Nhúng cành giâm vào dung dịch kích thích ra rễ nhằm mục dịch gì

Sử dụng thuốc và phương pháp giâm cành hồng

1. Thời điểm giâm cành.

 Hoa hồng có thể nhân giống bằng phương pháp này ở mọi thời điểm, nhưng thời điểm thích hợp nhất để giâm cành là tháng 2 – 4 và tháng 8 -10 [giâm cành vào các thời điểm này thì cành giâm mau ra rễ và tỉ lệ sống cao hơn]

2. Giá thể, dụng cụ giâm cành.

+ Giá thể để giâm cành tốt nhất là trấu hun + một chút phân hữu cơ hoặc phân trùn quế. Cũng có thể sử dụng Sơ dừa trộn với trấu hun. Chú ý: Trong trấu hun có chứa các bon hoạt tính => kích thích sự ra rễ.

+ Dụng cụ đựng giá thể để giâm cành nên dùng ly nhựa trong để tiện cho quá trình theo dõi sự phát triển của bộ rễ.

3. Chọn cành giâm.

Nên dùng những cành bánh tẻ, không quá già hoặc quá non.

Trên 1 cành đã chọn để giâm chỉ nên sử dụng đoạn giữa của cành dài khoảng 15cm, không nên sử dụng đoạn gốc hay đoạn ngọn.

Cành cắt để giâm nên còn lại 1 – 3 mắt trên đoạn cành, vát 1 góc 30 – 45 độ, không để vết cắt bị dập nát. Trên đoạn cành nên giữ lại 1 – 2 lá chét ở các mắt trên cùng.

4. Cách pha chế, nhúng thuốc và giâm cành

Hồng là lọai cây thân gỗ, tương đối khó ra rễ, vì vậy muốn kích thích cành giâm ra rễ nhanh ta dùng nên dùng loại thuốc điều tiết sinh trưởng là NAA

Sử dụng 1 trong 2 phương pháp xử lý cho cành giâm như sau:

Phương pháp xử lý ở nồng độ đậm đặc: Nồng độ chất kích thích dao động từ 4.000 - 6.000 ppm. Với cành dâm thì nhúng phần gốc vào dung dịch từ 3-5 giây, rồi cắm vào giá thể. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả cao vì gây nên “cái xốc sinh lý” cần cho giai đoạn đầu của sự xuất hiện rễ.

Xử lý ở nồng độ loãng: Nồng độ chất kích thích sử dụng từ 50 - 100 ppm tùy thuộc vào loài và mức độ khó ra rễ của cành giâm, ngâm phần gốc của cành vào dung dịch từ 5 – 10 phút, sau đó cắm vào giá thể. Với phương pháp này thì nồng độ hiệu quả là 50 - 100 ppm.

Để tiện dùng hơn ta có thể sử dụng các loại thuốc kích thích ra rễ nhập khẩu chuyên dụng Doff Hormone rooting Powder, clonex…sau khi cắt cành xong ta đem cành giâm nhúng nhanh vào thuốc kích rễ rồi cắm vào giá thể.

5. Kỹ thuật giâm cành

Kỹ thuật giâm cành giống là dùng một cái que bằng chiếc đũa thọc sâu xuống đất độ 1,5cm - 2cm rồi mới cắm cành giống vào lỗ đó. Trồng sâu hơn khó ra rễ. Hom có thể trồng thẳng hoặc trồng nghiêng đều được. Khoảng cách các cành giâm từ 4-5 cm.

Bạn có thể mua Các loại thuốc kích thích cho cây trồng [ra rễ cực mạnh NAA, Siêu ra rễ Doff, clonex... ] tại TT Phân bón cây trồng Đan Phượng

Điện thoại: 0988.666.215

Trong suốt quá trình sinh trưởng do nhiều lý do khác nhau mà bộ dễ của cây sẽ không phát triển như mong muốn. Theo đó biện pháp được nhiều người dùng nhất để có thể khắc phục được điều này đó chính là dùng thuốc kích rễ. Vậy hiện tại loại thuốc này là gì và cách thức sử dụng là như thế nào? Hãy giải đáp cùng vinong.net ngay sau đây.

Thuốc kích rễ là 1 loại thuốc được sử dụng rất phổ biến trong nông nghiệp. Vậy công dụng chính của loại thuốc này là gì? Cách thức sử dụng là như thế nào?

