Trích Bí quyết của thành công David Niven NXB tre 2022

Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2HÀ TĨNHNĂM HỌC 2015 - 2016ĐỀ THI CHÍNH THỨCMôn thi: Ngữ văn(Đề thi có 02 trang)(Thời gian làm bài: 180 phút)I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. Khiêm tốn là biểuhiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thườngthành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tựkhép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con ngườilà tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế, Nhà xuất bản Đồng Nai, 1996)Câu 1. Hãy cho biết đoạn trích trên đang đề cập đến nội dung gì? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trongđoạn trích.Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận được tác giả sử dụng trong câu văn: Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhúnnhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng khôngngừng học hỏi.Câu 3. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng nhiều kiểu câu. Theo anh/chị việc sử dụng nhiều kiểu câu đã đem lạihiệu quả nghệ thuật gì cho đoạn trích?Câu 4. Theo anh/chị sự khác nhau giữa khiêm tốn và tự ti là ở chỗ nào?Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:Chân nhang cắm gốc bồ đềMẹ xin bóng mát tỏa về cái noCon xin chiếc lá làm tròLêu têu chân đất quạt mo thằng BờmTết nghèo bánh lá thay cơmĐồng xu mừng tuổi còn thơm mùi bùnCon cầm thương khó run runMuốn khoe với cả mưa phùn mẹ ơiCon lam lũ của một thờiĐể khi khôn lớn nên người lại xaMỗi lần nhìn khói ngang quaTự dưng mắt nhớ quê nhà lại cay…(Khói bếp xưa - Trương Nam Hương)Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíCâu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.Câu 6. Qua hồi ức của tác giả, cuộc sống của gia đình, quê hương hiện lên như thế nào trong đoạn thơ trên?Câu 7. Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua những dòng thơ:Chân nhang cắm gốc bồ đềMẹ xin bóng mát tỏa về cái noCon xin chiếc lá làm tròLêu têu chân đất quạt mo thằng Bờm.Câu 8. Từ nội dung đoạn thơ trên, gợi cho anh chị có suy nghĩ gì về ký ức gia đình đối với đời sống tâm hồn của mỗingười (Trả lời trong khoảng 5 - 7 câu)PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)Câu 1 (3.0 điểm) Niềm vui thực sự chỉ có được khi bản thân mỗi người vượt qua được chính mình của ngày hôm quachứ không phải là vượt hơn người khác.(Bí mật của hạnh phúc - David Niven, Nhà xuất bản Trẻ, 2013).Anh chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.Câu 2 (4.0 điểm)Trong phần mở đầu truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành có đoạn viết:... Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nàokhông bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựaứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máulớn.Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọclên, ngọn xanh rởn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nóphóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lónglánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạibác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất đầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra,năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như nhữngcon chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trênmột cơ thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡntấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chântrời.Và kết thúc truyện ngắn, Nguyễn Trung Thành viết:Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn nămcây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đangmọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đếnchân trời.(Trích "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2013)Từ việc cảm nhận về đoạn văn mở đầu và kết thúc trên, anh chị hãy làm rõ dụng ý nghệ thuật của nhà văn NguyễnThành Trung.

Trích Bí quyết của thành công David Niven NXB tre 2022

Thể loại Kỹ năng – Sống đẹp
Tác giả David Niven
NXB NXB Trẻ
Công ty phát hành First News – Trí Việt
Số trang 160
Ngày tái bản 10-2016
Giá bánXem giá bán

Bí Quyết Của Thành Công (The 100 Simple Secrets Of Successful People) – David Niven

“Thành công là một hành trình, không phải là một điểm đến” — David Niven, Ph. D.

“Không có gì vĩ đại đạt được mà thiếu sự tâm huyết.” — Ralph Waldo Emerson

Cuốn sách đã chỉ ra rằng trong cuộc sống, ai cũng mong muốn có được thành công. Và để đạt được ước mơ đó, mỗi người phải nỗ lực học tập, rèn luyện và làm việc, cũng như phải suy nghĩ, trăn trở để lựa chọn hướng đi đến thành công. Và thành công không phải là một may mắn hay số phận mà thành công là sự cố gắng của cả một quá trình và chúng ta phải vượt qua rất nhiều khó khăn và thử thách để đạt được.

