Trần hưng đạo sinh ra ở đâu

【Giải đáp thắc mắc】Vì sao Trần Hưng Đạo được phong thánh?

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

 ĐỨC TRẦN HƯNG ĐẠO

        Sơ lược tiểu sử Đức Trần Hưng Đạo

Trần hưng đạo sinh ra ở đâu

            Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230 hay 1232.. Ngài thông minh đĩnh ngộ, văn võ song toàn; chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh em dòng họ cùng lo toan việc nước. Ngài nghiên cứu binh thư, biết dùng người hiền tài như Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng; coi binh sĩ như chân với tay. Ở nơi Ngài thể hiện các đức tính: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, và Tín. Cả ba lần chống quân Mông- Nguyên, ngài đã lập nhiều công lớn. Ngài mất vào ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300). Thi hài được hỏa táng theo ý nguyện của ngài: tro thu vào một bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ. Có đền thờ tại Vạn Kiếp, Chí Linh.

Ngài vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ (Tổng tư lệnh quân đội). Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước vì thế ngài được phong tước Hưng Đạo Vương

Sơ lược các trận chiến chống quân  Mông – Nguyên

Cuộc xâm lăng lần thứ nhất: Vào tháng Giêng năm 1258, một đạo quân Mông Cổ khoảng 40 ngàn quân do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tràn vào Đại Việt từ ngã Vân Nam. Thế giặc rất mạnh nên quân Nam phải rút bỏ Thăng Long với thành không, nhà trống. Chờ khi quân Mông cạn lương thực, ngày 29 tháng 1 năm 1258, quân Nam đã thần tốc vượt sông Hồng phản công, đánh địch quân tan tác bỏ chạy về Vân Nam.

Cuộc xâm lăng lần thứ hai: Hai mươi sáu năm sau cuộc thảm bại lần thứ nhất, vào cuối năm 1284, lúc đó đã chiếm xong nhà Tống ở Trung Quốc (1279), vua Nguyên là Hốt Tất Liệt cử con trai là Thoát Hoan đem đại quân xâm lấn Đại Việt từ ba mặt: một đạo quân do Thoát Hoan chỉ huy từ Lạng Sơn đánh xuống; một đạo quân do Nạp Tốc Lạt Đinh từ Vân Nam tràn vào Tuyên Quang; và đạo quân thứ ba do Toa Đô đánh từ Bắc Champa và sườn nam của Đại Việt. Cũng như lần trước, đại quân Nam cố gắng làm chậm bước tiến của địch bằng các lực lượng dân quân địa phương, bảo toàn chủ lực quân, rút lui và bỏ trống kinh thành Thăng Long. Quân Mông bị phân tán mỏng, lương thực khan hiếm, thời tiết nóng nực, bệnh dịch lan tràn. Chờ thời cơ đã chín mùi, tháng 5 năm 1285, Hưng Đạo Vương tức tốc dẫn đại quân đầy nhuệ khí tiến ra Bắc phản công quyết liệt: Đạo quân của Trần Quang Khải tấn công địch trên mạn sông Hồng vào giải tỏa Thăng Long; Trần Hưng Đạo chặn đường rút của địch tại Vạn Kiếp. Quân địch bị thua to tại các mặt trận:

Hàm Tử (Hưng Yên): Trần Nhật Duật đánh tan chiến thuyền của Toa Đô.

Chương Dương: Trần Quang Khải và Trần Quốc Toản tấn công đại quân Nguyên khôi phục thành Thăng Long.

Tây Kết: quân ta đánh tan và chém chết Toa Đô; Ô Mã Nhi xuống thuyền nhỏ chạy về nước.

Vạn Kiếp: Nguyễn Khoái và Phạm Ngũ Lão được điều động phục binh tại bên sông Vạn Kiếp chặn tàn quân của Thoát Hoan sau khi bị quân của Hưng Đạo Vương đánh tan tại Bắc Giang.

