Tính cách con rùa

Nhưng không chỉ ở ta mới có biểu tượng con rùa giàu ý nghĩa, mà có ở nhiều nền văn hóa. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc rùa là biểu tượng cho vũ trụ. Ở Ấn Độ rùa biểu tượng cho sự sự hóa thân của các vị thần nổi tiếng như Bồ tát hoặc thần Vishnu. Ở một số nước châu Phi, rùa biểu tượng cho cột chống trời chắc chắn nhất, nhờ thế con người mới yên ổn, hạnh phúc mà làm ăn trên mặt đất...

Nguyên nhân thì có thể là các nền văn hóa này có chung quan niệm trời tròn đất vuông. Trong sự liên tưởng thô sơ nguyên thủy thì không con vật nào gần gũi với mô hình vũ trụ này hơn con rùa, có chiếc mai hình vòm trên lưng, biểu tượng cho trời, mặt phẳng dưới bụng biểu tượng cho đất. Truyền thuyết Ấn Độ còn cho rằng rùa cõng cả trái đất, ít ra cũng làm giá đỡ các ngai thần hoặc làm điểm tựa giữ cho ngọn núi Mandara [núi thiêng] thêm vững chãi...

Tượng rùa phong thủy.

Huyền thoại Trung Hoa kể bà Nữ Oa thấy con rùa giống với mô hình trời đất, bà cắt bốn chân rùa để tạo bốn cực của thế giới. Các mảnh vỡ của huyền thoại Trung Hoa văng ra khắp nơi, một mảnh rơi vào quan niệm của các vua chúa hậu thế. Từ đó, trong các lăng tẩm đền đài các vị quân vương thường theo mô hình các cột chính thường được đặt trên lưng rùa với ý nghĩa ngôi đền/ lâu đài/ nhà ấy mang tầm vóc vũ trụ. Cái câu “Thương thay thân phận con rùa/ Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia” của ta phải chăng là một ánh xạ rớt từ huyền thoại xứ Trung Hoa?

Nhưng rõ ràng, trong quan niệm cổ xưa của phương Đông thì rùa một trong “tứ linh”: long [rồng] - ly [kỳ lân] - quy [rùa] - phượng [chim phượng]. Rất có thể rùa là con vật duy nhất trong tứ linh có thật còn ba linh vật kia chỉ là hư ảo, hư cấu. Vì rùa là con vật tự thân nó tích hợp được nhiều đặc điểm “thần thánh”, ngoài mô hình “trời tròn đất vuông”, rùa sống rất thọ, có khi tới vài ba trăm năm, có sức chịu đựng tốt với nhiều loại hình khí hậu, lại lưỡng cư, cả trên cạn, dưới nước... Thế là chả cần mất công hư cấu thêm [không như rồng chẳng hạn là sản phẩm của tưởng tượng], con người suy tôn rùa, thiêng hóa nó và đưa nó lên thành một biểu tượng, theo thời gian mặc cho nó rất nhiều lớp áo văn hóa để đời sau tha hồ mà lật mở từng lớp để tìm ra những mã ý nghĩa.

Truyện cổ Việt Nam có ngụ ngôn “Rùa và thỏ” kể về cuộc chạy thi của hai con vật nhanh nhất và chậm nhất. Cuối cùng rùa thắng nhờ mưu mẹo, tinh thần đoàn kết, chăm chỉ, cố gắng, biết điểm yếu của mình mà khắc phục. Ngược lại thỏ lười nhác lại chủ quan cũng chẳng để tâm suy nghĩ, mải “làm thơ” nên thua đau tức tưởi... Bài học này mang tính phổ quát cao đến mức chẳng dành cho riêng ai nên hầu như, là người Việt thì ai cũng biết.

Truyền thuyết “Thần Kim quy” [rùa vàng] giúp An Dương Vương xây Loa thành và cho thứ vũ khí cực kỳ lợi hại là nỏ thần đuổi giặc cùng truyện Lê Lợi được trao kiếm thần đuổi giặc Minh lại càng nhiều người biết và dành cho chúng nhiều suy ngẫm sâu xa. Thần Kim Quy được ca ngợi như vị thánh có công.

