Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba tơ

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sốngLuật Biên phòng Việt Nam

Thứ hai, 16/03/2015 15:14 GMT+7

Biên phòng - Ngày 11-3-1945, chưa nhận được Chỉ thị của Trung ương: "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", nhưng Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đã quyết định chớp thời cơ giành chính quyền. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi, trở thành mốc son trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, tiếp lửa cho Cách mạng Tháng Tám nổ ra sau đó 5 tháng.

Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba tơ
Du kích Ba Tơ thu súng của quân Pháp bỏ chạy. Ảnh: Tư Liệu
Trại giam thành bộ chỉ huy Tại Bảo tàng Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, vẫn còn lưu lại bài thơ "Nhắn lũ giặc Tây" của đồng chí Phạm Kiệt (nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Chính ủy kiêm Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang). Bài thơ gồm 8 câu và được đồng chí khắc trên sàn xà lim cầm cố số 1 khét tiếng từ năm 1930. "Cả kêu rằng lũ giặc phương Tây/Thù oán riêng chi một đất này…". Bài thơ này được nhiều người tù đọc lại và hun đúc chí khí, cùng ông Kiệt dựng cờ khởi nghĩa. Năm 1943, đồng chí Phạm Kiệt bị địch bắt đưa từ nhà lao Buôn Ma Thuột về nhà lao Quảng Ngãi, sau đó đưa lên Căng an trí Ba Tơ. Tại Buôn Ma Thuột, đồng chí Phạm Kiệt đã được học thêm các môn quân sự, chính trị. Khi về Ba Tơ, ông bí mật mang về bản tóm tắt Nghị quyết Trung ương 8. Một hội nghị bí mật được triệu tập tại địa danh có tên là Trại Tằm để quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 cho đảng viên. Tỉnh ủy Quảng Ngãi lâm thời cũng được thành lập và chờ thời cơ hành động. Phong trào cách mạng ở Quảng Ngãi được nhân rộng. Từ năm 1943, truyền đơn của Việt Minh liên tục xuất hiện tại nhiều địa phương với lời kêu gọi quần chúng tham gia Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc đánh đuổi Pháp - Nhật. Nhân dân cả tỉnh đều ở tư thế sẵn sàng, binh lính trong đồn địch được xây dựng thành cơ sở của cách mạng, các già làng Đinh Rua, Đinh Rói… gọi con cháu chuẩn bị cung nỏ sẵn sàng chờ lệnh Việt Minh. Tất cả sự chỉ đạo đó đều bắt nguồn từ địa danh Ba Tơ. Đêm 9-3, Nhật đảo chính Pháp. Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi xác định phải hành động ngay, lấy khẩu hiệu "đánh đuổi phát xít Nhật" thay cho khẩu hiệu "đánh đổ Nhật - Pháp". Một chiến dịch lớn với kịch bản công phu bắt đầu mở màn. Địa phương có điều kiện thì tiến hành chiến tranh vũ trang; có nơi giành chính quyền; tổ chức biểu tình, lập Ủy ban cách mạng... Quảng Ngãi xa Trung ương, chưa nhận được chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", nhưng Tỉnh ủy Quảng Ngãi lâm thời xác định cơ hội ngàn năm có một đã xuất hiện.

Xây dựng chiến khu

Trong đêm 9 và ngày 10-3-1945, lực lượng cách mạng tại Ba Tơ bao vây đồn Pháp và kêu gọi binh lính ra hàng Việt Minh. Binh lính trong các đồn Pháp làm nội ứng cách mạng chuyển súng ra ngoài cho quân khởi nghĩa chiến đấu. Các cánh quân tỏa đi khắp các địa phương vây đồn địch. Đồng bào từ khắp các buôn làng kéo về chiếm huyện đường. Trong tiếng trống ầm ầm và lửa đỏ rực trời, các đồn sơn phòng của Pháp sập đổ. Pháo đài Ba Tơ thất thủ. Để xây dựng Ba Tơ thành căn cứ địa chiến đấu với phát xít Nhật và bảo toàn lực lượng, nhân dân ở khắp các địa phương dọc Quốc lộ 24 đã phá cầu, lăn đá, dựng chướng ngại vật để bảo vệ căn cứ địa, bộ não của cuộc kháng chiến trường kỳ.'
Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba tơ
Ra mắt Ủy ban nhân dân cách mạng Ba Tơ ngày 12-3-1945. Ảnh: Tư liệu
Sáng 12-3, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại sân vận động trước cổng đồn Ba Tơ. Đồng chí Phạm Kiệt, người chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã đứng lên tuyên bố trước đồng bào "cách mạng đã xóa bỏ chính quyền địch; Việt Minh xóa bỏ mọi thứ thuế, lập chính quyền cách mạng Ba Tơ, đồng bào hãy tham gia vào hàng ngũ cứu quốc". Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Đôn, Chính trị viên của Đội du kích Ba Tơ đọc lời tuyên cáo. Sau buổi lễ ra mắt, Ủy ban cách mạng Ba Tơ đã lấy toàn bộ tài sản thu được trong đồn địch để chia cho đồng bào. Việt Minh chỉ giữ lại một cái máy đánh chữ, súng đạn và một con ngựa. Đồng bào trở về mang theo chinh, ché, nồi đồng, quần áo, lúa… Nhưng cái lớn nhất mà đồng bào mang về bản, đó là cuộc sống tự do, không còn bị áp bức. Đội du kích Ba Tơ ngày ra đời có 28 đồng chí, với 24 khẩu súng, do các đồng chí Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn trực tiếp chỉ huy. Sau khởi nghĩa, Đội du kích Ba Tơ phải di chuyển địa điểm liên tục để bảo toàn lực lượng và bí mật tổ chức luyện tập quân sự. Đến chiều 14-3, Đội đã hành quân về một địa điểm bí mật có tên là Hang Én. Toàn Đội tổ chức lễ tuyên thệ sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Các đội viên du kích Ba Tơ tỏa về các bản, cùng với Việt Minh các xã Ba Động, Ba Đình và nhiều vùng cao tổ chức lễ ăn thề, nguyện cùng nhau đoàn kết, giữ vững lòng trung thành với cách mạng, ủng hộ quân khởi nghĩa. Một số đồng chí được cử đến gặp các già làng bàn phương án xây dựng căn cứ để chống Nhật, một kẻ thù mới nổi lên thay thế quân Pháp.

