Hình ảnh chứng từ giao dịch ủy nhiệm chi biến lại chuyển tiền

Ủy nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt giữa bên mua hàng hóa hoặc dịch vụ và bên bán. Bên mua ủy nhiệm cho ngân hàng nơi mở tài khoản tiền gửi trích tài khoản của mình để chuyển trả vào tài khoản cho bên bán ở cùng ngân hàng hoặc ở ngân hàng khác.

Những năm gần đây đã xuất hiện nhiều kiểu lừa đảo bằng việc bên mua xuất trình cho bên bán hàng hóa dịch vụ giấy ủy nhiệm chi liên 2 có chữ ký và con dấu của ngân hàng để nhận hàng rồi biến mất mà tiền không chuyển như đã ghi trong ủy nhiệm chi, dẫn đến cháo múc nhưng tiền không trao.

Ủy nhiệm chi thật, chuyển tiền “ảo”

Xin kể một trường hợp lừa đảo đã từng xảy ra. Công ty TNHH LHL do ông N.T.D. làm giám đốc mua hàng của ông B., hai bên cùng nhau vào ngân hàng X nơi Công ty LHL mở tài khoản tiền gửi. Trước sự chứng kiến của ông B., ông D. viết giấy nộp 250 triệu đồng tiền mặt vào tài khoản công ty mình và đưa kèm một ủy nhiệm chi chuyển trả cho ông B. số tiền 250 triệu đồng, giao dịch viên nhận đủ tiền và ký trả liên 2 giấy nộp tiền và ủy nhiệm chi cho ông D.. Ông D. đưa lại chứng từ đó cho ông B. và sau đó được ông B. giao số hàng hóa trị giá 250 triệu đồng.

Sau khi giải quyết hết lượng khách đang chờ trước quầy của mình, giao dịch viên của ngân hàng X mới bắt đầu làm các chứng từ chuyển tiền và phát hiện số dư trên tài khoản không đủ 250 triệu đồng nếu tính cả phí chuyển tiền. Khi giao dịch viên gọi, ông D. bảo sẽ đem thêm tiền đến nộp vào cho đủ để chuyển đi. Do quá nhiều việc nên giao dịch viên cũng quên món tiền này. Ngay sau đó ông D. đến quầy giao dịch khác của ngân hàng rút hết 250 triệu đồng.

Để tránh rủi ro

Để thủ tục chặt chẽ hơn, ngân hàng có thể sử dụng con dấu “đã nhận chứng từ” để đóng vào liên 2 ủy nhiệm chi, đó là đối với những khách hàng là doanh nghiệp quen biết, mỗi lần đến ngân hàng mang mấy chục bộ ủy nhiệm chi cùng một lúc. Còn với khách hàng mới chưa đủ độ tin cậy, ít quan hệ hoặc các khách hàng cá nhân thì giao dịch viên phải kiểm tra và hoàn tất việc ghi nợ tài khoản xong mới giao trả liên 2 ủy nhiệm chi. Về phía bên bán, khi nhận liên 2 ủy nhiệm chi, thấy con dấu “đã nhận chứng từ” cần gọi lại cho ngân hàng để xin xác nhận về việc số tiền trên đã được chuyển về tài khoản mình chưa, chưa thì đừng giao hàng.

Nhiều ngày sau, ông B. vẫn không thấy tiền về trên tài khoản của mình nên cầm liên 2 đến ngân hàng X khiếu nại vụ việc mới vỡ lở. Liên lạc tìm ông D. thì được biết ông D. đã sang Campuchia đánh bạc và nghe nói bị cầm giữ bên đó vì nợ nần. E ngại rắc rối, ảnh hưởng không tốt mà chưa chắc thu hồi được tiền từ ông D., ngân hàng xử lý bằng cách bắt giao dịch viên nhận nợ vay 250 triệu đồng trả cho ông B.. Đến nay ông D. vẫn chưa hoàn trả món tiền trên cho ngân hàng X.