Nhưng thần là biểu tượng cho ai, thế lực nào thì vẫn cần tìm hiểu? Cho chính nghĩa, cho ý chí độc lập, tự do, cho nhân dân, cho sự tượng hình của hồn thiêng sông núi... Đều có lý.

Rùa vàng đòi gươm Lê Lợi thì có phần phức tạp hơn. Là biểu tượng cho ý chí hòa bình, không muốn chiến tranh, hết giặc thì chẳng cần vũ khí để tập trung vào việc hưng dân thịnh quốc. Lại có ý kiến cho rằng vì sau chiến thắng vĩ đại, lên ngôi vua, Lê Lợi vì đa nghi mà sát hại công thần. Thế là lập tức huyền thoại ra đời “đòi” lại thanh gươm hiếu sát... Rất có thể như vậy. Cũng nhờ thế mà mọi huyền thoại nói chung cứ mãi tỏa sáng những lung linh mờ ảo ý nghĩa để người đời sau phán đoán...

Ví như rùa còn là biểu tượng cho sự tỉnh táo sáng suốt. Ấy là chi tiết An Dương Vương cùng Mỵ Châu chạy đến bờ biển. Cùng đường nhà vua gọi “sứ Thánh Giang” đến giúp thì Rùa hiện lên thật. Nhưng không giúp mà hét lớn: “Giặc ngồi sau lưng nhà vua đó!”. Tức rùa thần đã kết tội Mỵ Châu là nguồn cơn chính gây ra đại thảm họa...

Tranh “Lê Lợi trả gươm”.

Trở lại câu “Thương thay thân phận con rùa/ Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia”, trước đây người ta dạy cho học sinh rằng con rùa là biểu tượng cho người nông dân khốn khổ phải chịu nhiều tầng áp bức, đè nén. Ngày nay nhờ soi chiếu dưới nhiều ánh sáng mỹ học mới thì quan niệm ấy không còn vững nữa. Bởi lẽ khoác cái áo người nông dân cho con rùa thì thật không vừa, giữa hai hình tượng rùa và người nông dân có rất ít những mối liên hệ gần gũi mang tính bản chất. Thành ngữ vẫn chê “chậm như rùa” cơ mà! Nếu chỉ dựa trên nét tương liên là sự “khốn khổ” thì thật khó cho một khái quát thỏa đáng, do vậy nếu coi rùa biểu tượng cho người nông dân thì cũng rất mờ nhạt, không đặc trưng.

Xin dẫn một truyền thuyết. Có người nông dân nuôi một con rắn. Rắn lớn lên ngày ăn một nhiều trong khi người nông dân ngày một già yếu, khó nuôi cả rắn và người. Người bèn bảo rắn tự mình đi kiếm ăn. Thấy vậy rắn trắng trợn đòi cắn chết người. Người nói: “Cứu vật, vật trả ơn. Mi phải trả ơn ta mới đúng!”. Rắn đáp: “Cứu vật, vật trả oán!”. Chẳng chịu nhau bèn thống nhất đi gặp nhân vật thứ ba hỏi cho ra nhẽ.

Cả hai gặp hạc. Nghe đầu đuôi câu chuyện hạc nổi giận mắng rắn là loại “vong ân bội nghĩa”. Rắn không chịu, cả hai đi tiếp gặp rùa. Rùa ngu ngơ không cần suy xét phán ngay, nếu thế rắn cắn người chết luôn đi vì người nuôi vật cũng không xong. Người không chịu. Cả hai đi tiếp gặp quạ.

Nghe thủng câu chuyện quạ tức quá không nói không rằng bổ từ trên cây xuống mổ rắn chết tươi cho đáng kiếp kẻ vô nhân tráo trở. Oan hồn rắn đi tìm tận tới Đức Như Lai nhờ phân xử. Nghe xong Đức Phật khoan hòa, điềm đạm mà nói rằng: Thế là hạc có nghĩa, nhân hậu từ nay cho phép được đứng trên cao. Rùa ăn nói hàm hồ, thiển cận cho bò dưới thấp. Rắn vong ân nên bị giết là đúng. Quạ tha xác rắn lên ngọn cây cao để mọi vật nhìn rõ làm gương. Cái quý nhất của muôn loài là tình yêu thương lẫn nhau!

Thế nên từ đó ở những nơi thờ phụng hạc được đứng lên lưng rùa. Ngoài ra, khi dựng cột phướn thì trên ngọn bao giờ cũng có hình con quạ, còn giải phướn uốn lượn chính là “họa tiết” hình con rắn. Mọi chúng sinh nhìn lên cột phướn mà suy ngẫm để tu nhân tích đức! Đấy là theo tích nhà Phật.

Cũng từ đó trong dân gian để chỉ loại người đáng khinh nhất, chanh chua, độc ác, lăng loàn, gian giảo [như rắn vậy]... người ta rủa bằng ba chữ không ngoa mà lại rất ngoa: Đồ quạ mổ!!!

Cũng từ đó hạc biểu tượng cho sự thanh cao, trong sáng. Những người tuy gầy nhẳng nhưng được dân gian nói vui là “mình thông cốt hạc” [dáng người cây thông, xương cốt của con hạc] ý nói sống thanh đạm nên mới... được vậy!

Nhưng tại sao rùa phải “đội bia”? Nguyên thủy, bia thường làm bằng đá [bia đá bảng vàng] để khắc ghi những công trạng, thần tích, gia phả... để lưu lại cho con cháu muôn đời, về sau người ta khắc ghi cả những điều không thể quên [bia căm thù tội ác] mang ý nghĩa giáo dục. Rùa là loài vật linh, sống thọ nên đặt bia trên lưng rùa là mang nghĩa mong muốn điều khắc trên bia đá lưu truyền bất tử. Nhưng đấy chỉ là nghĩa bề nổi. Như trên đã nói rùa là biểu tượng cho cả một vũ trụ, do vậy những điều khắc trên bia đá này còn ở “trên” tầm vũ trụ. Những ai được khắc trên bia đá hẳn nhiên ngang tầm và sống mãi cùng vũ trụ. Thế nên ngày xưa chọn tên người để khắc vào bia phải đích thực tài năng xuất chúng, có công lao...

Ngày nay người ta còn khám phá, vì là loài lưỡng cư, sức chịu đựng cực tốt trước biến đổi môi trường, có khả năng chịu đói rất lâu, tuy chậm chạp nhưng bền bỉ, dẻo dai... nên tự nó tạo ra một trường sinh học khá đặc biệt, là vật phong thủy tốt. Ngày xưa phép bói rùa bằng cách cho mai rùa vào lửa sẽ hiện lên những ký hiệu mang tính dự báo. Mai và xương rùa còn dùng để khắc chữ [chữ giáp cốt] nổi, nét và rõ, nhất là giữ được lâu dài. Thế nên “rùa đội bia”, được đặt chốn linh thiêng là vật phong thủy có giá trị. Ngày nay nhiều gia đình, nhiều chùa chiền nuôi rùa sống với ý nghĩa phong thủy là chính. Thiêng hóa nó, người ta còn thêm thắt chi tiết cho ly kỳ: ở ngôi chùa nọ rùa biết nghe tụng kinh Phật...

Nguyễn Thanh Tú

Một trong những sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải chính là cho rằng tất cả các xung đột đều giống nhau. Tuy nhiên sự thật là, có những xung đột lành mạnh, cần thiết cho sự phát triển và lớn mạnh của một tổ chức. Bên cạnh đó, cũng có những xung đột thiếu lành mạnh, tiêu cực có thể khiến một team đang làm việc hiệu quả nhất cũng trở nên trì trệ, tụt dốc.