Bí quyết của thành công không phải là những gì xa lạ và khó thực hiện, đòi hỏi phải rèn luyện công phu trong nhiều năm trời mới có được. Cuốn sách không đưa ra những điều cao siêu hay đặt ra những mục tiêu lớn lao vượt khỏi khả năng của mỗi người. Mà chỉ đơn giản là những thái độ sống, những suy nghĩ tích cực, những điều khuyên thực tế mà bạn có thể áp dụng ngay vào lúc này – bất kể hoàn cảnh và tình trạng hiện có của bạn.

Ai cũng mong muốn ngày mai của mình rồi sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay. Nhưng bạn chỉ nghĩ và ước mong về nó như vậy thôi sao? Bạn mong muốn thực hiện được điều gì vào một ngày mai cụ thể hay trong một tương lai gần? Kế hoạch của bạn ra sao?Bạn cần phải làm gì để đạt được điều đó? Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì? Bước đầu tiên, bạn phải bắt tay làm những gì và bước kế tiếp bạn cần phải thực hiện những gì?

Vậy, để đạt được những mục tiêu đã đề ra, bạn phải có những kế hoạch cụ thể với từng chi tiết nhỏ và với nhiều phương án hành động khác nhau. Hãy gạt bỏ những suy nghĩ mơ hồ, mông lung mà phải rõ ràng và thực tế.

Ai trong chúng ta cũng đều ấp ủ rất nhiều dự định. Và chúng ta cũng đã từng có những ý tưởng rất hay. Nhưng chúng ta hiếm khi biến những dự định, ý tưởng đó thành hành động cụ thể và kế hoạch rõ ràng. Và khi đó, ý tưởng vẫn chỉ dừng lại ở ý tưởng – dù đó là những ý tưởng xuất chúng. Đồng thời, rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ xem xét lại điều mình đã làm được và chưa làm được, nói cách khác là không đánh giá xem mình đã tiến bộ đến đâu, cần có điều chỉnh gì hay không.

Cần thiết nhất là bạn phải xác định mục tiêu rõ ràng để sau đó xây dựng kế hoạch thực hiện nó. Có như vậy, bạn mới có khả năng biến những hoài bão hằng ấp ủ và những ước mơ đẹp trở thành hiện thực.

Nancy là một nhà tư vấn dày dạn kinh nghiệm. Cô giúp những chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ lên kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn trong tương lai. Hàng tháng cô thường xuyên gặp khách hàng để nghe họ báo cáo và tự đánh giá những tiến bộ của mình ra sao

Cô cho biết: “Nhiều chủ doanh nghiệp dành hết thời gian để giải quyết những công việc cấp bách xảy ra hàng ngày. Họ thường không có thời gian để suy nghĩ, để nhìn về phía trước, để đưa ra những kế hoạch thực tế. Chính họ phải là người nên thiết lập mục tiêu cụ thể để doanh nghiệp phát triển lâu dài chứ không phải chỉ là người dành hết thời gian phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn trước mắt của doanh nghiệp”.

***

Nancy là một nhà tư vấn dày dạn kinh nghiệm. Cô giúp những chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ lên kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn trong tương lai. Hàng tháng cô thường xuyên gặp khách hàng để nghe họ báo cáo và tự đánh giá những tiến bộ của mình ra sao

Cô cho biết: “Nhiều chủ doanh nghiệp dành hết thời gian để giải quyết những công việc cấp bách xảy ra hàng ngày. Họ thường không có thời gian để suy nghĩ, để nhìn về phía trước, để đưa ra những kế hoạch thực tế. Chính họ phải là người nên thiết lập mục tiêu cụ thể để doanh nghiệp phát triển lâu dài chứ không phải chỉ là người dành hết thời gian phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn trước mắt của doanh nghiệp”.

***

Người xây dựng được mục tiêu cụ thể luôn tự tin mình sẽ thành công và tăng khả năng kiểm soát cuộc sống. Câu chuyện về Kjell Inge Rokke, một trong những doanh nhân giàu nhất Na Uy đã minh chứng cho điều đó.

Sinh năm 1958 tại Molde, K.I. Rokke bị chứng “mù đọc” (alexie) bẩm sinh, một chứng bệnh kỳ lạ làm cho người mắc phải không sao nhận ra được mặt chữ. Biết không thể theo đuổi được việc học hành, Rokke chuyển sang chơi bóng đá mong tìm được cơ hội kiếm sống sau này. Thế nhưng, một thời gian sau đó, nhận thức rằng không thể theo đuổi nghiệp bóng đá cả đời được, anh lại chuyển sang nghề đánh cá và quyết tâm làm giàu bằng nghề này.

