Trẻ máy tháng tuổi có thể chụp X-quang

  • 04:00 05/10/2020
  • Xếp hạng 4.93/5 với 20624 phiếu bầu

Chụp X-quang có hại cho bé không? Đây là vấn đề rất nhiều cha mẹ lo ngại, đôi khi dẫn tới không hợp tác khi bác sĩ có chỉ định chụp X-quang cho con. Nhưng vai trò của X-quang trong Y khoa như thế nào, thực sự trẻ sơ sinh chụp x-quang có hại không... thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Tia X là dạng năng lượng bức xạ, giống như ánh sáng hoặc sóng vô tuyến nhưng có nhiều mức năng lượng cao hơn, cho phép đâm xuyên qua cơ thể. Sau đó, những hình ảnh của các cấu trúc bên trong sẽ được in trên tấm phim ảnh hoặc trên màn hình máy tính. Chính vì thế, X-quang là một loại phương tiện hình ảnh rất phổ biến, dễ thực hiện ở nhiều nơi.

Con bạn có thể cần chụp X-quang cho nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ gãy xương sau khi té ngã đến đau bụng chưa rõ nguyên nhân. Trong đó, tia X đặc biệt rất tốt trong việc cung cấp thông tin về các mô cứng trong cơ thể, như xương, răng.

Thủ tục để chụp X-quang diễn ra rất nhanh chóng và đơn giản trong một căn phòng kín, cách ly đúng tiêu chuẩn để tránh rò rỉ phóng xạ. Đồng thời, trẻ cũng được thay trang phục phù hợp, không có bất kỳ vật kim loại nào trên cơ thể như trang sức, các loại móc khóa trên quần áo...


Nếu trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ đứng hay tạo tư thế thích hợp để bộc lộ vùng cần khảo sát. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, dễ quấy khóc, việc cho trẻ chụp X-quang có thể khó khăn hơn. Đôi khi cần đến cả cha và mẹ để giữ trẻ đúng tư thế trên bàn chụp X-quang. Mặc dù vậy, khi kỹ thuật viên tiến hành chụp, việc tiếp xúc với bức xạ từ tia X sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nói một cách khác, trẻ hoàn toàn không có cảm giác khó chịu gì trong suốt quá trình chụp X-quang.

Bé bị té ngã có thể gây chấn thương kín

X-quang là một loại xét nghiệm hình ảnh rất phổ biến, tính an toàn nhìn chung là tương đối cao nên được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán Y khoa, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Đối với máy chụp X-quang chuyên biệt dành cho trẻ em, kỹ thuật viên luôn chú ý điều chỉnh năng lượng phóng xạ ở mức vừa đủ để cung cấp cho bác sĩ những thông tin về các cấu trúc bên trong cơ thể và đề phòng nguy cơ phơi nhiễm bức xạ ở mức thấp nhất. Những xét nghiệm này cho thấy trẻ em với liều phóng xạ thấp.

Bạn có thể lo lắng về việc cho con bạn tiếp xúc với nguồn năng lượng phóng xạ khi chụp X-quang nhưng bạn cũng cần phải biết rằng nguồn bức xạ luôn hiện diện ở xung quanh chúng ta mọi lúc mọi nơi. Thực vậỵ, mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều tiếp nhận một lượng nhỏ phóng xạ từ ánh sáng mặt trời và các nguồn sáng khác. Những người thường xuyên làm việc bên ngoài trời, sinh sống ở những vùng cao sẽ có nguy cơ tiếp xúc với bức xạ nhiều hơn.

Mặc dù các quan sát đã chứng minh thấy nguồn năng lượng từ bức xạ có thể làm tổn thương mô sống thông qua cơ chế làm phá vỡ cấu trúc ổn định các vật liệu di truyền trong nhân tế bào là DNA, điều này chỉ xảy ra khi nguồn bức xạ có năng lượng cao và tiếp xúc với liều lượng lớn. Đây là một yếu tố nguy cơ phát triển đến bệnh ung thư về sau, nhưng bệnh lý này vẫn có thể xảy ra trên một người dù chưa từng chụp X-quang lần nào trong đời!

