Tiêm vaccine sinopharm bao lâu có kháng thể

Vậy sự thật thế nào? Hãy cùng PGS.TS. Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải đáp thắc mắc xung quanh về vấn đề này.

PGS.TS. Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Phóng viên: Xin PGS. cho biết, hiện nay chúng ta có bao nhiêu loại vaccine phòng COVID-19 được khuyến cáo dùng tại Việt Nam? Khoảng cách giữa các mũi tiêm là thế nào, thưa PGS.?

PGS.TS. Dương Thị Hồng: Vaccine phòng COVID-19 là một trong những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu bệnh tật do COVID-19 gây ra, đặc biệt là các trường hợp bệnh nặng và tử vong. 

Hiện nay, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp cho 6 loại vaccine tại Việt Nam gồm:

Vaccine COVID-19 do hãng Astra Zeneca [Anh] sản xuất.

Vaccine Comirnaty do hãng Pfizer/BioNTech [Mĩ/Đức] sản xuất.

Vaccine Moderna mRNA-1273 do hãng Moderna [Mỹ] sản xuất.

Vaccine COVID-19 [Vero Cell], Inactived do hãng Sinopharm [Trung Quốc] sản xuất.

Vaccine Janssen Ad26.CoV2 do hãng Johnson & Johnson [Mỹ] sản xuất.

Vaccine Spunik V do Viện Nghiên cứu Gamaleya [Nga] sản xuất.

Ngoại trừ vaccine của hãng Johnson & Johnson, các vaccine phòng COVID-19 còn lại đều tiêm 2 liều. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vaccine phòng COVID-19 hiện nay là khác nhau. Cụ thể, Bộ Y tế khuyến cáo thời gian tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca mũi 1 cách mũi 2 từ 8-12 tuần; vaccine Pfizer, Sputnik V khoảng cách là 3 - 4 tuần; vaccine Moderna là 4 tuần; vaccine của Sinopharm3 - 4 tuần.

Nhằm đảm bảo tiêm chủng an toàn, tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vaccine từ các nguồn khác nhau, hướng tới mục tiêu trên 70% dân số được tiêm phòng trong chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 về hướng dẫn tiêm 2 liều vaccine phòng COVID-19. 

Trong đó nêu rõ: Tất cả những người đã tiêm mũi 1 với loại vaccine nào thì tiêm mũi 2 bằng vaccine đó. Trong trường hợp nguồn vaccine Astra Zeneca hạn chế, chỉ có thể tiêm mũi 2  do Pfizer sản xuất" data-rel="follow">vaccine do Pfizer sản xuất cho người tiêm chủng mũi 1 vaccine Astra Zeneca [nếu người được tiêm chủng đồng ý], khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần.

Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vaccine cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Phóng viên: Nhiều người lo ngại rằng việc tiêm mũi thứ hai chậm có thể khiến cho tác dụng của vaccine giảm đi. Vậy đâu là sự thật?

PGS.TS. Dương Thị Hồng: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cần tiêm vaccine liều 2 theo lịch khuyến cáo. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể sinh ra kháng thể để phòng bệnh COVID-19.

 Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, Bộ Y tế đã rất nỗ lực để huy động nguồn cung vaccine cho người dân trên cả nước. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, gặp phải thách thức lớn do nguồn cung vaccine còn hạn chế, ưu tiên sử dụng vaccine cho một số địa phương có diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, nên việc thời gian tiêm mũi tiêm thứ hai ở một số nơi có thể chậm hơn.

Nếu thời gian tiêm mũi 2 chậm hơn so với lịch dự kiến thì không phải tiêm lại từ đầu.

Những người đã tiêm 1 mũi vaccine sau khi tiêm khoảng 14 ngày cơ thế đã có kháng thể giúp bảo vệ phòng bệnh COVID-19" data-rel="follow">phòng bệnh COVID-19 ở mức độ nhất định trước nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ bị bệnh nặng. 