Thuốc kích rễ là gì? Nguyên nhân dẫn đến rễ cây bị tổn thương

Rễ cây là 1 cơ quan sinh dưỡng của những loài thực vật và có các chức năng chính ví dụ như giúp cho cây bám chặt vào lòng đất hút nước và những chất khoáng, hô hấp. Bên cạnh đó đây cũng chính là cơ quan giúp dự trữ những chất dinh dưỡng và đồng thời cũng là cơ quan sinh sản sinh dưỡng đối với các loài thực vật.

Thuốc kích rễ là gì?

Nếu như bộ rễ của một cây bị suy yếu sẽ dẫn tới tình trạng kém phát triển, bộ lá kém xanh và hoạt động trao đổi chất cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp cũng như có thể dẫn tới tình trạng chết cây.

Vì vậy trước khi tìm hiểu về cách thức dùng thuốc kích rễ hãy cùng điểm qua những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bộ rễ của cây bị tổn thương cũng như công dụng của loại thuốc này ngay sau đây.

Nguyên nhân khiến cho bộ rễ của cây bị tổn thương

Những nguyên nhân khiến cho bộ rễ của cây bị tổn thương có thể kể đến như:

  • Tưới một lượng nước cho cây quá nhiều và dẫn tới tình trạng thối rễ, gây úng cho cây.
  • Cây trồng đang bị những loại vi sinh vật trực tiếp xâm nhập và gây tổn thương tới cho rễ.
  • Rệp sát đất, tuyến trùng cũng như nhện gây hại cho bộ rễ.
  • Sử dụng phân hóa học để bón cho cây và dùng thuốc bảo vệ thực vật khiến cho đất bị trai cứng và rễ bị nghẹt lại, không phát triển được.
Cây trồng đang bị những loại vi sinh vật trực tiếp xâm nhập và gây tổn thương tới cho rễ

Thuốc kích rễ là gì?

Hiện tại thuốc kích rễ là 1 sản phẩm kích thích quá trình ra rễ cây được dùng nhiều trong công việc giâm, chiết cành, tưới lá, ủ hạt giống và tưới gốc,… Giúp cho cây phát triển cũng như phục hồi toàn bộ rễ đang bị suy yếu vì vận chuyển hay vì điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Thông thường thành phần có trong thuốc kích rễ gồm có P205, K20, BO và đạm,… Đây cũng chính là những nguyên tố chất cần thiết cho quá trình phát triển của một bộ rễ cây. Bên cạnh đó còn được kết hợp cùng với một số những nguyên tố vi lượng có thể kể đến như kẽm, mangan, đồng và sắt,…để giúp cho cây sinh trưởng được khỏe mạnh.

Công dụng chính của thuốc kích rễ

Là một trong những loại thuốc đang được sử dụng rất phổ biến trong quá trình nuôi trồng cây khi trên thị trường hiện nay thuốc kích rễ hiện có những công dụng chính có thể kể đến như:

Công dụng của thuốc kích rễ trong nuôi trồng hiện nay
  • Kích thích ra rễ của những loại cây ăn trái, vườn ươm, cây kiểng và cây công nghiệp,…
  • Tưới gốc để có thể tăng trưởng cho bộ rễ của cây
  • Nhúng cành giâm và thoa vào chỗ chích nhằm kích thích quá trình ra rễ của cây.
  • Phun lên lá giúp cho cây đâm tược mới, chống rụng hoa, làm lớn lá và tăng đậu trái
  • Thúc đẩy cho quá trình phục hồi cũng như tăng trưởng cây một cách nhanh chóng đặc biệt là là sau khoảng thời gian cây bị ngập úng.
  • Ngâm hạt giống nhằm kích thích cho hạt được nảy mầm.

Những trường hợp nên dùng thuốc kích rễ cây

Đối với những trường hợp thực tế sau thì nên dùng thuoc kich re cây để có thể thu hoạch được tốt nhất:

  • Cây phôi mới bị cắt bỏ toàn bộ rễ và lá
  • Cây kém phát triển vì trồng sai công thức đất làm cho rễ không mọc được
  • Cây bị úng và bộ rễ đã bị thối, những đầu rễ dần chuyển qua màu đen
Công dụng của thuốc kích rễ trong nuôi trồng hiện nay

Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc gây ra rễ mới

Theo đó dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc cây ra rễ mới mà những người nông dân khi trồng cây cũng nên biết đến

Đất trồng:

Đất trồng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc cây ra rễ mới. Để một giống cây có thể ra được rễ mới thì cần phải tiếp xúc với những vật liệu tơi xốp và giữ được độ ẩm tốt ví dụ như trấu hun, cát. Thông thường những loại đất thoái hóa sẽ rất cứng và nước sẽ không thể nào thẩm thấu được, khó tiếp xúc khiến cho rễ bị non, dẫn tới tình trạng khó phát triển.

Do đó để trồng được cây với một bộ rễ phát triển tốt thì cần chuẩn bị đất tơi xốp nhất có thể, giàu chất hữu cơ hay trồng bằng đất pha với cát.

Phân thuốc

Phân thuốc sẽ là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc cây ra rễ mới. Khi rễ non và lá non thì cây không cần có nhiều chất dinh dưỡng. Theo đó chỉ cần một lượng nước nhỏ là đã có thể tạo được nhựa.

Phân thuốc sẽ là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc cây ra rễ mới

Do đó nếu như bón phân trong trường hợp này sẽ rất dễ làm cho cho rễ non của cây bị cháy đồng thời cũng rất khó để hồi phục lại. Theo như những chuyên gia về nông nghiệp thì chỉ nên bón phân khi lá đã già. Và lúc này bộ rễ của cây đã được cứng cáp, đồng thời ăn sâu vào trong lòng đất.

Tưới tiêu

Thông thường người ta sẽ dựa vào tán lá cây để có thể canh được lượng nước cũng như công thức đất. Đối với những giống cây mới ra rễ và lá còn non thì khi đó nên cho đất có nhiều chất vô cơ ví dụ như cát, ít hữu cơ cũng như tưới tiêu vừa đủ ẩm. Đối với nhiệm vụ lá đã già thì nên bổ sung đất với giàu chất hữu cơ, tưới đẫm nước để giúp cho cây dễ quang hợp được.

Nhiệt độ

Những giống cây có bộ rễ đang yếu thì tốt nhất là nên để ở nơi thoáng mát, dưới tán lá cây khác.

Đọc ngay: Tuyến trùng gây hại như thế nào? Thuốc trị tuyến trùng hiệu quả

Cách thức hoạt động của thuốc kích rễ

Cách thức hoạt động của thuốc trên thị trường hiện nay

Hiện tại thuốc kích rễ cũng tương tự như những công cụ kích thích cho rễ cây hoạt động. Theo đó chúng sẽ kích thích rất tốt sự phát triển của rễ cây. Điều đặc biệt là vào mùa thu thì thời tiết sẽ trở nên hanh khô và làm hạn chế chế quá mức nitơ. Chính điều này có thể sẽ gây cản trở trực tiếp tới quá trình phát triển tự nhiên hiện có của những loại cây.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng hiện tại trong thành phần của thuốc tốt nhất là không nên chứa nhiều chất Nitơ hay sắt vì chúng sẽ không tốt cho cây.

Bên cạnh đó thông thường thuốc kích rễ sẽ có thêm chất là mycorrhizae. Mycorrhizae được coi là loại nấm rất có lợi và hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển của cây, giúp cho cây sinh trưởng trong quá trình giao chuyển mùa thu qua mùa đông

Cách thức sử dụng thuốc kích rễ với mỗi một trường hợp cụ thể

Như vậy có thể thấy được rằng thuốc kích rễ đang là một loại thuốc được sử dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Đặc biệt là rất hữu ích và hỗ trợ tối đa trong quá trình trồng trọt của những người nông dân.