Chụp Xquang trẻ nhỏ

Trong khi đó, đối với tia X được sử dụng trong Y khoa, năng lượng được sử dụng là rất thấp, đặc biệt là khi chỉ định với trẻ em. Ví dụ, khi con bạn chụp một phim X-quang ngực theo tiêu chuẩn, lượng bức xạ mà bé đã nhận được là hoàn toàn tương đương với một lượng bức xạ trong môi trường bình thường trong 2 đến 3 ngày. Đây thậm chí là còn ít hơn lượng bức xạ có nguy cơ phơi nhiễm khi hoàn thành một chuyến bay. Vì thế, các bác sĩ thường khuyên cha mẹ không nên quá lo lắng khi chụp X-quang cho bé, nếu cần thiết có thể phải chụp lặp lại, vì đây cơ bản là một chỉ định cận lâm sàng quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ.

Bên cạnh đó, khi bác sĩ có chỉ định chụp X-quang cho những cơ quan gần những bộ phận nhạy cảm với năng lượng phóng xạ, do có các tế bào phân chia với tốc độ nhanh, các kỹ thuật viên đều chú ý che chắn cho trẻ cẩn thận để đảm bảo nguy cơ phơi nhiễm của con bạn luôn ở mức thấp nhất. Các bộ phận đó có thể là tuyến giáp ở cổ, tinh hoàn trong bìu ở bé trai và buồng trứng ở vùng bụng dưới của bé gái.

Ngoài ra, một số loại phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác, cũng sử dụng năng lượng từ tia X như X-quang, cũng gây ra nguy cơ nhiễm phóng xạ cho con bạn, thậm chí còn ở mức độ nhiều hơn như chụp X-quang liên tục [fluoroscopy], chụp cắt lớp vi tính [CT scan]. Ví dụ với chụp CT scan ngực đúng tiêu chuẩn, trẻ có thể phải chịu lượng phóng xạ gấp hàng trăm lần so với X-quang; điều này gần bằng với lượng bức xạ tiếp xúc trong tự nhiên trong suốt nhiều năm. Như vậy, các phương tiện càng có lợi ích là cho hình ảnh phân tích rõ ràng hơn, đánh giá được nhiều cấu trúc hơn thì đồng nghĩa với nguy cơ mắc phải rủi ro từ phóng xạ là cao hơn.

Tia X có thể gây nguy cơ nhiễm phóng xạ cho con bạn

Chụp X-quang là cần thiết trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên, để ngăn ngừa phơi nhiễm phóng xạ từ tia X-quang cho con, cha mẹ không nên tự ý mà chỉ thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ với mục đích Y khoa rõ ràng. Trong những trường hợp này, rủi ro có thể mắc phải từ tia X là nhỏ hơn rất nhiều so với việc không chụp hay trì hoãn chụp X-quang.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể góp phần chủ động giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cho con một cách hợp lý khi thực hiện các điều sau đây:

  • Tuyệt đối không tự ý cho con đi chụp X-quang hay chụp lặp lại mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ biết con bạn đã được chụp X-quang rất nhiều lần trong một thời gian ngắn. Đồng thời, cung cấp cho bác sĩ những phim X-quang mà trẻ từng chụp trước đó để thuận tiện so sánh, đối chiếu.
  • Trước khi thực hiện chụp X-quang, cũng như soi huỳnh quang hoặc chụp CT, cha mẹ có thể yêu cầu bác sĩ cho biết lợi ích sức khỏe rõ ràng trong bệnh lý của con bạn.
  • Cung cấp chính xác cân nặng, chiều cao của trẻ cho kỹ thuật viên để có thể điều chỉnh lượng phóng xạ sử dụng là thấp nhất nhưng vẫn có được những hình ảnh đạt yêu cầu.
  • Sử dụng các dụng cụ che chắn khi có thể, đặc biệt đối với các khu vực rất nhạy cảm như tuyến giáp và bộ phận sinh dục.

Chỉ chụp X-quang cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ

Tóm lại, chụp X-quang trong Y khoa là sử dụng tia X như là một dạng năng lượng bức xạ để ghi nhận hình ảnh các cấu trúc trong cơ thể. Nhiều cha mẹ lo lắng về nguy cơ phơi nhiễm bức xạ trong việc hình thành bệnh lý ung thư trong tương lai xa, tuy nhiên cần lưu ý rằng, với những thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ, chỉ định X-quang luôn là một điều cần thiết để chẩn đoán và điều trị kịp thời, chính xác các bệnh lý mà con bạn hiện đang mắc phải.

Nguồn tham khảo: webmd.com; fda.gov

Video đề xuất:


Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

Chụp X quang là phương pháp chẩn đoán dựa trên nguyên lý của tia X, đây là tia bức xạ có hại, khi trẻ chụp X quang có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ. Vậy liệu trẻ em chụp x quang có hại không?