Một trường hợp khác dù giao dịch viên đã cẩn thận nhưng vẫn bị “dính”: khách hàng mang ra cùng lúc hơn 20 ủy nhiệm chi, giao dịch viên đã cộng tổng số tiền trên các ủy nhiệm chi này để đảm bảo tài khoản đủ số dư trước khi ký đóng dấu giao liên 2 cho khách hàng. Nhưng do công nghệ ngân hàng ngày nay khá hiện đại, có thể giao dịch online nên khách hàng đó đã rút hết tiền trước khi các ủy nhiệm chi được thực hiện.

Lợi dụng sơ hở

Sở dĩ có thể xảy ra chuyện “lừa đảo” này là do tâm lý muốn lấy lòng khách hàng và bán được hàng nên nhiều người bán không đợi tiền về trên tài khoản mà nhanh chóng xuất hàng ngay khi bên mua xuất trình, thậm chí fax liên 2 ủy nhiệm chi trả tiền cho bên bán có chữ ký và con dấu của ngân hàng mà bên mua mở tài khoản. Không bàn đến những trường hợp rất hiếm là chữ ký và con dấu ngân hàng bị làm giả, còn lại hầu hết đều là chữ ký và con dấu thật của ngân hàng.

Điều này được lý giải như sau: do giao dịch viên - nhất là ở các ngân hàng lớn - luôn bị quá tải trước lượng khách hàng cũng như hàng núi công việc, hàng loạt thao tác phải thực hiện trên máy, vừa phải trả lời điện thoại hay hướng dẫn cho khách hàng. Thời buổi khách hàng là thượng đế, chỉ cần có lời phàn nàn đến tai sếp - không cần biết đúng sai thuộc về ai - là lập tức giao dịch viên bị kiểm điểm, nhắc nhở. Cho nên nhiều giao dịch viên ưu tiên thực hiện ngay với những giao dịch bằng tiền mặt để tránh cho khách hàng phải chờ đợi, còn các giao dịch không dùng tiền mặt sẽ thực hiện sau.

Thông thường theo yêu cầu của khách hàng, bộ phận giao dịch của ngân hàng sẽ ký tên và đóng dấu vào liên 2 để trả cho khách. Sau đó có thời gian, giao dịch viên mới bắt đầu kiểm tra chứng từ, số dư, hạch toán trích tài khoản bên mua để trả tiền cho bên bán. Lúc này, nếu thấy tài khoản bên bán không đủ tiền, giao dịch viên mới liên lạc yêu cầu bên bán nộp hoặc chuyển tiền về đủ để thanh toán cho bên mua. Lợi dụng điều này, nhiều người đã sử dụng chứng minh nhân dân giả để mở tài khoản rồi dùng những liên 2 ủy nhiệm chi này để lừa đảo với số tiền lớn rồi biến mất.

Lâu nay, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm với chính khách hàng của mình - chủ tài khoản - nếu tài khoản đủ tiền, đủ các điều kiện mà ngân hàng lại chậm trễ trong việc thực hiện yêu cầu của chủ tài khoản. Vì vậy trước mắt, bên bán hàng cần nên đánh giá được mức độ tín nhiệm của bên mua để quyết định giao hàng trước hay sau khi nhận được tiền. Nếu thấy uy tín bên mua chưa đủ đảm bảo thì nên đợi đến khi tiền đã vào tài khoản của mình rồi hãy giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ, “tiền trao rồi cháo hãy múc”. Đừng vì ham món lợi nhỏ mà mất cả chì lẫn chài.

ĐỖ THỊ HUỲNH HOA

Ủy nhiệm chi do khách hàng lập, ký và điền thông tin theo mẫu ủy nhiệm chi mà ngân hàng quy định, làm căn cứ để ngân hàng trích tiền từ tài khoản khách hàng trả cho người thụ hưởng. Để hiểu hơn ủy nhiệm chi là gì và cách viết ủy nhiệm chi như thế nào. Dưới đây kế toán Lê Ánh sẽ gửi đến bạn đọc mẫu ủy nhiệm chi của từng ngân hàng để bạn đọc tham khảo.