Cách thức sử dụng thuốc với mỗi một trường hợp cụ thể
  • Theo đó với những cây phôi mới cắt bỏ rễ và lá hoàn toàn thì nên rửa sạch bầu đất, đồng thời để ở nơi khô thoáng trong khoảng 1 ngày. Sau đó ngâm thuoc trong khoảng 2 giờ đồng hồ và trồng lại ở những nơi thoáng mát. Tốt nhất là nên trồng cây với hỗn hợp các 100% và tưới ẩm mỗi ngày để cho bộ rễ được ra nhanh hơn và rễ cám hơn.
  • Đối với những bộ rễ đã bị thối thì nên bới đất, làm sạch và đồng thời cắt bỏ những đầu rễ đã bị thối sau đó phơi đó trong khoảng từ 1 tới 2 ngày rồi tưới hay ngâm thuoc. Và sau khoảng từ 10 đến 15 ngày thì cây sẽ ra những rễ cám mới cũng như bắt đầu hồi phục lại.
  • Đối với những cây trồng có bộ rễ yếu, phát triển chậm và cây còi cọc vì chăm sóc không đúng cách thì nên sử dụng thuoc kich re hòa cùng với nước, sau đó tưới định kỳ cho cây

Cách thức sử dụng thuốc kích rễ dành cho mỗi một loại cây

Theo đó trên đây là những thông tin về cách thức sử dụng thuốc dành cho mỗi một trường hợp cụ thể và đối với mỗi một loại cây trồng thì cách thức sử dụng thuốc cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

Cách thức sử dụng thuốc dành cho mỗi một loại cây

Đối với rau ăn trái

  • Nên tưới theo hốc, theo hàng hay phun trực tiếp trên líp
  • Định kỳ tưới từ 5 đến 7 ngày một lần sau khi đã gieo cấy từ 3 tới 5 ngày và tưới từ 3 đến 4 lần cho một vụ

Đối với rau ăn lá

  • Nên tưới theo hốc, theo hàng hay phun trực tiếp trên líp
  • Định kỳ tưới từ 5 đến 7 ngày một lần sau khi đã gieo cấy từ 3 tới 5 ngày và tưới từ 3 đến 4 lần cho một vụ

Đối với cây công nghiệp và cây ăn trái

Trực tiếp tưới vào trong bồn và tưới định kỳ vào mỗi tháng sau khi thu hoạch, ngay sau khi đã trồng với cây non hay vừa bị tác động xấu từ nhiều yếu tố khác nhau.

Đối với cây cảnh, cây bonsai và hoa

Trực tiếp tưới vào trong bồn và tưới định kỳ vào mỗi tuần sau khi đã trồng cây con, ngay sau khi thu hoạch bông/ hoa.

Cách thức dùng thuốc kích rễ với mỗi mục đích sử dụng

Đối với mỗi mục đích sử dụng khác nhau thì cách thức dùng thuốc cũng sẽ khác nhau, theo đó đối với mỗi cách thức sau bạn cần thực hiện cụ thể theo hướng dẫn:

Cách thức dùng thuốc với mỗi mục đích sử dụng

Giâm và chiết cành

  • Nhúng cành giâm vào trong dung dịch thuốc từ 5 tới 10 phút và sau đó đem giâm lên trên đất đã được chuẩn bị sẵn.
  • Trực tiếp bôi nước thuốc vào trong vết khoanh vỏ [1cm] ngay khi bó bầu

Tưới gốc

Nên tưới đều xung quanh của gốc cây nhằm phục hồi và tăng cường bộ rễ đang bị suy yếu vì xử lý thuốc hay sau khi đã bị ngập úng, hạn hán. Sau 7 ngày thì tưới lại 1 lần nữa.

Nấm đối kháng trichoderma Đức Bình bảo vệ bộ rễ, diệt nấm bệnh, kích thích ra rễ cực mạnh

Phun lên trên lá

Sau khi cây ra đọt, ra hoa và trái non. Thì làm cho cây đâm tược mới, tăng đậu trái và chống rụng hoa. Sau 7 ngày thì phun lại 1 lần nữa.

Ngâm hạt giống

Trong trường hợp này nên ngâm hạt giống trong vòng 24 giờ đồng hồ, sau đó thì vớt ra và ủ bình thường.

thuốc kích rễ hiện tại là một trong những loại thuốc đang được sử dụng rất phổ biến trong nông nghiệp hiện nay. Đặc biệt là đối với những giống cây trồng đang bị ảnh hưởng trực tiếp tới rễ cây. Hi vọng rằng với những thông tin được vinong.net cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được rõ hơn về công dụng cũng như cách thức sử dụng của loại thuốc này. Đặc biệt là giúp cho cây trồng của bạn được phát triển một cách tốt nhất có thể.

Xem thêm: Tổng hợp những thông tin thú vị về dầu neem

Video liên quan

Chủ Đề