Chụp X quang được sử dụng rộng rãi trong y khoa, đối với cả trẻ em và người lớn. Chụp X quang cho trẻ có ảnh hưởng đến sức khoẻ không thực chất không hề phải lo ngại. Đối với các loại máy chụp chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ, mức năng lượng phóng xạ luôn được điều chỉnh ở mức thấp nhất, vẫn đủ để quan sát cấu trúc bên trong cơ thể

Trong trường hợp khu vực cần chụp X quang là các bộ phận nhạy cảm như tuyến giáp, tinh hoàn, buồng trứng,.. thì các kỹ thuật viên đều thực hiện các biện pháp che chắn nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ phơi nhiễm cho trẻ

Bên cạnh đó, không riêng gì chụp X quang, mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT, chụp X quang liên tục cũng có thể gây ra nguy cơ nhiễm phóng xạ cho trẻ, thậm chí cao hơn gấp nhiều lần.

==>> Xem thêm: Chụp X quang có thật sự an toàn

Khi nào cần chụp X quang cho trẻ?

Trẻ có thể cần chụp x quang vì nhiều lý do khác nhau liên quan đến sức khoẻ, ví dụ như gãy xương do té ngã, đau bụng không rõ nguyên nhân. Đối với các mô cứng trong cơ thể như răng, xương thì chụp X quang là phương pháp có giá trị chẩn đoán cao trong việc cung cấp thông tin cho các bác sĩ.

Để ngăn ngừa tình trạng rò rỉ phóng xạ, chụp x quang được thực hiện trong phòng kín, đảm bảo các tiêu chí về cách ly. Quy trình diễn ra vô cùng đơn giản, nhanh chóng. Trẻ càng nhỏ tuổi việc hợp tác với kỹ thuật viên đôi khi sẽ gặp nhiều khó khăn bởi trẻ dễ hoảng sợ và quất khóc. Cha mẹ không cần nên quá lo lắng vì việc tiếp xúc với tia X không gây ra triệu chứng gì, không khiến trẻ đau đớn hay khó chịu.

Một số lưu ý để ngăn ngừa phơi nhiễm phóng xạ khi chụp X quang cho trẻ

Để ngăn ngừa và giảm phơi nhiễm phóng xạ cho trẻ, cần lưu ý

  • Không tự ý đưa trẻ đi chụp X quang khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Thông báo với các bác sĩ về lần chụp X quang gần nhất để tránh chụp nhiều lần trong thời gian ngắn. Đông thời mang theo phim X quang những lần chụp trước để bác sĩ thuận tiện đối chiếu và so sánh
  • Trước khi chụp X quang, cha mẹ có thể yêu cầu bác sĩ cung cấp đầy đủ thông tin về lợi ích sức khoẻ đối với bệnh lý của trẻ
  • Cung cấp chính xác chiều cao và cân  nặng của trẻ để bác sĩ điều chỉnh lượng phóng xạ phù hợp
  • Sử dụng đầy đủ các vật che chắn, nhất là với các bộ phận nhạy cảm như tuyến giáp hoặc cơ quan sinh dục

Cha mẹ không cần lo lắng về việc chụp X quang cho trẻ, mà chỉ cần chọn lựa cơ sở uy tín để đảm bảo kết quả chính xác. Nên lưu ý, bác sĩ chỉ định chụp  Xquang sau khi thăm khám kỹ lưỡng, 

Phương Đông là đơn vị cung cấp máy chụp X quang phù hợp với mọi cơ sở y tế từ nhỏ đến lớn. Bên cạnh đó chúng tôi có đội ngũ chuyên viên ứng dụng, kỹ sư làm việc 24/07 giúp việc vận hành máy liên tục.

Nếu các bạn có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY

Eastern Medical Equipments Medical [ EMEC]

Hà Nội : Toà D, Vinaconex 2, Kim Văn - Kim Lũ, Khu ĐTM Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội | ĐT : +84 24 3573 8301 / +84 24 3573 8302 / +84 974903366

Đà Nẵng : 385 Trần Cao Vân - Q. Thanh Khê. |  ĐT :  +84 236 3714 788

Nha Trang : VCN Tower, 02 Tố Hữu Nha Trang. |  ĐT :  +84 974903366

Hồ Chí Minh : 94 An Bình - P.5 - Q.5. | ĐT : +84 28 3924 6848

Cần Thơ: 53,7 Nguyễn Việt Dũng, An Thới, Bình Thủy  | ĐT : +84 292 3883493

Email : 

Video liên quan

Chủ Đề