Trình bày cảm nhận của em về đại dịch covid

Trong khi “kẻ địch” Covid rất ngoan cố biến đổi khó lường, tấn công lần thứ 4 đã chọc thủng sâu phòng tuyến bảo vệ, xâm nhập vào cộng đồng mà mất dấu nguồn lây, dù các biện pháp đánh trả rất quyết liệt nhưng chưa đủ sức mạnh để tiêu diệt. Chống dịch như chống giặc, khi Covid đã biến đổi nhanh, nguy hiểm, khó lường thì quy trình chống dịch cũng cần phải có cách đánh mới, thích ứng trong tình hình mới. Chúng ta phải kích hoạt toàn hệ thống, toàn dân chống dịch, xem đây là “chiến tranh nhân dân”, phải dừng lại các công việc khác chưa cấp thiết để ưu tiên tối đa nguồn lực tập trung dập dịch càng nhanh càng tốt, phải xây dựng lại quy trình chống dịch thích ứng với tình hình của từng địa phương và phải đoàn kết đồng lòng chung tay góp sức để kiên quyết tiêu diệt Covid ra khỏi đất nước.

Trong bối cảnh hiện nay, dịch Covid đến giai đoạn phức tạp, khó lường, chưa thể biết khi nào dịch lên đỉnh hay xuống dốc, chỉ có tuân thủ “5K + vaccine, thuốc + công nghệ” để “chung sống” lâu dài thích ứng cùng Covid. Với số lượng tử vong nhiều và ca nhiễm tăng cao trong khu vực phía Nam, đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh là hệ quả của quan điểm dân túy, sai lầm của cách thức chống dịch và đây là bài học kinh nghiệm đau đớn để chúng ta cần phải thay đổi cách làm.

Xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19 tại Bến xe Nước Ngầm. Ảnh: hanoimoi.com.vn

Đó là, thứ nhất tất cả ca F0 phải thu dung điều trị và được phân loại theo mức độ bệnh. Nếu nặng cho vào bệnh viện, nhẹ cho vào khu cách ly có điều trị theo phác đồ hướng dẫn của y tế. Vào đó họ sẽ nhanh khỏi, không để lây lan ra cộng đồng và toàn dân sẽ tập trung chăm sóc họ. Không thể để ở nhà tự điều trị với lý do bệnh viện quá tải, mà hãy phân loại rồi chuyển họ đến các nơi khác nhau để giảm tải điều trị. Đừng nói kiểu bệnh nhẹ không triệu chứng cho ở nhà, đến lúc diễn biến nhanh chỉ có chết không ai đến cấp cứu kịp thời, cũng đừng nghĩ họ ý thức cao không để lây nhiễm ra xung quanh và tự chữa khỏi, số này rất ít rất hiếm vì do hoàn cảnh cuộc sống, do lối sống không thể quyết định ý thức được như vậy. Nếu ca F0 nào muốn điều trị ở nhà thì cung cấp thuốc, hướng dẫn cách điều trị và ký cam kết tự chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu xảy ra vi phạm.

Thứ hai, các ca F1 cách ly tập trung thu phí hoặc miễn phí, sau 21 ngày test nhiều lần âm tính cho về nhà, nếu thành ca F0 thì cho thu dung điều trị. Ca F2 cách ly tại nhà có giám sát treo biển, nếu thành ca F1 thì cho cách ly tập trung, còn nếu sau 21 ngày test âm tính thì thực hiện theo quy định y tế.

Thứ ba, thiết lập “vùng đỏ, vùng cam, vùng xanh” kèm các thông báo hướng dẫn cụ thể và lập chốt canh phòng kiểm soát giữa các vùng. Quy định chi tiết đi lại, sinh hoạt, kinh doanh, những việc được làm và không được làm trong các vùng và giữa các vùng để người dân biết thực hiện. Không thể kéo dài phong tỏa toàn bộ mà phải tùy thuộc tình hình từng vùng để có cuộc sống thích ứng. Sẽ ưu tiên những người tiêm đủ liều vaccine, đã được điều trị khỏi.

Chẳng hạn khi ra vào “vùng xanh” là phải khai báo, xác nhận nơi đến nơi đi thuộc vùng nào, có kết quả test PCR trong thời gian quy định và cho kiểm tra y tế nhanh tại chốt. Huy động toàn dân bảo vệ và phát triển “vùng xanh”, thu hẹp “vùng cam, vùng đỏ”.

Thứ tư, việc quản lý lập chốt kiểm tra là để ngăn ngừa nhắc nhở người dân thực hiện đúng quy định chống dịch, không nên nghĩ phạt tiền dân nhiều mà khen, không nên cứng nhắc thái quá trong hành xử, mà trong mùa dịch chúng ta hãy biết yêu thương san sẻ nhẹ lời vì ai cũng ức chế bí bách khó khăn lắm rồi nên dễ hành xử sai phạm, chỉ khi nào cố tình vi phạm, hành xử quá mức cho phép thì cần xử lý, xử phạt để răn đe.

