Top trường đại học Việt Nam trên thế giới

16:48' - 26/10/2021

BNEWS Tạp chí Times Higher Education vừa công bố bảng xếp hạng đại học thế giới ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022, trong đó, Việt Nam có 5 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng.

So với năm 2021, Việt Nam có thêm 2 cơ sở được xếp hạng.

Ba cơ sở giáo dục đại học đã được xếp hạng năm 2021 tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng 2022 là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Bên cạnh đó, năm nay có thêm hai trường lần đầu được xếp hạng là: Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Duy Tân. Đặc biệt, hai trường này đều ở vị trí cao.  Cụ thể, Trường Đại học Tôn Đức Thắng xếp ở vị trí 82; Trường Đại học Duy Tân, vị trí 107; Đại học Quốc gia Hà Nội, vị trí 301-350; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, vị trí 401-500 và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, vị trí 501+. Xếp hạng đại học thế giới ở các nền kinh tế mới nổi của Times Higher Education bao gồm các cơ sở giáo dục ở các quốc gia được nhóm FTSE của Sàn Giao dịch Chứng khoán London phân loại là “Advanced emerging” [mới nổi tiên tiến], “Secondary emerging” [mới nổi thứ cấp] và “Frontier” [kinh tế tiên phong].

Năm 2022 có 698 cơ sở giáo dục đại học thuộc 50 quốc gia và vùng lãnh thổ được THE xếp hạng, tăng 92 cơ sở so với năm 2021.

Trung Quốc vẫn là quốc gia có nhiều trường dẫn đầu bảng xếp hạng nhất với 5 trường nằm trong Top 10 và cũng là quốc gia có nhiều trường trong nhóm 200 nhất với 51 trường. Một số đại học hàng đầu của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có thứ hạng cao như: Đại học Malaya [Malaysia] đứng vị trí 36, Đại học Công nghệ Petronas [Malaysia] đứng vị trí 60, Đại học Putra Malaysia, đứng vị trí 81, Trường Đại học Tôn Đức Thắng [Việt Nam] đứng vị trí 82, Đại học Mahidol [Thái Lan] đứng vị trí 87, Đại học Kebangsaan Malaysia đứng vị trí 91… Bảng xếp hạng này của THE sử dụng 5 “trụ cột” để đánh giá và xếp hạng gồm: Giảng dạy [môi trường học tập chiếm trọng số 30%]; Nghiên cứu [khối lượng, thu nhập và danh tiếng chiếm trọng số 30%]; Trích dẫn khoa học [ảnh hưởng của nghiên cứu chiếm 20%]; Triển vọng quốc tế [nhân viên, sinh viên và nghiên cứu chiếm 10%] và Thu nhập ngành [chuyển giao kiến thức chiếm 10%] của các cơ sở giáo dục nhưng có sự điều chỉnh về trọng số các tiêu chí để phản ánh được những ưu tiên phát triển của các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi.

Times Higher Education [THE] của Anh là một tạp chí báo cáo cụ thể về tin tức và các vấn đề liên quan đến giáo dục đại học. 

Hàng năm, Times Higher Education công bố các bảng xếp hạng để đánh giá các trường đại học trên toàn cầu dựa trên nghiên cứu những nhiệm vụ cốt lõi của một trường đại học, theo các bộ chỉ số đo lường tiêu chuẩn nhằm cung cấp những so sánh toàn diện và công bằng.

Do đó, THE được sinh viên, học giả, các cơ sở giáo dục đại học, chính phủ cũng như giới học thuật tin tưởng. Bảng xếp hạng của THE được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng giáo dục có uy tín và ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới./.

Đại học Bách khoa Hà Nội. [Ảnh: Hust]

Sáng 28/4, Tạp chí Times Higher Education [THE] đã công bố kết quả bảng xếp hạng THE Impact Rankings. Đây là bảng xếp hạng lấy việc tiên phong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững [SDG] của Liên hợp quốc làm tiêu chí để xếp hạng các tổ chức giáo dục đại học trên toàn cầu.

