tháng 4 -5  hoặc khi mùa mưa ổn định, thường từ tháng 6 – 7 hàng năm. Những nơi có nước tưới chủ động có thể trồng cuối mùa mưa tháng 10 -11. Vùng Duyên hải Nam Trung bộ thì bắt đầu trồng cây nhãn vào giữa mùa mưa, khoảng tháng 9 hàng năm. Đây là bước đầu quan trọng trong kỹ thuật trồng nhãn. Bạn cần phải lựa chọn thời điểm thật thích hợp.

Vùng ĐBSH trồng vào vụ xuân [tháng 2 – 3], kết thúc trồng đầu tháng 4. Vụ Thu trồng từ tháng 8 – 10.  Vùng Đông Bắc và Tây bắc trồng vào đầu mùa mưa [tháng 4 – 5].  Vùng Bắc Trung bộ trồng vào cuối mùa mưa.

Kỹ thuật đào hố và cách trồng:

Miền Đông, Miền Trung và Tây Nguyên: Hố trồng nhãn có kích thước 1m x 1m x 0,7m, trộn đều 20 – 40kg phân hữu cơ hoai mục, 300 – 500gr hỗn hợp NPK 16 – 16 – 8  và  0,5 – 1,0kg vôi với đất mặt rồi gạt xuống hố.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nên làm mô trên đất đã được lên líp, mô đất đắp thành hình tròn đường kính khoảng 0,6 – 0,8m, độ cao thường là 0,3 – 0,6m. Đất đắp mô được trộn với 100 – 200 gr hỗn hợp NPK 16 – 16 – 8 + 0,5 – 1,0kg vôi + 15 – 20kg phân hữu cơ hoai và tro trấu, 10 – 20gr Regent để sát trùng.

Đối với đất trồng nhãn ở các vùng của miền Bắc đào hố trồng: 80cm x 70cm x 50cm. Lượng phân cho mỗi hố là 30 – 50kg phân chuồng + 0,7 – 1kg Super lân + 0,2 – 0,3kg Clorua Kali. ở vùng đồi núi bón thêm 0,5 – 1kg vôi bột. Lượng phân được trộn đều lớp đất mặt rồi cho xuống hố.

Khi trồng dùng dao cắt đáy bầu, đặt cây xuống giữa mô và mặt bầu bằng với mặt mô, sau đó rạch theo đường chiều dọc của bầu để kéo bao nilông lên và lấp đất lại, nén đất xung quanh, cắm cọc giữ chặt cây con. Sau đó dùng rơm hay cỏ khô đậy kín mô. Tưới nước giữ ẩm cho cây mỗi ngày một lần nếu nắng khô, nếu có mưa thì ngừng tưới.

Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn:

Cần căn cứ vào độ lớn của cây, sản lượng quả hàng năm, giống và độ màu mỡ của đất để bón phân . Tỷ lệ N: P: K thích hợp là: 1: 1: 2. Với vườn nhãn nhiều tuổi, năng suất 100kg quả tươi/cây/năm cần bón các loại phân vô cơ thương phẩm quy ra nguyên chất theo định lượng: bón 2kg N+ 1kg P2O5 + 2kg K2O/cây/năm.

Đối với cây trên 3 năm tuổi: Số lượng phân bón kể trên tăng dần từ 20 – 30% mỗi năm và số lần bón được chia ra như sau:

– Lần 1: Sau khi thu hoạch quả 1 tuần bón. : Toàn bộ phân chuồng + 80 – 90% lượng phân lân + 30% lượng phân đạm + 30% lượng phân Kali.

– Lần 2: Khi phân hoá mầm hoa, trước lúc cây ra hoa 5 tuần bón: 30% lượng phân đạm + 10 – 20% lượng phân lân + 30% lượng phân Kali.

– Lần 3: Giúp cho chùm hoa phát triển, tăng khả năng đậu quả bón: 10 – 20% lượng đạm.

– Lần 4: Bổ sung cho quả phát triển [lúc này đường kính quả 1cm] bón: Toàn bộ số phân đạm và phân Kali còn lại.

Các vùng ở Miền Nam: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, sâu 10 – 20cm, các vùng ở  Miền Bắc đào rãnh rộng 30 – 40cm, sâu 25 – 30cm. Lượng phân bón hữu cơ, vô cơ được bón vào rãnh sau đó lấp đất lại và tưới nước.

Với những kỹ thuật trồng cây nhãn trên đây, hi vọng bà con sẽ có một mùa nhãn sai quả, bội thu.

Cổng Nông Dân [TH]

Video liên quan

Chủ Đề