Cuộc xâm lăng lần thứ ba: Hai năm sau lần thảm bại thứ nhì, tháng 12 năm 1287, đại quân Nguyên lại chia làm nhiều ngả qua xâm chiếm Đại Việt. Đoàn chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy hung hăng tiến vào vùng biển Quảng Ninh nhắm hướng cửa sông Bạch Đằng không hay biết đoàn thuyền lương ở phía sau đã bị Trần Khánh Dư phục đánh tan tại vùng đảo Vân Đồn. Lúc đó Thoát Hoan đã tiến vào Lạng Sơn hội với cánh quân của Ô Mã Nhi và cùng tiến về Thăng Long vào cuối tháng 1 năm 1288. Thành Thăng Long lại bỏ trống. Tại đây, đại quân Mông lại lâm vào tình trạng thiếu lương thực nên lại phải rút về Vạn Kiếp và bị chặn đánh tại cửa sông vùng Phả Lại. Biết quân địch sẽ rút đại quân về ngả sông Bạch Đằng, Hưng Đạo Vương đã chuẩn bị cho đóng cọc đẽo mũi nhọn tại lòng sông. Sáng ngày 9/4/1288, Ô mã Nhi dẫn đoàn chiến thuyền vào sông Bạch Đằng. Đoàn chiến thuyền của ta ào ra tấn công gặp lúc thủy triều xuống, thuyền giặc nghiêng đổ, thế giặc tan vỡ, quân sĩ tử trận vô vàn, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Đạo quân của Thoát Hoan rút theo đường bộ thì bị bị phục kích tại cửa ải Nội Bàng. Mãi tới ngày 19/4/1288, Thoát Hoan và tàn quân mới chạy thoát về tới Tư Minh. Mộng xâm lược của Quân Nguyên hoàn toàn tan vỡ.

Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột của triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lượcVạn Kiếp Tông bí truyền thư để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng trận, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn trương của một bậc “đại bút“. Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.

Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng.


Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi.
Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu.
Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời.
Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập công lớn.

Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300), “Bình Bắc đại nguyên soái” Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rường An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh. Nơi phong ấp của ông lúc sinh thời.

Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay, nơi ngày xưa là phủ đệ của Ngài. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong Thánh tức là Đức thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh tướng nhà Trần. Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày Ngài mất (20 tháng 8 âm lịch hàng năm). Nhân dân không gọi trực tiếp tên của Ngài mà gọi là Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức thánh Trần, hoặc gọi là Cha (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ)./.

Câu nói nổi tiếng của Ngài:

“Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ. Đó là thượng sách giữ nước.”

“Vua tôi một lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức, trăm họ là binh.”

Trần Hưng Đạo còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh(nay thuộc tỉnh Nam Định).

Ông có vốn tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước, được phong tước Hưng Đạo Vương. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ông, lập đền thờ sống ông ở Vạn Kiếp. Tại đền có bài văn bia của vua Trần Thánh Tông, ví ông với Thượng phụ (tức Khương Tử Nha).

Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), ông lâm bệnh và mất ngày 20 tháng Tám (âm lịch) năm ấy, thọ khoảng 70 tuổi.

Đối với lịch sử hào hùng của Việt Nam, thì sự xuất hiện của các vị anh hùng dân tộc luôn mang lại những chiến thắng hào hùng cho lịch sử. Một trong những vị anh hùng nổi tiếng của nước ta không thể không nhắc đến đó là Trần Hưng Đạo. Ông là vị tướng nổi tiếng thời nhà Trần với công lao đánh đuổi giặc Mông Nguyên.

Trần hưng đạo sinh ra ở đâu

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quê của Trần Hưng Đạo ở đâu? Vì vậy trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Trần Hưng Đạo quê ở đâu? Hãy cùng theo dõi để nắm được thông tin hữu ích cho mình nhé.

Xem thêm:

>> Vì sao Trần Hưng Đạo được phong thánh

>> Ý nghĩa tượng Trần Quốc Tuấn

>> Ý nghĩa Phật Di Lặc trong đời sống và phong thủy

Trần Hưng Đạo quê ở đâu? Có lịch sử như thế nào?

Trần Hưng Đạo hay còn được gọi là Trần Quốc Tuấn, được biết đến là một trong những cái tên của một trong 14 vị anh hùng dân tộc nổi tiếng Việt Nam. Người được biết đến trong triều đại nhà Trần. Là con của thân vương an sinh Vương Trần Liễu, và là cháu nội của Trần Thái Tổ. Ông được sinh ra ở thôn Tức Mặc, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay. Như tài liệu ghi chép lại thì ông sinh vào năm 1228, mất năm 1300.

Từ nhỏ, ông đã được biết đến là một người có dung mạo khôi ngô, thông minh, tài trí và rất lanh lợi. Đến khi trưởng thành ông đã bộc lộ sự thông minh, bài giải của mình, và trở thành một trong những người con Văn Võ song toàn của Trần Liễu. Sau khi vào làm quan cho triều đình nhà Trần, Trần Hưng Đạo luôn một lòng cố gắng vì đất nước, nhân dân. Ông bỏ qua cả tư thù cá nhân của gia đình, để cùng hòa hoãn dòng họ nhà Trần. Giúp tạo nên sự gắn kết, và chiến thắng lịch sử sau này.

