Cách tính khối lượng củi

Cách tính m3, công thức tính mét khối gỗ, đất, bê tông, sàn nhà, hình chữ nhật, hình trụ tròn… như thế nào? Vận dụng theo cách tính trên bạn có thể tính toán và ước lượng khói lượng từng hạng mục. Hãy cùng Hoàng Minh Decor tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé !

Công thức tính m3: Chiều dài x bề rộng x độ dày = m3

Cách tính m3 đơn giản. ảnh Hoàng Minh Decor

Ví dụ: Bạn có một thanh gỗ có thông số như sau:

  • Chiều dài: 2m
  • Bề rộng: 2m
  • Độ dày: 2m
  • Bạn sẽ co : 2m x 2m x 2m = 8m3.

Xem thêm:

  • Thiết kế nội thất là gì?
  • Thi công nội thất là gì?
  • Trang trí nội thất là gì?
Cách tính m3 gỗ. ảnh google

Ví dụ: 1 khối gỗ có kích cỡ dày 3 cm x rộng 8cm x dài 160cm thì có bao nhiêu thanh gỗ ?

Cách tính : 3cmx8cmx160cm = 3840cm

Giả sử có một cái hố rộng 1000m2, chiều cao 1m tính từ đáy ao lên thì cần san lấp bao nhiêu m3 đất, công thức lúc này sẽ là: Dài x rộng x cao

Ví dụ: dài 200m, rộng 5m, cao 1m công thức tính mét khối đất chính xác là:

  • Dài x Rộng = 200 x 5 = 1000m2
  • V [diện tích] x H [chiều cao] = 1000×1 = 1000m3

Như vậy với những con số diện tích như trên thì cần 1000m3 đất cho công trình san lấp đất đổ.

Công thức tính mét khối hình tròn: SxL [ S là tiết diện, L là chiều dài].

  • S = Rx R x 3.1416 [m2] [ R là bán kính hình trụ].

Trong thực tại khi tính thể tích một khúc gỗ có 2 đầu lớn nhỏ khác nhau thì S = S1/2+S2/2.

  • S1 và S2 là tiết diện 2 đầu khúc gỗ.

Khúc gỗ chúng ta không thể tính được thể tích vì không có chiều dài và không có tiết diện 2 đầu.

V = H x a x a

Trong đó:

  • H là chiều dài khối gỗ vuông
  • A là cạnh của khối gỗ vuông

V = H x a x b

Trong đó:

  • H là chiều dài khối gỗ hình chữ nhật
  • a là chiều ngang của khối gỗ chữ nhật
  • b là chiều cao của khối gỗ chữ nhật.

Cách tính m3 bê tông như thế nào? Công thức tính m3 cho bê tông sẽ là các công thức tính thể tích cho bê tông. Trong một căn nhà chúng ta sẽ có các công thức tính cơ bản của các khối như sau:

>>> Xem thêm: Mẫu gạch bông gió đẹp 2021

Tính thể tích của hình hộp chữ nhật thì khá dễ phải không các bạn, chúng ta có công thức sau:

V = a.b.h

Ví dụ chúng ta tính thể tích của dầm có kích cỡ như sau: Chiều rộng = 30cm, chiều dài = 300cm và chiều cao = 60cm. Chúng ta sẽ có thể tích của dầm đó là:

V dầm = 0.3*0.6*3 = 0.54 m3.

Như vậy mỗi dầm đó chúng ta đổ bê tông thì hết dao động 0.54m3 bê tông, nhiều chúng ta còn góp ý rằng chưa trừ đi thép, thực ra thép chỉ chiếm không đáng bao nhiêu so với lượng bê tông rơi vãi.

Xem thêm: gỗ óc chó là gì?

C1 tính thể tích khối đổ: Vbt = DxRxH [m3]

Trong đó: Vbt: thể tích bê tông

  • D: chiều dài [chiều dài của hạng mục cần đổ như đường, sân, sàn bê tông]
  • R: Chiều rộng của khối đổ
  • H chiều cao hoặc chiều dày của hạng mục [0.2 – 0.3 m cho đường, 0,08 – 0,14 cho sà nhà dân dụng…]
  • Vd: 1 đoạn đường dài 100 m, rộng 3,5m, dày 20cm = 0,2m
  • Vbt = DxRxh = 100×3,5×0,2= 70m3 [70 khối].

Tìm hiểu thêm:

Như vậy qua bài viết này các bạn đã nắm rõ công thức tính mét khối và có thể tự tính m3 cho gỗ, sàn nhà, xi măng, m3 các hình trụ cho nhà ở… Chúc các bạn thành công. Bạn nên tận dụng công thức này để tính 1m3 tường xây cần bao nhiêu vật liệu ?

Tin chắc rằng các bạn đang có nhu cầu về xây dựng, nội thất, bài viết top 10 công ty thiết kế nội thất tại TpHCM sẽ giúp các bạn có những thông tin hữu ích nhất.

Đo và tính mét khối gỗ là việc quá dễ dàng với người chuyên nghiệp như buôn gỗ hay thợ mộc, và sau khi đọc xong bài viết này bạn cũng sẽ thành một người chuyên nghiệp như vậy. Chỉ với một cái thước dây và một vài phép tính đơn giản theo công thức là xong.

Trong bài viết này TOPnoithat sẽ hướng dẫn các bạn các đo thể tính gỗ, công thức tính mét khối [m3] của gỗ tròn, gỗ xẻ hộp vuông – hộp chữ nhật, gỗ xẻ thành khí, thậm chí ước lượng khối gỗ của cây đang sống chưa chặt hạ. Chúng ta cùng bắt đầu nhe.

– Cách đo, công thức và cách tính mét khối khúc gỗ tròn

Khúc gỗ tròn bạn sẽ có 2 cách tính mét khối [m3] của nó.

+ Cách 1: tính theo vanh gỗ, là cách thợ bán gỗ hay dùng nhất

Dùng thước dây cuốn vòng quanh thân gỗ tròn, số đo được chính là Vanh gỗ [hay còn gọi là chu vi]. Tiếp theo là đo chiều dài thân gỗ.

Công thức tính thể tích mét khối gỗ là: V = Vanh x Vanh x 0,08 x Chiều dài

Ví dụ: Chiều dài khúc gỗ là 2,65 mét, Vanh khúc gỗ là 3,61 mét. Thì thể tích mét khối khúc gỗ sẽ là:

Vanh x Vanh x8 x Chiều dài = 3,61 x 3,61 x 0,08 x 2,65 = 2,763 [m3]

*Lưu ý: Khúc gỗ có thể có đầu to đầu nhỏ, thường dân thợ buôn gỗ sẽ do Vanh gỗ ở giữa khúc gỗ để lấy tỷ lệ trung bình. Hoặc nếu bạn muốn chính xác hơn thì đo vanh gỗ ở Đầu – Giữa – Cuối khúc gỗ rồi cộng lại và chia 3 để ra tỷ lệ Vanh trung bình.

Hình ảnh mô phỏng cách đo chiều dài khúc gỗ, đo đường kính, đo vanh gỗ…để tính mét khối gỗ tròn

+ Cách 2: tính theo đường kính khúc gỗ.

Đo đường kính mặt cắt của 2 đầu khúc gỗ tròn + đo chiều dài khúc gỗ tròn. Rồi áp dụng công thức tính thể tích mét khối gỗ tròn theo 3 bước sau:

Bước 1: quy đổi đường kính ra bán kính: R = d : 2 [Bán kính = đường kính chia 2]

Bước 2: tính diện tích mặt cắt: S = R x R x 3,14

Bước 3: công thức tính thể tích mét khối gỗ tròn: V= L x S [m3]. Trong đó L là chiều dài khúc gỗ đã đo được.

Ví dụ: khúc gỗ dài 2,65 mét, đường kính đo được là 116cm [1,16 mét]

Tính ra bán kính là: 1,16 : 2 = 0.58 [mét]

Diện tích mặt cắt là: 0.58 x 0.58 x 3,14 = 1,056 [m2]

Thể tích khúc gỗ đó là: V=LxS = 2,65 x 1,056 = 2,798 [m3]

* Lưu ý 1: Khi đo đường kính khúc gỗ thì nên đo 2 đầu rồi chia 2 lấy trùng bình sẽ tăng độ chính xác [vì khúc gỗ có thể đầu to đầu nhỏ].

* Lưu ý 2: Với khúc gỗ méo, elip, không tròn đều…thì đo Vanh và tính thể tích theo cách 1 là chuẩn và nhanh hơn.

Cây gỗ đang trồng và chưa chặt hạ, để ước tính mét khối chỉ cần đo Vanh và chiều cao…

– Cách đo và ước tính khối lượng cây gỗ khi chưa chặt hạ

Nhiều trường hợp chúng ta cần phải đo và tính ước lượng mét khối của cây gỗ chưa chặt hạ. Điều này giúp dự tính mức giá trị của cây tránh bị trả giá hớ – giá quá cao hoặc quá thấp. Tất cần khi mua bán cây kiểu đấu giá, mua “vo” cây gỗ đang trồng trong vườn,…

Trường hợp này chúng ta sẽ áp dụng công thức theo cách 1 ở trên: V = Vanh x Vanh x 0,08 x Chiều dài

* Lưu ý: nếu cây gỗ không to đều nhau thì nên đo vanh cây gỗ ở nhiều điểm và tính trung bình. Chiều dài thân gỗ là đoạn gỗ tương đối to đều nhau. Với các đoạn nhỏ/khúc khủy/cành…thì nên đo và tính riêng rồi cộng lại.