Thứ năm, toàn dân thực hiện nghiêm túc “5K+5T”, tích cực tiêm nhanh vaccine, có thể đi mua đi xin ngoại giao nhưng tự sản xuất là tốt nhất để chủ động giai đoạn trước mắt. Còn về lâu dài tối ưu nhất là Thuốc điều trị để sống chung cùng Covid, nên cần tập trung đầu tư nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị trong thời gian sớm nhất.

Thứ sáu, các cơ quan chức năng của từng địa phương khi ra văn bản thông báo cần linh hoạt thích ứng, phù hợp kịp thời với tình hình thực tế, phải dựa theo chuyên môn khoa học và quy định chống dịch. Cần sử dụng Công nghệ để quản lý, giám sát người nhiễm, người khỏi, người được tiêm vaccine và thay thủ tục hành chính trong chống dịch, trong cuộc sống. Chẳng hạn sử dụng mã QR để nhận diện từng đối tượng rất thuận lợi dễ dàng. Đến nay dù có nhiều ứng dụng công nghệ ra đời nhưng chưa có sản phẩm nào tối ưu, liên thông, hiệu quả và thuận tiện cho người dân và cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống dịch.

Trên đây là vài suy nghĩ góp ý về cách thức chống dịch để chúng ta quyết tâm tiêu diệt nhanh Covid ra khỏi đất nước nhưng vẫn chấp nhận “chung sống” an toàn có điều kiện cùng Covid để cuộc sống trở lại bình thường, ổn định và phát triển. Đây là cuộc chiến của toàn dân, của toàn hệ thống chính trị kinh tế xã hội, vừa là mệnh lệnh, là trách nhiệm, vừa là lương tâm, là lý trí của mỗi người, mỗi gia đình quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19.

TRẦN ANH NGHĨA, TP Vinh, Nghệ An

Quá trình thành niên vốn đã không dễ dàng, dịch COVID-19 xuất hiện càng thêm phần khó khăn. Nhiều thanh thiếu niên phải bỏ lỡ không chỉ những sự kiện trọng đại của tuổi niên thiếu, mà còn những khoảnh khắc thường nhật như được tán gẫu với bạn bè hay được lên lớp do trường học đóng cửa và nhiều sự kiện bị hủy bỏ.

Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, cô lập và thất vọng khi phải đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống do dịch bệnh bùng phát, hãy nhớ rằng: Bạn không đơn độc. Chúng tôi đã trao đổi với TS. Lisa Damour - chuyên gia tâm lý, tác giả của hai đầu sách bán chạy nhất và cây viết cho chuyên mục tháng của Thời báo New York trong lĩnh vực tâm lý vị thành niên để tìm hiểu cách bạn có thể tự chăm sóc sức khỏe tinh thần cho chính mình.

1. Hiểu rằng cảm giác lo âu là hoàn toàn bình thường

Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy lo âu khi biết trường học đóng cửa và khi đọc các dòng tít báo động về dịch bệnh. Trên thực tế, cảm xúc lo lắng đó ở bạn là phản ứng bình thường. TS. Damour cho biết: "Các nhà tâm lý học từ lâu đã nhận ra rằng cảm giác lo âu là một cơ chế bình thường và lành mạnh, giúp cảnh báo con người về các mối đe dọa, từ đó thực hiện biện pháp bảo vệ bản thân. Cảm giác lo âu sẽ thôi thúc bạn quyết định những điều cần làm ngay bây giờ, chẳng hạn như hạn chế tiếp xúc với người khác, tránh tụ tập đông người, rửa tay thường xuyên và không chạm tay vào mặt". Nỗi lo âu đang bảo vệ an toàn cho bạn cũng như những người xung quanh. “Lo nghĩ cho những người xung quanh cũng là cách chúng ta thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong cộng đồng,” chị giải thích.

Theo TS. Damour, mặc dù những lo lắng xung quanh COVID-19 là hoàn toàn dễ hiểu, song bạn nên cập nhật thông tin từ "những nguồn tin chính thống [ví dụ như website của UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới], đồng thời xác minh thông tin từ những nguồn tin phi chính thống” để tránh hoang mang không cần thiết.

Nếu bạn lo ngại rằng mình đang có các triệu chứng bệnh, hãy trao đổi với cha mẹ. TS. Damour cho hay: "Hãy nhớ rằng tình trạng bệnh do COVID-19 nhìn chung là nhẹ, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên" và nhiều triệu chứng bệnh có thể chữa khỏi được. Chuyên gia khuyên bạn hãy chia sẻ và tìm kiếm hỗ trợ từ cha mẹ hoặc một người lớn mà bạn tin tưởng khi cảm thấy không khỏe hoặc lo ngại về vi-rút Corona.

Đừng quên rằng "có rất nhiều biện pháp hiệu quả mà chúng ta có thể áp dụng để bảo vệ an toàn cho bản thân và người khác, cũng như để cảm thấy mình đang kiểm soát tình hình tốt hơn: rửa tay thường xuyên, không chạm tay vào mặt và giữ khoảng cách an toàn với người khác".