Nếu như năm 2020, Việt Nam chỉ có 2 cơ sở giáo dục đại học có mặt trong bảng xếp hạng này, năm 2021 đã có 4 cơ sở giáo dục được xếp hạng và năm 2022, Việt Nam có 7 cơ sở giáo dục đại học có tên trong bảng xếp hạng này. 

Cụ thể,  Đại học Quốc gia Hà Nội [vị trí 601-800], Trường Đại học Tôn Đức Thắng [vị trí 601-800], Trường Đại học Bách khoa Hà Nội [vị trí 601-800] và Trường Đại học Phenikaa [vị trí 801-1000]. Ba trường đại học mới được xếp hạng trong năm 2022 là: Trường Đại học Duy Tân [vị trí 601-800], Trường Đại học Kinh tế quốc dân [vị trí 601- 800] và Trường Đại học FPT [vị trí 801-1000].

Cả 7 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đều được xếp hạng cao ở  SDG số 8 [Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững], trong đó, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có thứ hạng cao nhất với 70.3 điểm.

[5 trường đại học Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng đại học thế giới]

Có thể nói, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đã hướng nhiều hơn đến các mục tiêu phát triển bền vững và phục vụ cộng đồng khi năm 2022 có thêm 3 trường được xếp hạng.

Đặc biệt, trong bảng xếp hạng năm nay, Đại học Universiti Sains [Malaysia] đã được ghi nhận ở vị trí thứ 4 và là đại diện của Đông Nam Á cũng như Châu Á có thứ hạng cao nhất trong THE Impact Rankings từ trước đến nay.

Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan có 51 cơ sở giáo dục đại học nằm trong Bảng xếp hạng này [tăng 26 trường so với năm 2021] và Đại học Chulalongkorn có thứ hạng cao nhất với vị trí 16 trong bảng xếp hạng. Malaysia có 23 cơ sở [tăng 4 cơ sở so với năm 2021]. Indonesia có 28 cơ sở [tăng 10 cơ sở so với năm 2021], Philippines có 15 cơ sở [tăng 10 cơ sở so với năm 2021] và Campuchia có 1 cơ sở tham gia xếp hạng có mặt trong Bảng xếp hạng này.

THE Impact Rankings hướng tới đo lường sự thành công của tổ chức giáo dục đại học trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc;[có hiệu lựckể từ ăm 2016], kêu gọi hành động toàn cầu với mục tiêu xây dựng xã hội hoà bình, công bằng và thịnh vượng. Nói cách khác, Bảng xếp hạng này đánh giá tầm ảnh hưởng và đóng góp của các cơ sở giáo dục đối với sự phát triển xã hội, phát triển con người và bảo vệ môi trường sống./.

PV [TTXVN/Vietnam+]

Theo Times Higher Education [THE], 5 đại diện của Việt Nam gồm: trường đại học [ĐH] Duy Tân, trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Bách khoa Hà Nội và hai ĐH Quốc gia.

Vị trí cụ thể như sau:

Có thể thấy, so với bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2021, Việt Nam có thêm 2 gương mặt mới là trường ĐH Duy Tân, trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Được biết, bảng xếp hạng năm nay bao gồm hơn 1.600 trường ĐH trên 99 quốc gia và vùng lãnh thổ. THE đánh giá đây là bảng xếp hạng các trường ĐH lớn nhất và đa dạng nhất cho đến nay.

Bảng xếp hạng dựa trên 13 chỉ số hoạt động đã được hiệu chỉnh cẩn thận để đo lường hiệu quả hoạt động của một tổ chức trên bốn lĩnh vực: giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao kiến ​​thức và triển vọng quốc tế.

Bảng xếp hạng năm nay đã phân tích hơn 108 triệu trích dẫn trên hơn 14,4 triệu ấn phẩm nghiên cứu và bao gồm các câu trả lời khảo sát từ gần 22.000 học giả trên toàn cầu. THE đã thu thập hơn 430.000 điểm dữ liệu từ hơn 2.100 tổ chức.

ĐH Oxford đứng đầu bảng xếp hạng năm thứ sáu liên tiếp, trong khi Trung Quốc đại lục lần đầu tiên có hai học viện lọt vào top 20: ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa chia nhau vị trí thứ 16.

Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều đại diện nhất với 183 trường và cũng là quốc gia có nhiều đại diện nhất trong top 200 [57], mặc dù tỷ lệ các trường ĐH trong nhóm ưu tú này đang giảm.

Trung Quốc đại lục hiện có số lượng tổ chức cao thứ năm trong top 200 [tăng từ vị trí thứ bảy năm ngoái], vượt qua Canada và ngang bằng với Hà Lan.

Sáu quốc gia mới có đại diện trong bảng so với năm ngoái: Azerbaijan, Ecuador, Ethiopia, Fiji, Palestine và Tanzania.

ĐH Harvard đứng đầu trụ cột giảng dạy, trong khi ĐH Oxford đứng đầu trụ cột nghiên cứu và ĐH Khoa học và Công nghệ Ma Cao dẫn đầu trụ cột quốc tế.

3 trường đại học Việt Nam lọt Top 1.000 đại học tốt nhất thế giới

Trường Đại học Tôn Đức Thắng xếp hạng 387 thế giới

VTV.vn - Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân và Trường Đại học Quốc gia Hà Nội là 3 đại diện của Việt Nam trong Top 1.000 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới.

Tạp chí U.S. News & World Report của Hoa Kỳ vừa công bố Bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu.

Khu vực châu Á có 827 trường được tham gia xếp hạng. Trong đó, Việt Nam có 3 đại diện là Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân và Trường Đại học Quốc gia Hà Nội thuộc Top 1.000 cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới.

Trong đó, Trường Đại học Tôn Đức Thắng xếp hạng 387 thế giới, Trường Đại học Duy Tân hạng 577 và Trường Đại học Quốc gia Hà Nội ở vị trí 938 các đại học tốt nhất toàn cầu.

Tạp chí U.S. News & World Report ngoài việc tập trung vào xếp hạng các trường đại học, cao đẳng của Hoa Kỳ còn thực hiện và công bố Bảng xếp hạng các đại học tốt nhất toàn cầu để đáp ứng nhu cầu người học ở Hoa Kỳ mở rộng học tập ra ngoài các trường đại học trong nước, đồng thời giúp các trường của Hoa Kỳ có thể so sánh với các trường đại học khác trên thế giới.

Kỳ xếp hạng năm 2022 có 2.005 trường đại học thuộc 90 quốc gia tham gia, trong đó có 1.750 trường được xếp hạng. Bảng xếp hạng đánh giá các trường đại học dựa trên việc phân tích cơ sở dữ liệu khoa học do Tập đoàn Clarivate Analytics InCites cung cấp. Về phương pháp xếp hạng, Bảng xếp hạng đánh giá các trường đại học bằng 13 tiêu chí hoàn toàn khách quan, tập trung vào uy tín nghiên cứu [qua khảo sát] và chất lượng nghiên cứu qua phân tích dữ liệu khoa học được công bố trong cơ sở dữ liệu của Clarivate Analytics InCites.

Tiêu chí đánh giá và xếp hạng [theo Đại học Quốc gia Hà Nội]

Trong đó, chỉ những trường đại học có 1.250 bài báo được xuất bản trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 mới được xem xét; đồng thời có uy tín về nghiên cứu do Clarivate Analytics InCites thực hiện.

Xếp hạng trong Top 5 trường đứng đầu châu Á vẫn là những trường quen thuộc đến từ Trung Quốc, Singapore, Saudi Arabia như: Đại học Thanh Hoa [Trung Quốc] đứng thứ 1 châu Á và thứ 26 thế giới; Đại học Quốc gia Singapore [Singapore] thứ 2 châu Á và thứ 29 thế giới; Đại học Công nghệ Nanyang [Singapore] thứ 3 châu Á và thứ 33 thế giới; Đại học King Abdulaziz [Saudi Arabia] thứ 4 châu Á và thứ 44 thế giới; Đại học Bắc Kinh [Trung Quốc] thứ 5 châu Á và thứ 45 thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

trường đại học, Tôn Đức Thắng, giáo dục đại học, đại học quốc gia, Đại học Dân lập Duy Tân, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề