Trình bày các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1. Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là gì?

Để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác, trước tiên ta cần hiểu hiệu quả tài chính doanh nghiệp là gì?

Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là gì?

Có 2 quan điểm về hiệu quả tài chính doanh nghiệp.

  • Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả tài chính doanh nghiệp dùng để chỉ hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn trong quá trình kinh doanh.
  • Quan điểm thứ hai: Hiệu quả tài chính là hiệu quả của huy động vốn. Trong khi đó, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn thuộc về hiệu quả kinh doanh.

Dù theo quan điểm nào, hiệu quả tài chính cũng đều phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó.

Bản chất tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là gì?

Thị trường ngày một thay đổi và có sự cạnh tranh dữ dội. Với cương vị là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý cần tiến hành việc đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên. Việc làm này nhằm nắm bắt những yếu tố nào đang hoạt động hiệu quả và yếu tố nào chưa hiệu quả để có giải pháp khắc phục kịp thời.

Theo Nghị định 87/2015/NĐ-CP, có 5 tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước.

5 tiêu chí gồm: 1- Doanh thu; 2- Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; 3- Nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn; 4- Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính; 5- Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.

Các tiêu chí nêu trên được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định hiện hành của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập và của công ty mẹ.

Các tiêu chí 1, 2, 4, 5 nêu trên khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động: do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác; do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng; do Nhà nước điều chỉnh giá [đối với sản phẩm do Nhà nước định giá] làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đối với doanh nghiệp được thành lập và thực tế hoạt động thường xuyên ổn định và chủ yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, việc xếp loại doanh nghiệp căn cứ vào từng tiêu chí 1, 3, 4 và tiêu chí 5 nêu trên.

Căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu giao các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này phải giao cho doanh nghiệp bằng văn bản trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch và không được điều chỉnh trong suốt kỳ thực hiện kế hoạch [trừ các trường hợp bất khả kháng lớn].

Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp phải được lập căn cứ vào kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, xu hướng phát triển của ngành, các thay đổi về mặt pháp lý, kết quả hoạt động của năm trước, các nhiệm vụ chiến lược hoặc các nhiệm vụ được giao trong năm kế hoạch, các điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kế hoạch hằng năm phải bao gồm các mục tiêu tài chính cụ thể.

Việc đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở so sánh giữa kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao với kết quả thực hiện.

Kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được phân loại: Doanh nghiệp xếp loại A, doanh nghiệp xếp loại B, doanh nghiệp xếp loại C theo mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đánh giá do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao cho từng doanh nghiệp.

1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh được hiểu theo nghĩa chung nhất là các lợi ích kinh tế, xã chính trị,...mà các tổ chức, cá nhân đạt được trong quá trình hoạt động của mình. Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế,với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau.

Nhóm các chỉ tiêu gồm:

Video liên quan

Chủ Đề