Dù chẳng được học hành bao nhiêu nhưng Rokke biết xây dựng kế hoạch cho tương lai của mình và quyết tâm theo đuổi. Năm 17 tuổi, Rokke xin tập sự thủy thủ trên một tàu đánh cá và thời gian này, anh xác định phải học cho được những bí quyết của nghề đánh cá. Hai năm sau, Rokke vay mượn khắp nơi để mua lại một con tàu nhỏ.

Kể từ đó, anh hầu như sống lênh đênh trên tàu và tự xác định chỉ quay về bến khi con tàu đã đầy cá. Theo thời gian, công sức của anh đã được đền đáp. Năm 23 tuổi, Rokke là chủ nhân một con tàu đánh cá và chế biến tại chỗ. Không dừng lại đây, Rokke vạch kế hoạch trở thành “một công ty có uy tín” và 10 năm sau, kế hoạch này thành công khi anh thành lập công ty American Seafoods tại Seattle.

“Một con người không được may mắn chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành nhà tỷ phú quả là một sự thử thách lớn”, người ta đã viết như thế về Rokke khi vào năm 1996, anh là người Na Uy duy nhất được tạp chí Forbes xếp vào hàng 500 người giàu nhất thế giới với số tài sản đạt trên 1 tỷ đô la. Khi được hỏi bí quyết thành công trên thương trường, Rokke đơn giản trả lời : “Tôi biết mục tiêu của tôi là gì”.

– Howatt

***

Nếu bạn bảo một ai đó chưa biết sử dụng máy tính rằng máy tính giúp làm việc dễ dàng hơn, thông thường bạn nhận được ở họ một thái độ khá miễn cưỡng. Nhìn chung, nhiều người ngại khó, không muốn học điều gì mới cho dù điều đó sẽ làm cho công việc của họ dễ dàng hơn.

Bên cạnh tâm lý e ngại sự thay đổi hoặc tiếp thu cái mới, chúng ta thường thấy họ hài lòng với cuộc sống hiện tại, bằng lòng với công việc. Vì thế, khi phải đối mặt với một sự mới mẻ, phản ứng đầu tiên của những người này là e sợ, rụt rè và tìm ra rất nhiều lý do có vẻ hợp lý. Họ miễn cưỡng chấp nhận khi bị buộc phải chấp nhận. Khi cần phải hợp tác với những người này, bạn cảm thấy rất nặng nề.Bạn phải làm gì? Bạn phải là một người biết cách thuyết phục.

Khi cố gắng thuyết phục một ai đó làm một điều gì đó mới, bạn phải làm rõ ngay từ đầu rằng đích đến là một nơi mà mọi người đều mong muốn, rằng sự thay đổi là cần thiết và chỉ rõ những điều lợi mà họ sẽ được hưởng khi áp dụng cái mới.

***

“Ông cần nó để làm gì? Không có nó, ông vẫn sống và làm việc đủ nuôi cả gia đình ta mà” – Jack phản đối mạnh mẽ khi đứa cháu gái khuyên ông từ nay nên sử dụng máy vi tính. Jack vốn là một nông dân và công việc đồng áng vẫn diễn ra suôn sẻ suốt 50 năm qua.

Cháu gái của ông giải thích về sự tiện dụng của chiếc máy tính, chẳng hạn như theo dõi thu chi hay lập kế hoạch gieo trồng. Mỗi lần như vậy Jack đều đáp rằng ông đã thành thạo những thứ ấy mà không cần máy tính. “Còn về thời tiết, về những bản dự báo thời tiết mà ông cần xem ngay thì sao?”- Cháu gái ông tiếp tục hỏi. Cuối cùng, người cháu gái đã thành công và lão nông 70 tuổi chưa từng sử dụng thiết bị nào hiện đại hơn đầu máy video nay đang bắt đầu học cách dùng máy vi tính để theo dõi mọi việc của trang trại.

JJack thú nhận rằng thói quen cũ là rất khó bỏ: “Như những người khác, tôi cũng không muốn thay đổi. Tôi nghĩ rằng tôi đã từng sống và tự tay làm nên tất cả, không cần phương tiện hiện đại cũng chẳng sao, nhưng sau cùng, rõ ràng máy móc thật có ích”. Ông mỉm cười kể lại.

***

Trong kinh doanh, đã có những tấm gương thành đạt nhờ biết cách thuyết phục người khác. Vincent Safrat, chủ nhân nhà xuất bản Lire (Pháp) có thể được xem là một ví dụ điển hình.