Bài học "thời cơ"

Lực lượng du kích Ba Tơ ra đời tại một địa bàn hiểm yếu, được đồng bào dân tộc che chở và từng bước xây dựng thành lực lượng vũ trang nòng cốt ở Quảng Ngãi. Sau khởi nghĩa, Đội du kích Ba Tơ rút lên núi cao để xây dựng hậu cứ vững chắc bảo toàn lực lượng, sau đó tỏa về các địa phương để huấn luyện quân sự cho du kích, xây dựng thành một mạng lưới hùng hậu từ miền núi đến miền xuôi, chuẩn bị lực lượng cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ thành công và thắng lợi đã trở thành bài học về thời cơ cách mạng.
Sáng 14-8-1945, nhận được tin phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đã chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ thị số 8 của Tỉnh ủy nêu rõ "Giặc Nhật đã đầu hàng Đồng minh. Các cấp hội, các Ban Chấp hành phải cấp bách huy động toàn dân chúng vũ trang để kịp thời khởi nghĩa". Chỉ thị số 9 chỉ đạo: "Tước vũ khí quân Nhật và Bảo an trong những nơi đã võ trang quần chúng cương quyết thi hành. Phải huy động tự vệ, du kích bảo vệ chiến sĩ và cơ quan cách mạng". Lúc 16 giờ, ngày 14-8-1945, tiếng trống khởi nghĩa vang lên từ cơ quan Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đóng tại làng Thi Phổ Nhất. Lệnh khởi nghĩa nhanh chóng truyền từ xã này sang xã khác, huyện này sang huyện khác. Cho đến đêm 15-8-1945, hầu hết các làng, tổng, phủ, huyện nằm dọc Quốc lộ 1, từ đèo Bình Đê, huyện Đức Phổ giáp tỉnh Bình Định ra đến Dốc Sỏi, giáp tỉnh Quảng Nam và kể cả huyện đảo Lý Sơn đều nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Minh. Tỉnh Quảng Ngãi lúc này quyết định đổi tên là tỉnh Lê Trung Đình, đó là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Phong trào Cần vương ở Quảng Ngãi và Nam Trung bộ.

Quảng Ngãi là một trong những tỉnh, thành tiến hành khởi nghĩa sớm nhất trong cả nước và giành thắng lợi nhanh chóng trọn vẹn chỉ trong vòng 3 ngày, từ chiều 14-8 đến tối 16-8-1945, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám trong cả nước.

Your browser does not support the video tag.

Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba tơ
Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba tơ
Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba tơ

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 117 SGK Lịch sử 12

Đề bài

Nêu hoàn cảnh lịch sử và diễn biến khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử trang 112, 113 để trả lời. 

Lời giải chi tiết

1. Hoàn cảnh lịch sử:

- Hồng quân Liên Xô tiến đánh Béclin, một loạt nước châu Âu được giải phóng.

- Mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng gay gắt.

- Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng.

⟹ Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) đã xác định Nhật là kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương. Hội nghị quyết định “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa".

2. Diễn biến:

- Ở khu căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, hoàng loạt các xã, châu, huyện được giải phóng, chính quyền cách mạng được thành lập.

- Tại Bắc Kì và Trung Kì, phong trào diễn ra mạnh mẽ dưới khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

⟹ Làn sóng khởi nghĩa từng phần dâng lên ở nhiều nơi.

- Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, thành lập chính quyền cách mạng, tổ chức đội du kích Ba Tơ.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay