Tính toán máy phát điện dự phòng

Các chuyên gia của TOD Plaza chia sẻ cách tính công suất máy phát điện đơn giản, dễ hiểu để quý khách có thể lựa chọn được máy phù hợp nhất

Bên cạnh độ ổn định của máy và giá thành thì cách tính công suất máy phát điện là một trong những điều mọi khách hàng quan tâm trước khi chọn mua máy bởi tính công suất máy phát điện phù hợp sẽ tránh được tình trạng dùng điện quá tải, gây chập điện hay cháy các thiết bị nối với máy phát.

Cách tính công suất máy phát điện đơn giản

Với việc sử dụng máy phát điện gia đình cho sinh hoạt gia đình, mục đích để thắp sáng, quạt hoặc tivi thì bạn chỉ cần mua loại công suất vừa và nhỏ từ 2 đến 4 kW. Trong trường hợp bạn muốn dùng thêm tủ lạnh, điều hòa thì nên chọn loại có công suất lớn hơn từ 4-6kW.

Chúng ta cần tính công suất thực của các thiết bị sử dụng điện kw sau đó quy đổi sang công suất tải kva, ta có hệ số công suất với các thiết bị tải như sau:
– Mô tơ, máy lạnh, tủ lạnh: Hệ số công suất cos φ = 0.8
– Đèn huỳnh quang, máy tính: 0.4
– Điện trở hoặc đèn dây tóc: 1.0

Tiếp theo, dùng công suất tải nhân với hệ số an toàn để chọn máy:

  • Với máy mới, hệ số an toàn khoảng 1.1 Ví dụ: công suất tải tính toán được là: 100 KVA

    Công suất máy phát điện cần trang bị là: 100KVA x 1.1 = 110KVA

  • Với máy phát điện cũ: Tùy theo tình trạng mỗi máy  đã qua sử dụng mà ta có hệ số an toàn từ 1.1 – 1.25 Ví dụ: công suất tải tính toán được là: 100KVA

    Công suất máy phát điện đã qua sử dụng cần trang bị là: 100KVA – 125KVA tùy tình trạng máy xấu hay tốt mà quý khách lựa chọn cho phù hợp.

Lưu ý khi tính công suất máy phát điện:

Cần dự trù công suất khi các thiết bị tải có thể tăng lên. Công suất này có thể thay đổi liên tục, mặc dù không lớn. Lưu ý khi một số các loại tải có thể sinh ra công suất ngược khi hoạt động như cần trục, mô tơ công suất lớn, thang máy…

Lựa chọn máy nên căn cứ theo công suất liên tục của máy bở công suất dự phòng là công suất chạy 1h đầu trong 12h chạy máy. Việc nắm được cách tính công suất máy phát điện công nghiệp chính xác sẽ giúp khách hàng lựa chọn công suất máy đúng đắn. Bởi:

  • Chọn máy công suất thấp khiến máy không đủ công suất, quá tải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến động cơ máy
  • Chọn máy công suất quá cao dẫn đến việc đầu tư nhiều chi phí cao không cần thiết, máy non tải làm tiêu hao nhiên liệu và giảm tuổi thọ máy

Cách tính công suất máy phát điện cụ thể

1. Lập bảng tính công suất kiểu biến kva

Điện áp 220/380V, tần số 50 Hz

Trong đó:

Dòng điện danh nghĩa [6] = công suất [2] x 1000/ cos φ [3] x 3 x 220

Dòng điện khởi động [8] =  dòng điện danh nghĩa[6] x hệ số khởi động [4]

Vậy: Tổng dòng điện danh nghĩa lớn nhất là:   270A

Tổng dòng điện khởi động lớn nhất là:    351A

Vậy công suất biểu kiến theo dòng điện lớn nhất là: 351 x 3 x 220 / 1000 = 231kVA

*Chú ý:

Thứ tự đóng tải các mô tả công suất lớn có ý nghĩa quan trọng trong cách tính công suất máy phát điện biểu kiến kVA

Xét về mặt lợi ích cho máy phát điện công nghiệp thì nên đóng các mô tơ có công suất lớn trước, nhỏ sau.

2. Lập bảng tính công suất thực

Nếu không có số liệu về hệ số sử dụng, có thể tính bình quân tính công suất máy phát điện trong ngày từ số liệu điện năng tiêu thụ trong ngày. Ta có:

  • Công suất thực, tổng cộng: 125 kW
  • Công suất thực bình quân trong ngày: 82 kW
  • Công suất thực lớn nhất: 82/0.6 = 136 kW

[hoặc chính là công suất thực tổng cộng nếu giá trị này nhỏ hơn].

Chúng ta thường nghe hoặc thấy những cụm từ “Công suất dự phòng” [viết tắt là CSDP] hay “CSDP khẩn cấp” khi nhắc tới máy phát điện công nghiệp. Tuy nhiên, để hiểu rõ về tính ứng dụng của nó trong thực tế như thế nào? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

I. Công suất dự phòng là gì?

Định nghĩa Công suất dự phòng khẩn cấp [Emergency Standby Power – ESP]:

Công suất tối đa sẵn sàng đáp ứng tuần tự tải thay đổi, dưới điều kiện hoạt động định kỳ, qua đó một máy phát điện có khả năng cung cấp tải trong trường hợp mất điện lưới hay trong điều kiện kiểm tra có thể lên đến 200 giờ hoạt động mỗi năm với các quy trình và chu kỳ bảo dưỡng được tiến hành theo chỉ định của nhà sản xuất”. – Theo ISO 8528

Nói cách khác, CSDP là công suất đạt cực đại dùng tại trường hợp khẩn cấp và trong thời gian ngắn.

Công thức:

CSDP = Công suất liên tục X 1.1

Đơn vị:

Tính bằng kVA hoặc kW

II. Ứng dụng trong thực tế

Với ưu điểm là đáp ứng kịp thời công suất tối đa trong thời gian ngắn, công suất dự phòng thường được ứng dụng trong các trường hợp mất điện lưới đột ngột. Điển hình như:

  • Đảm bảo hoạt động cho các cơ quan hành chính, nhà nước.
  • Các hoạt động dịch vụ và bảo dưỡng của các tòa nhà
  • Đảm bảo an toàn cho Trung tâm dữ liệu.
  • Đáp ứng kịp thời cho cơ quan Y tế

Được coi như phao cứu sinh trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên trên thực tế, nó vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

Như đã nói ở trên, khi vận hành ở chế độ Standby tổ máy sẽ đạt công suất lớn bằng 110% công suất liên tục. Đương nhiên lượng nhiên liệu tiêu thụ cũng lớn hơn.

Mỗi một nhãn hiệu tổ máy và công suất khác nhau có mức tiêu hao khác nhau.

  • Nhiệt độ bên trong đầu phát và động cơ cao hơn.

Khi chạy quá công suất liên tục của đầu phát thì cuộn roto và stator sẽ sinh nhiệt lớn hơn ảnh hưởng rất lớn đến lớp sơn cách điện của các cuộn dây, nói cách khác là ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của đầu phát điện.

Động cơ máy phát điện công nghiệp là động cơ đốt trong. Có nhiệt độ rất lớn khi vận hành, thường cần đến hệ thống làm mát bằng nước. Khi công suất tăng cao đột ngột kéo theo sự tăng nhiệt độ. Đây cũng là 1 trong những lý do khiến cho công suất dự phòng chỉ kéo dài không quá 200 giờ trong vòng 1 năm.

III. Bảng công suất dự phòng của 1 số tổ máy trên thực tế

Dưới đây là CSDP của một số tổ máy theo 2 đơn vị là kVA và kW để bạn đọc dễ hình dung.

Video liên quan

Chủ Đề