Trần hưng đạo sinh ra ở đâu

Ông được mệnh danh là một nhà chính trị gia tài ba, một người cầm quân hàng đầu. Điều đó thể hiện rõ ràng trong ba lần trực tiếp cầm quân, lên kế hoạch đánh đuổi quân Mông Cổ xâm lược Việt Nam lúc bấy giờ.

Vào năm 1258, ông đã trở thành võ quan nhà Trần, và được giao nhiệm vụ phòng thủ biên giới trước khi quân Mông Nguyên xâm lược. Ông cũng chính là người trực tiếp cầm quân đánh đuổi giặc Nguyên lần thứ nhất.

Năm 1285, quân Nguyên một lần nữa xâm chiếm Đại Việt. Ông lại một lần nữa, cùng với Trần Quang Khải lãnh đạo quân sĩ chặn đứng đội quân xâm lược do thất Hàn cầm đầu.

Và cho đến năm 1288, Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ 3, ông được vua Trần phong danh hiệu là Quốc công tiết chế. Và người đã vận dụng kế sách của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng. Giành được chiến thắng lịch sử vang danh, khi đánh đổi được hoàn toàn quân Nguyên ra khỏi biên giới.

Có thể nói, cả cuộc đời của ông luôn hy sinh và cố gắng vì đất nước, vì người dân. Cho đến cuối đời, trước khi nhắm mắt xuôi tay, ông cũng để lại cho vua Trần một lời khuyên trong việc giữ nước. Ông còn được biết đến là một trong những đại bút của Việt Nam. Khi đã để lại các tác phẩm kinh điển như: Hịch Tướng Sĩ, bình thư yếu lược, vạn kiếp tông bí truyền Thư.

Trần hưng đạo sinh ra ở đâu

Nhờ những công lao to lớn, sự hy sinh, và những đức tính tuyệt vời của mình. Trần Hưng Đạo đã được con dân Việt Nam, cũng như triều đại nhà Trần lập đền thờ ở Vạn Kiếp. Để có thể tưởng nhớ vị anh hùng lịch sử tài giỏi của dân tộc, cũng như những công lao mà ông đã tạo nên cho đất nước Đại Việt.

Vì sao tượng Trần Hưng Đạo lại được ưa chuộng?

Để tìm hiểu lý do tại sao tượng Trần Hưng Đạo được xây dựng, hoặc lựa chọn trưng bày, thờ phụng nhiều như hiện nay thì bạn hãy theo dõi các lý do dưới đây nhé.

Người có công lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước chống giặc ngoại xâm

Ông là một vị tướng tài có lịch sử hào hùng trong quá trình chống giặc, chính vì vậy ông là một trong những nét đẹp của văn hóa Việt. Là tượng trưng cho con người thông minh, tài giỏi và dũng cảm. Do đó rất nhiều gia đình, hay những vị quan chức lớn của Việt Nam ngày nay cũng lựa chọn tượng Trần Hưng Đạo để trưng bày.

Trần hưng đạo sinh ra ở đâu

Do ý nghĩa phong thủy

Vì là một vị tướng giỏi hàng đầu trong lịch sử Việt Nam, và là một trong 14 vị anh hùng dân tộc, Trần Hưng Đạo luôn được mọi người tôn thờ, kính trọng. Và ông còn được biết đến với tính cách chính trực, luôn bênh vực kẻ yếu, chống lại những điều xấu xa. Vì vậy mà các bức tượng của ông được lựa chọn trong nhà, bàn làm việc, để có thể mang đến phong thủy tốt đẹp. Đồng thời ngăn chặn những điều xấu, không may sẽ đến với gia đình, cuộc sống.

Trần hưng đạo sinh ra ở đâu

Nếu nhắc đến nhà Trần của Đại Việt ta, thì Trần Hưng Đạo là cái tên không thể không nhắc đến. Bởi ông không chỉ là một vị tướng đánh giặc giỏi, mà còn là một vị quan thanh liêm, yêu nước, thương dân hết mực.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm được thông tin Trần Hưng Đạo quê ở đâu? Cũng như hiểu rõ hơn về ý nghĩa tượng Trần Hưng Đạo. Để tìm hiểu thêm thông tin của vị tướng này, cũng như tìm mua các mẫu tượng Trần Hưng Đạo đẹp, chất lượng. Bạn có thể truy cập vào Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Nguyễn Gia để có thêm thông tin chi tiết, và đặt mua nhanh chóng.