Bí quyết ở đây chính là học cách đối phó với xung đột một cách lành mạnh và hiệu quả nhất trong tầm kiểm soát của bạn. Dưới đây là bốn loại tính cách phổ biến tại công sở và cách họ tiếp cận từng loại xung đột. Tôi sử dụng bốn kiểu tính cách là Sư tử, Khỉ, Lạc đà và Rùa để độc giả dễ hình dung nhất về những loại tính cách nơi công sở và khả năng giải quyết xung đột cả họ.

Sư Tử tiếp cận xung đột

Sư Tử tiếp cận xung đột một cách rất quyết liệt và trực diện. Một Sư Tử “unhealthy” sẽ tiếp cận mỗi cuộc xung đột như một tình huống thắng-thua. Điều này có thể giống hơi “cục súc” trong hành động hoặc thể hiện sự tức giận. Mục tiêu của người thuộc nhóm tính cách Sư Tử là giành chiến thắng trong cuộc xung đột. Anh ta sẽ làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để giành được chiến thắng trước đối thủ của mình. Loại xung đột này có thể gây ra khó khăn, stress tại nơi làm việc.

Sư Tử tiếp cận xung đột một cách rất quyết liệt và trực diện.

Ngược lại, Sư Tử “healthy” sẽ tiếp cận xung đột bằng sự quyết đoán nhưng không quá đặt nặng chuyện muốn giành chiến thắng trong tranh chấp. Trò chuyện trực tiếp thẳng vào vấn đề là cách làm cực kỳ hữu ích khi đối mặt với bất kỳ tình huống khó xử nào và do đó, đây là một điểm mạnh của Sư Tử.

Khi đối xử với đồng nghiệp thuộc nhóm Sư Tử, tốt nhất bạn nên nói chuyện thẳng thắn và trung thực. Bạn cần hiểu phản ứng của những người thuộc nhóm này thường mạnh hơn và không nên “để bụng” phản ứng của nhóm này. Việc thiết lập ranh giới thích hợp khi ở trong tình huống xung đột với Sư Tử cũng rất hữu ích. Điều này giống như nói với Sư Tử rằng bạn sẽ không cho phép anh ấy lớn giọng hoặc có những hành vi quá khích khi tiếp xúc với bạn.

>> Xem thêm: Ở đây không có “drama” công sở: 5 hành vi thao túng tâm lý của đồng nghiệp “xấu tính” bạn cần biết

Lạc đà tiếp cận xung đột

Lạc đà tiếp cận xung đột với tâm lý đen trắng, đúng sai. Lạc đà “unhealthy” – không lành mạnh sẽ tiếp cận xung đột bằng cách nỗ lực tìm hiểu thực tế. Người đó sẽ dành quá nhiều thời gian để tạo ra những trở ngại thay vì giải pháp cho xung đột. Mục tiêu của Lạc đà là thể hiện năng lực và gây sự sự chú ý đến những tiểu tiết mà hiếm khi dẫn đến giải quyết xung đột.

Lạc đà tiếp cận xung đột với tâm lý đen trắng, đúng sai.

Ngược lại, Lạc đà “healthy” tiếp cận xung đột với mong muốn cung cấp thông tin chính xác có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề. Có dữ liệu đáng tin cậy là điều cần thiết để giải quyết thành công bất kỳ loại xung đột nào và do đó là một điểm mạnh của lạc đà.

Khi ứng xử với một đồng nghiệp là lạc đà, tốt nhất là bạn nên đảm bảo rằng bạn đã nắm được thông tin rõ ràng trước khi tham gia vào một cuộc thảo luận xung đột. Bạn cũng nên để cho những người Lạc đà biết rằng những điều bạn đang nói đều dựa trên những thông tin thực tế và bạn đủ uy tín để giải quyết mọi vấn đề.