>> Tất cả những điều bạn cần biết về rửa tay

2. Chuyển hướng chú ý

TS. Damour cho biết: “Theo lời khuyên của các nhà tâm lý học, trong tình huống khó khăn kéo dài như hiện nay, chúng ta nên phân loại vấn đề thành hai nhóm: 1] những điều tôi có thể thay đổi và 2] những điều tôi không thể thay đổi.”

Trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều việc sẽ rơi vào nhóm thứ hai, nhưng không sao hết. Thay vì tập trung vào những điều ngoài tầm kiểm soát, hãy chuyển sự chú ý sang công việc khác như làm bài tập về nhà, xem bộ phim yêu thích hoặc nằm đọc một cuốn tiểu thuyết để giải tỏa căng thẳng và tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống hàng ngày.

3. Tìm kiếm những cách thức mới để kết nối với bạn bè

Mạng xã hội là một công cụ tuyệt vời giúp bạn kết nối với bạn bè khi đang cách ly tại nhà. Hãy phát huy sức sáng tạo, chẳng hạn bằng cách tham gia thử thách điệu nhảy rửa tay trên Tik-Tok #safehands [tại đây]. TS. Damour “không bao giờ đánh giá thấp sức sáng tạo của giới trẻ. Theo linh cảm của tôi, các bạn trẻ sẽ tìm ra những cách hay chưa từng có để kết nối trực tuyến với nhau."

“Tuy nhiên, bạn không nên dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình hoặc sinh hoạt trên mạng xã hội thiếu điều độ. Đó không phải là hành vi lành mạnh hay sáng suốt bởi việc này có thể khiến bạn càng hoang mang thêm." Lời khuyên của TS. Damour là các bạn trẻ và cha mẹ nên cùng nhau lập thời gian biểu sử dụng mạng xã hội. 

4. Trau dồi bản thân

Bạn muốn bắt đầu học một cái mới, đọc một cuốn sách hay tập chơi nhạc cụ? Cơ hội của bạn đã đến! Trau dồi bản thân và tìm cách tận dụng thời gian bất ngờ rảnh rỗi này là một cách hiệu quả để bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình. TS. Damour chia sẻ: "Bản thân tôi cũng đã lập một danh sách tất cả những cuốn sách mình muốn đọc và những điều mình vẫn luôn muốn thực hiện."

“Cách duy nhất để bạn thoát khỏi nỗi đau là trải qua nó.”

5. Thành thực với những cảm xúc của bản thân

Thật buồn khi phải từ bỏ các sự kiện với bạn bè, sở thích hoặc các trận đấu thể thao. TS. Damour chia sẻ: "Đây là những tổn thất lớn, nên cũng phải thôi nếu các bạn trẻ cảm thấy thất vọng. Cách giải quyết tốt nhất là gì? Hãy cảm nhận nỗi thất vọng đó,” bởi "cách duy nhất để bạn thoát khỏi nỗi đau là trải qua nó. Nếu bạn muốn buồn thì hãy buồn đi. Càng mau buồn thì bạn càng mau chóng khôi phục tinh thần."

Cách xử lý cảm xúc của mỗi người là khác nhau. "Một số trẻ sẽ làm các hoạt động nghệ thuật; một số lại muốn nói chuyện với bạn vè và chia sẻ nỗi buồn với nhau như một cách để cảm nhận được sự kết nối trong thời gian không được gặp mặt trực tiếp; một số khác tìm cách tích trữ thực phẩm," TS. Damour cho biết. Điều quan trọng là bạn tìm ra cách làm phù hợp với bản thân.

 6. Thương yêu bản thân và người khác

Một số thanh thiếu niên đã trở thành nạn nhân của bắt nạt và xâm hại học đường do diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Theo TS. Damour, để giải quyết vấn nạn bắt nạt học đường cần huy động sự tham gia của những người ngoài cuộc: “Chúng ta không nên kì vọng trẻ em và thanh thiếu niên tự đối đầu với những kẻ bắt nạt. Thay vào đó, chúng ta nên khuyến khích các em tìm kiếm giúp đỡ, trợ giúp từ bạn bè hoặc người lớn.”

Nếu bạn chứng kiến bạn bè bị bắt nạt, hãy tiếp cận và đề nghị giúp đỡ họ. Thái độ phớt lờ của những người xung quanh có thể khiến người bị bắt nạt cảm thấy rằng cả thế giới đang chống lại mình hoặc không ai quan tâm đến mình. Lời nói của bạn có thể tạo ra sự khác biệt.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng: Tại thời điểm này, hơn lúc nào hết, bất kì điều gì chúng ta chia sẻ hoặc nói ra đều có thể gây tổn thương cho người khác, vậy nên cần suy nghĩ kĩ trước khi làm.

Phỏng vấn và viết bài: Mandy Rich, Cán bộ phụ trách nội dung số của UNICEF

Hãy theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất về đại dịch COVID-19 tại đây 

Video liên quan

Chủ Đề