Xem thêm: Hạch toán tài khoản 451 - Qũy tích lũy trả nợ

1. Uỷ nhiệm chi là gì?

Uỷ nhiệm chi của ngân hàng là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mà thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Uỷ nhiệm chi do ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp, khi phát sinh giao dịch, kế toán mang ủy nhiệm chi có thông tin đầy đủ và chính xác của người trả tiền và người hưởng thụ ra ngân hàng. Ngân hàng sẽ căn cứ vào ủy nhiệm chi để trích từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán. 

Nếu ủy nhiệm chi không hợp lệ hoặc số tiền ghi trên ủy nhiệm chi vượt quá số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng thì ngân hàng sẽ nhanh chóng thông báo cho người lập ủy nhiệm chi, trả lại giấy ủy nhiệm chi và từ chối thực hiện lệnh chi đó nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Ví dụ: Chị An mua hàng của công ty Kế toán Việt với hình thức thanh toán chuyển khoản thì chị An sẽ đến ngân hàng[ nơi chị An mở tài khoản] lập ủy nhiệm chi và nhờ ngân hàng trích khoản tiền từ tài khoản mình để thanh toán cho công ty Kế Toán Việt. lớp học kế toán

2. Cách viết ủy nhiệm chi

a. Phần kế toán doanh nghiệp ghi

  • Ngày, tháng, năm: ghi rõ ngày tháng giao dịch 
  • Đơn vị trả tiền: Tên đơn vị là công ty cần chuyển tiền cho nhà cung cấp
  • Số tài khoản: Số tài khoản công ty chuyển tiền
  • Tại ngân hàng: ghi tên ngân hàng thực hiện giao dịch nơi công ty có tài khoản
  • Đơn vị thụ hưởng: Tên công ty được nhận tiền thanh toán
  • CMT/ Hộ chiếu… Ngày cấp… Nơi cấp… Điện thoại: Bỏ trống
  • Số tài khoản: Kiểm tra thông tin tài khoản và số tài khoản của công ty cần chuyển tiền
  • Tại ngân hàng: Đối tác sẽ cung cấp tên ngân hàng, nơi mà doanh nghiệp đối tác có tài khoản
  • Số tiền bằng số: Ghi đúng số tiền Việt Nam đồng vào ô này. Ví dụ như: 2.000.000đ
  • Số tiền bằng chữ: ghi đúng số tiền đã ghi ở trên thành chữ. Viết hoa chữ cái đầu tiên và kết thúc bằng ký tự ./. Ví dụ như: Hai triệu đồng./. 
  • Nội dung: Ghi rõ nội dung thanh toán

Ví dụ: Thanh toán tiền mua hàng tuyển dụng nhân sự

Chủ tài khoản: giám đốc ký và đóng dấu tròn tại đây. Đóng 2/3 chữ ký vào trong phần dấu, 1/3 đóng ngoài dấu

Đóng thêm dấu chức danh của giám đốc ở dưới.

b. Phần dành cho ngân hàng ghi

  • Số bút toán: Ghi số thứ tự bút toán
  • Loại tiền: VNĐ
  • Tài khoản ghi nợ
  • Tài khoản ghi có
  • Kế toán ký và đóng dấu.

Bạn có thể tải mẫu ủy nhiệm chi vietcombank, ủy nhiệm chi BIDV, ủy nhiệm chi Techcombank TẠI ĐÂY

Trên đây, kế toán Lê Ánh đã chia sẻ các mẫu ủy nhiệm chi của các ngân hàng và hướng dẫn cách ghi ghi tiết. Các bạn có thể tham khảo thêm các mẫu văn bản khác để phù hợp với công việc của mình

Xem thêm: Tổng hợp chứng từ kế toán tiền tệ theo thông tư 133

Tham khảo ngay khóa học kế toán ở Hà Nội và tphcm tại trung tâm Lê Ánh để được hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc.

Ngoài lĩnh vực kế toán, Trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Từ khóa liên quan: ủy nhiệm chi acb, uy nhiem chi, ủy nhiệm chi tiếng anh, giấy ủy nhiệm chi, mẫu ủy nhiệm chi ngân hàng agribank

Video liên quan

Chủ Đề