Khỉ tiếp cận xung đột

Khỉ sẽ tiếp cận xung đột bằng cách cố gắng xoa dịu và làm hài lòng tất cả các bên liên quan. Khỉ là đại diện kiểu người bênh vực cho bất kỳ ai mà họ cảm thấy đang bị lợi dụng hoặc là kẻ yếu thế. Một người mang nhóm tính cách Khỉ “unhealthy” có thể tiếp cận xung đột với sự đùa cợt hơi “kém duyên” hoặc cố tình giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu những cách làm này không hiệu quả, người thuộc nhóm Khỉ có thể “bà tám” đưa ra những lời đồn thổi hoặc cố tình thao túng để đạt được lợi thế.

Ngược lại, Khỉ “healthy” sẽ tiếp cận xung đột bằng cách sử dụng các kỹ năng mang tính nhân văn để tạo ra các cuộc đối thoại và giao tiếp lành mạnh xung quanh vấn đề đang gặp phải. Tạo ra sự rõ ràng là cực kỳ quan trọng khi đối mặt với tình huống khó xử. Đây là một thế mạnh của người mang tính cách của nhóm Khỉ.

Khỉ sẽ tiếp cận xung đột bằng cách cố gắng xoa dịu và làm hài lòng tất cả các bên liên quan.

Khi ứng xử với đồng nghiệp mang nhóm tính cách Khỉ, tốt nhất là bạn nên tạo ra sự kết nối với họ trước khi bước vào giải quyết tình huống. Điều này có thể giống như một cuộc trò chuyện nhỏ hoặc thể hiện sự ghi nhận, cảm kích của bạn dành cho đối phương trước khi đi sâu vào xung đột. Bạn cần biết những người thuộc nhóm Khỉ rất nhạy cảm với lời nói của bạn và sẽ ghi nhớ những gì bạn nói. Hãy giúp những người nhóm Khỉ không xem xung đột là tấn công các nhân, thay vào đó chỉ đơn thuần tập trung giải quyết các vấn đề.

>> Xem thêm: Một nguyên tắc nơi công sở cho nhân viên mới để thuận lợi trong công việc nhưng không phải ai cũng biết

Rùa tiếp cận xung đột

Rùa tiếp cận xung đột bằng cách cố gắng né tránh mọi tình huống gây sự không thoải mái. Người nhóm Rùa thường rất ngại xung đột. Một người mang nhóm Rùa “unhealthy” có thể tiếp cận xung đột bằng cách trốn vào mai của mình. Cách tiếp cận thụ động này có thể gây ra nhiều sự thất vọng và bối rối trong tổ chức. Chiến lược im lặng của người nhóm này có thể phá hủy mọi mối quan hệ.

Ngược lại, Rùa “healthy” sẽ tiếp cận xung đột bằng cách sử dụng kỹ năng lắng nghe của mình để hiểu thấu đáo mọi vấn đề. Sau đó, sẽ tạo ra một môi trường đủ bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Dành thời gian để hiểu cặn kẽ gốc rễ của một vấn đề hoặc một tình huống tiến thoái lưỡng nan nào đó rất có giá trị trong quá trình giải quyết xung đột và là thế mạnh của những người thuộc nhóm Rùa.

Cách tốt nhất là tạo một môi trường an toàn và hiểu rằng đồng nghiệp nhóm Rùa cần thời gian để giải quyết các vấn đề khó xử.

Khi tiếp xúc và giải quyết vấn đề với đồng nghiệp nhóm Rùa, cách tốt nhất là tạo một môi trường an toàn và hiểu rằng đồng nghiệp nhóm Rùa cần thời gian để giải quyết các vấn đề khó xử. Điều này có thể giống việc có nhiều cuộc trò chuyện trong một khoảng thời gian giúp họ hiểu và đưa ra ý kiến một cách đầy đủ về các tình huống khó xử. Những người nhóm Rùa thường “dị ứng” với sự hung hăng và phản ứng bốc đồng. Bạn cần giúp những người thuộc nhóm Rùa đối đầu với xung đột đúng thời điểm ngay cả khi chúng mang lại sự khó chịu. 

Trong 4 nhóm trên, bạn nhận thấy mình thuộc nhóm tính cách nào? Cùng để lại comment để chúng mình thảo luận tiếp nha!

Video liên quan

Chủ Đề