Tranh chấp ranh giới đất là gì

  • Trang chủ
  • DỊCH VỤ LUẬT TƯ VẤN
  • ĐẤT ĐAI

Hiện nay, các vấn đề pháp sinh về đất đai ngày càng nhiều một trong các vấn đề phát sinh đó là các tranh chấp về quyền sử dungj đất. Có rất nhiều loại tranh chấp đất đai, trong đó có tranh chấp về ranh giới đất đai. Vây để hiểu như thế nào là tranh chấp ranh giới đất đai cũng như Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai như thế nào.

Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Cơ sở pháp lý

- Luật đất đai 2013

- Bộ luật dân sự 2015

- Bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

Thế là là ranh giới đất đai, Tranh chấp đất đai

- Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ

- Ranh giới sử dụng đất đai Được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa; được ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính.

- Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

- Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: " Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất

Nguyên tắc xác định ranh giới đất đai

Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luât dân sự  2015

- Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

+ Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

- Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

+ Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác..

Mặc khác tại Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, việc xác định ranh giới thửa đất thông qua cơ quan có thẩm quyền được hướng dẫn, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt,…và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ.

- Thứ hai, ranh, giới thửa đất được xác định căn cứ theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp, các quyết định hành chính có liên quan.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc báo cho Ủy ban cấp xã. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp.

Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

- Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

+ Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

-  Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

+ Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

+ Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nguyên tắc khi Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

- Bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

- Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.

- Việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương

Các phương thức áp dụng của luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Theo quy định tại Luật đất đai 2013, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 có các phương thức giải quyết như sau

- Tự hòa giải thông qua hòa giải viên theo Luật hòa giải cơ sở 2013

- Hòa giải cơ sở tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp về mốc giới

- Khởi kiện tại Tòa án hoặc theo con đường thủ tục hành chính

Các công việc mà Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

- Tư vấn, hỗ trợ quý khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

- Giải thích các quy định của pháp luật có liên đến việc luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

- Nghiên cứu vụ việc và tư vấn cách giải quyết vụ việc tranh chấp ranh giới đất đai

- Soạn thảo các giấy tờ, đơn tờ liên quan

- Tham gia đại diện ngoài tố tụng

- Tham gia đại diện tố tụng liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất do bố mẹ để lại

- Đồng hành cùng quý khách hàng trong quá trình Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Những lưu ý khi Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Tranh chấp về ranh giới đất đai thì sẽ do Luật Đất đai điều chỉnh, cụ thể:

- Đối với tranh chấp ranh giới đất đai theo quy định của Luật Đất đai [buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã [xã, phường, thị trấn]; Nếu không hòa giải mà khởi kiện tại Tòa án thì Tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện.

- Trường hợp tranh chấp ranh giới đất đai mà có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ khác với việc không có giấy tờ.

Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Thương lượng, hòa giải [Pháp luật không bắt buộc các bên có tranh chấp phải thương lượng hòa giải]

Theo quy định tai khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013

+ Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

+ Cá nhân có thể tự hòa giải với nhau hoặc thông qua hòa giải viên, tổ hòa giải [theo quy định tại Luật hòa giải cơ sở 2013] hoặc thông qua Luật sư để tiến hành hòa giải tranh chấp]

Hòa giải cơ sở [đây là quy định băt buộc của Luật đất đai]

- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải

- Mặc khác cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì đối “ Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.”

- Quy trình để thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã

+ Nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp ranh giới đất đai kèm theo những tài liệu chứng minh

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

+ Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

- Các trường hợp xẩy ra khi thực hiện hòa giải tại UBND cấp có thẩm quyền

+ Hòa giải thành – Lập biên bản hòa giải thành, trong trường hợp này các bên tranh chấp gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền yêu cầu công nhân kết quả hoàn giải thành ngoài Tòa án theo quy định tại khoản 7 Điều 27, Điều 416, Điều 417 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

+ Hòa giải không thành – Lập biên bản hòa giải không thành, Trong trường hợp này một trong các bên tranh chấp nộp đơn khỏi kiện lên Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền nơi có đất tranh chấp theo quy định tại khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự

Chú ý:  Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất tranh chấp ranh giới hoặc theo thủ tục hành chính

- Khi các bên tranh chấp hòa giải tại Cơ sở mà không thành thì có quyền làm đơn khỏi kiện tại Tòa án hoặc làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên UBND cấp huyện [Đối với trường hợp tranh chấp ranh giới mà không có các giấy tờ về đất]

- Tòa án nhân dân sẽ giải quyết các Tranh chấp đất đai đến ranh giới mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy  tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

-Đối với Tranh chấp đất đai đến ranh giới mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện,  Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai tại Tòa án nhân dân

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Các tài liệu,  giấy tờ cần có để nộp lên Tòa án khi có tranh chấp ranh giới đất đai

+ Đơn khởi kiện theo mẫu

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [nếu có]

+ Sổ hộ khẩu

+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân

+ Phiếu cung cấp thông tin dữ liệu đất đai [nếu có]

+ Các giấy tờ tài liệu liên quan khác

Bước 2. Nộp đơn khởi kiện

- Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.

Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết

- Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ đủ : Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.

Bước 4: Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử

- Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng - Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ

Bước 5: Kháng cáo [Trong trường hợp một trong các bên không đồng ý với bản án của Tòa án]

Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai theo thủ tục hành chính

- Trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ chứng minh về đất và không lựa chon hình thức tố tụng dân sự

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu kèm theo các giấy tờ chứng minh về nhân thân

Theo quy định tại Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Hồ sơ bao gồm

- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

- Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

- Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Bước 2: Tiến hành giải quyết yêu cầu tranh chấp ranh giới đất đai

- Chủ thể thực hiện: Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã thực hiện giải quyết tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân

- Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất do bố mẹ để lại mà các bên không có giấy tờ như sau:

+ Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;

+ Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;

+ Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 3: Ra Quyết định giải quyết

Bước 4: Khiếu nại lên UBND Cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa theo thủ tục tố tụng hành chính trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp huyện

Một số thắc mắc của khách hàng liên quan đến Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Khách hàng hỏi: Tôi và ông T là hàng xóm cạnh nhà nhau với hai thửa đất cạnh nhau được ngăn cách bởi nhau bởi hàng rào thép. Ông T muốn xây dựng tường bao thay vì hàng  rào thép vì vậy Tôi đã đồng ý. Nhưng khi xây dựng thì Ông T đã lấn sang phần đất của tôi. Tôi biết được nên đã yêu cầu ông T chấm dứt hành vi nhưng ông T cứ cố tình không nghe. Tôi và Ông T đã xẩy ra tranh chấp. Ông T làm đơn khiếu nại hành vi của Tôi lên UBND xã vì đã có hành vi không cho ông T đo đạc xác đinh ranh giới đất.Vậy trong trường hợp này tôi có thể khởi kiện ra Tòa án được không?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 thì “ Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.”

Như vậy đối với trường hợp mà Ông T xây dựng tường bao lấn sang phần diện tích đất của bạn thì có hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp Huyện để giải quyết.

Nhưng để Tòa án nhân dân cấp Huyện thụ lý đơn khởi kiện của Bạn thì bạn phải bắt buộc thực hiện hòa giải cơ sở tại UBND xã theo quy định tại Luật Đất đai 2013 và tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP

Khách hàng hỏi: Gia đình tôi có một quả đồi là đất lâm nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ranh giới giữa hai gia đình chúng tôi được ngăn cách bởi một cái mương rộng 1m, sâu 1m do hai bên cùng đào từ trên đỉnh đồi xuống. Hai bên cũng thống nhất không làm gì trên hố đó. Tuy nhiên, vừa qua gia đình bên cạnh đã trồng cây lâu năm sang phần đất nhà tôi khoảng 2m, đồng thời bắt đầu tiến hành san lấp hố thì bị gia đình tôi phát hiện ngăn chặn. Gia đình tôi yêu cầu họ trả lại hiện trạng thì họ không nghe. Vậy tôi có thể lấy lại phần đất nhà mình được không?

Luật tư vấn P&P trả lời: Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định về ranh giới chúng giữa các bất động sản. Việc gia đình bạn thỏa thuận với nhau về ranh giới hoàn toàn phù hợp theo quy định của pháp luật dân sự tại Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015

1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

Việc hàng xóm bên cạnh có hành vi trồng cây sang đất nhà bạn thì bạn có thể tiến hành khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

Tại điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về việc hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở. Khi các bên không thể hòa giải được thì một trong các bên có đơn yêu cầu hòa giải gửi đến UBND cấp xã nơi có bất động sản để yêu cầu hòa giải.

UBND xã sẽ tổ chức hòa giải với sự có mặt của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, đại diện UBMTTQ Việt Nam, trưởng thôn với khu vực nông thôn, đại diện một số hộ dân, các bên có tranh chấp. Trường hợp UBND xã mời hòa giải mà một trong các bên vắng mặt thì coi là hòa giải không thành.

Trường hợp hòa giải không thành thì UBND xã lập biên bản hòa giải không thành và bạn làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thầm quyền để giải quyết yêu cầu của mình

Khách hàng hỏi: Tôi và Anh T có tranh chấp về ranh giới đất đai. Nhưng tôi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể khởi kiện ra Tòa án được không?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai thì trường hợp bạn có tranh chấp ranh giới đất đai với anh T thì bạn bắt buộc thực hiện hòa giải cơ sở thì Tòa án mới giải quyết.

Mặt khác cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật đất đai đối với tranh chấp ranh giới đất đai mà không có giấy tờ thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định;

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Như vậy sau khi bạn thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì Bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp cố thẩm quyền nơi có đất tranh chấp.

Khách hàng cần cung cấp

Thông tin cần cung cấp

- Thông tin về thửa đất

- Thông tin về người thừa kế

Tài liệu cần cung cấp

- Bản sao sổ hộ khẩu

- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân

- Bản sao trích lục thửa đất

- Bản sao khai tử

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0989.869.523

Email:

Chủ Đề