* Lưu ý 2: Việc đo và ước lược mét khối là tính cả vỏ cây. Vì cây gỗ chưa chặt hạ nên không thể nhìn được lõi gỗ và vỏ gỗ, dễ bị mua hớ cây nhiều vỏ ít lõi có giá trị thấp. Thợ mua gỗ ngoài khả năng phán đoán thì còn “khoan thử để xác định độ dày/mỏng của vỏ”, từ đó đàm phán mức giá hợp lý. Kinh nghiệm này đặc biệt cần thiết khi mua các cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao như gỗ Sưa, Cẩm lai, Mun… [Xem thêm 10 loại gỗ đắt nhất Việt Nam].

Hình ảnh đo đạc, công thức tính, cách tính mét khối gỗ hộp trong thực tế

– Công thức và cách tính khối gỗ hộp [vẻ vuông, chữ nhật, xẻ phách]

Nhìn chung gỗ hộp, dù là gỗ hộp xẻ vuông, gỗ xẻ hộp chữ nhật, gỗ xẻ phách… thì cũng đều rất dễ tính thể tích của nó. Công thức đơn giản như dưới đây:

V = D x R x C [Thể tích m3 = Dài x Rộng x Cao]

Chỉ cần đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao [độ dày] của khối gỗ là tính ra được mét khối gỗ hộp đó. Xem ví dụ ở hình ảnh bên trên để dễ hình dung.

– Cách tính mét khối gỗ xẻ thành khí [xẻ tấm theo các kích thước]

Gỗ xẻ thành khí hay còn gọi là xẻ quy cách, thường là xẻ thành các tấm, các thanh gỗ có độ mỏng khác nhau hoặc xẻ vuông, chữ nhật theo kích thước phù hợp với các mục đích sử dụng.

Để tính mét khối của gỗ xẻ thành khí thì có nhiều cách, tùy vào từng trường hợp cụ thể để áp dụng:

+ Gỗ thành khí nhập khẩu: thường được ép và đóng thành các đai, kiện [như hình bên dưới]. Khi đó khối lượng [m3] gỗ đã có sẵn từ nhà sản xuất cung cấp, hoặc có thể coi như khối gỗ hộp để tính tổng mét khối theo công thức V=DxRxC.

+ Gỗ xẻ thành khí không được đóng đai kiện, nhưng cùng 1 quy cách kích thước [Dài, Rộng, Cao/Dày]. Khi đó có thể đo 1 tấm để tính mét khối của tấm đó và nhân với số lượng tấm bạn cần mua.

+ Gỗ xẻ thành khí không được đóng đai kiện, kích thước các tấm khác nhau. Trường hợp này nhà bán gỗ thường bán theo tấm kiểu bán lẻ, người mua gỗ loại thập cẩm này cũng thường là mua lẻ. Việc tính mét khối phải thực hiện từng tấm [vẫn theo công thức V=DxRxC] nhưng mất thời gian.

Hình ảnh minh họa về gỗ xẻ thành khí, xẻ quy chuẩn

Dưới đây là một số kích thước gỗ xẻ thành khí thông dụng hiện nay để bạn tham khảo:

SttBản dày/cao [cm]Bề rộng bản [cm]Chiều dài [cm]
11,2 -225-45250-260
22,5-330-35110-130
3330-6060-120
4412-14200-260
548-20 60-220
65560-80
7625250-320
8619250-320
9614250-320
106-86-860-120
11 7,5-8,57,5-8,5 200-290
12 8-1885-110200-290
13 1230 60-70
1415- 24 120-250290-390
151630 60-70
161830 60-70
1718 -26 18-2660-135
18
Tùy vào mỗi mục đích khác nhau mà quy cách xẻ khác nhau…

Trên đây TOPnoithat đã giới thiệu sơ bộ cách đo, công thức tính và cách tính mét khối của gỗ tròn, gỗ cây, gỗ hộp cũng như gỗ thành khí… Nhưng kiến thức này khá đơn giản và dễ nhớ, xem một lần là áp dụng được.

Chúc quý khách vui vẻ và cảm ơn đã xem bài viết này!

Video liên quan

Chủ Đề