Chỉ với mảnh bằng tốt nghiệp phổ thông và chỉ bắt đầu chịu đọc trọn vẹn một quyển tiểu thuyết đến nơi đến chốn vào năm … 20 tuổi, thế nhưng chỉ 7 năm sau, Vincent Safrat đã sáng lập và trở thành Giám đốc một nhà xuất bản độc nhất vô nhị tại Pháp và có lẽ trên toàn thế giới. Tuy chỉ là một nhà xuất bản nhỏ với ông là nhân viên duy nhất nhưng số lượng độc giả của Lire lại rất lớn: trẻ con và người nghèo trên toàn nước Pháp. Mỗi quyển tiểu thuyết do Lire xuất bản và phát hành có độ dày không quá 160 trang được bán với giá rẻ chưa từng có: 4 franc (tương đương 8.000 đồng VN). Vì sao Safrat làm được kỳ tích này? Vì anh biết cách thuyết phục người khác.

Sau khi rời trường phổ thông, Safrat không xin được việc làm nên đành phải nằm nhà đọc sách. Trong thời gian đó, một ý tưởng chợt xuất hiện : “Tại sao lại không tự in và bán những quyển sách này”. Nói là làm. Không có vốn ư? Anh đi vay mượn. Người mà anh thuyết phục đầu tiên là … cha đỡ đầu của anh. Safrat kể lại: “Nói mãi cha đỡ đầu của tôi mới cho tôi mượn một số tiền để mua lại một máy in offset nhỏ, cũ kỹ. Tôi mày mò học cách in ấn và cho ra đời những quyển sách đầu tiên…” Những quyển sách in đầu tiên do anh xuất bản là những tác phẩm văn học “không phải trả tiền tác quyền” của các tác giả cổ điển như Flaubert, De Maupassant, Stendhal… Khách hàng là trẻ con và người nghèo.

Không dừng tại đây, Safrat muốn có lượng độc giả nhiều hơn. Muốn thế, anh phải tiếp cận và tạo được lòng tin nơi họ. Bằng cách nào? Làm quen bằng cách biếu cho họ cái gì đó. Biếu gì? Biếu sách. Sách ở đâu ra? Xin của người khác. Xin ai? Xin các nhà xuất bản. Có thể làm được không? Cứ thử thuyết phục xem sao.

Thế là, Safrat đến gõ cửa các nhà xuất bản lớn và thưa chuyện như sau : “Thưa ông (bà), tôi là đại diện của những người ham đoc sách. Tôi muốn xin những quyển sách cũ, những quyển bị lỗi không bán được để biếu không cho những người không có tiền mua sách.” Cứ thế, trong suốt sáu năm trời, Safrat đã “khuấy động trời đất” khi đến gõ cửa tất cả các nhà xuất bản để nài nỉ thuyết phục họ cho sách, đến các cơ quan công quyền thuyết phục họ tạo điều kiện và lái xe đến khắp các khu dân cư nghèo nàn, leo lên những cầu thang ọp ẹp để thuyết phục … cho sách. “Trung bình mỗi tháng tôi cho không 10.000 quyển sách và được bù chi phí đi lại bằng 1 franc (tương đương 2000 đồng VN) từ ngân sách của địa phương.” Bằng cách cho không sách suốt một thời gian dài, Safrat đã “làm quen” được với một lượng độc giả khổng lồ và đến năm 1988, anh xin phép thành lập nhà xuất bản ” Lire”.

Có được trong tay một nhà xuất bản của riêng mình rồi, vậy làm thế nào duy trì được nó? Vấn đề quan trọng của Safrat là “tác quyền”. Những tác phẩm văn học cổ điển thì coi như “tác quyền không có”. Thế Safrat phải giải quyết ra sao tác quyền của các tác giả hiện đại? Anh lại tiếp tục đi thuyết phục. “Tôi tìm đến thuyết phục các nhà xuất bản lớn, xin nhượng quyền tái bản những đầu sách sau khi họ đã phát hành. Sau một thời gian, một số nhà xuất bản đã đồng ý. Trước hết, họ biết tôi không phải là đối thủ của họ nên chỉ lấy một phần tượng trưng khi nhượng quyền tái bản. Kế đến, nếu họ không đồng ý, tôi đi tìm nhà xuất bản khác vì hiện nay, rất nhiều nhà xuất bản và tác giả hiện đại giữ tác quyền”.

Đến nay, tuy chưa được xem là “đại gia” trong ngành xuất bản sách ở Pháp thế nhưng thành công của Safrat rất được mọi người nể trọng vì anh không chỉ có ý tưởng, mà dám đi đến cùng với ý tưởng của mình và biết cách thuyết phục người khác.

– Wiesenfeld, Raghuram và Raghu