Người dân cần lưu ý, nếu trong trường hợp thời gian tiêm chậm hơn so với lịch dự kiến thì không phải tiêm lại từ đầu. Bộ Y tế sẽ nỗ lực để có nguồn vaccine trong thời gian sớm nhất; các cơ sở tiêm chủng sẽ nhắc người dân tới tiêm chủng mũi 2 sớm nhất ngay sau khi được cấp vaccine. Các địạ phương đã có danh sách người dân chưa được tiêm mũi 2 để có kế hoạch tiêm chủng sớm nhất, đảm bảo miễn dịch đầy đủ bảo vệ phòng bệnh COVID-19.

Tôi xin lưu ý là dù đã tiêm 1 mũi hay 2 mũi vaccine, tất cả mọi người đều phải tiếp tục tuân thủ thông điệp 5K và các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế cũng như của chính quyền địa phương khuyến cáo để bảo vệ cho chính bạn và những người xung quanh.

Phóng viên: Nếu không tiêm mũi thứ hai có làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine không, thưa PGS?

PGS.TS. Dương Thị Hồng: Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đối với vaccine tiêm nhiều liều, cần tuân thủ tiêm đủ mũi để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Với các vaccine phòng COVID-19 có lịch tiêm 2 mũi, nếu không tiêm mũi thứ hai, sau một thời gian, nồng độ miễn dịch sẽ giảm và lâu hơn nữa sẽ không bảo vệ người tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh COVID-19 nói riêng. 

Các nhà sản xuất đã nghiên cứu các mũi tiêm nhắc lại là rất cần thiết để đảm bảo miễn dịch bền vững. Vì vậy mọi người cần phải tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine và tuân thủ các mũi tiêm nhắc theo khuyến cáo của ngành y tế để giúp phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Sau tiêm vaccine, vẫn phải tiếp tục tuân thủ thông điệp 5K và các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế.

Phóng viên: PGS. có lời khuyên gì cho những người còn do dự "tiêm hay không tiêm vaccine phòng COVID-19"?

PGS.TS Dương Thị Hồng: Vaccine phòng COVID-19 chính là biện pháp quan trọng phòng ngừa các biến chứng nặng, tử vong của bệnh COVID-19 và nguy cơ lây nhiễm virus cho bản thân và người xung quanh, tiến tới mong muốn bảo vệ cộng đồng. Thực tế tại nhiều quốc gia tiêm chủng đạt tỷ lệ cao, có được miễn dịch cộng đồng đã minh chứng điều này, cuộc sống đã dần trở lại bình thường.

Cần tiêm vaccine COVID-19 sớm nhất khi được thông báo tiêm chủng. Không có vaccine nào là tuyệt đối an toàn và cũng không có vaccine nào có hiệu quả bảo vệ bạn 100%. Đừng trì hoãn tiêm chủng, nhất là tâm lý chờ đợi vaccine được cho là tốt hơn, bạn đã bỏ lỡ cơ hội được tiêm chủng vaccine phòng bệnh COVID-19. Do đó, chúng tôi đề nghị người dân không vì bất cứ e ngại nào mà trì hoãn hoặc do dự khi tiêm vaccine phòng COVID-19 trong bối cảnh nguy cơ dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay.

Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn PGS!

Nguồn: //suckhoedoisong.vn/vaccine-covid-19-tiem-mui-2-cham-co-lam-anh-huong-den-hieu-qua-cua-mien-dich-169210823103111692.htm

Kể từ khi bùng phát đến nay, COVID-19 đã và đang ngày càng diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của nhiều chủng mới. Để phòng ngừa, kiểm soát tốt nhất tác hại của dịch bệnh, việc tiêm bổ sung mũi vaccine thứ 3 là vô cùng cần thiết. Trang bị những điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 sẽ giúp bạn giải đáp được những băn khoăn trước khi đưa ra quyết định tiêm phòng.

1. Lợi ích của việc tiêm mũi 3 vaccine phòng bệnh COVID-19

Tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 giúp cơ thể tăng cường miễn dịch chống lại chủng virus mới

Tiêm vaccine là hành động được thực hiện nhằm gây ra miễn dịch chủ động vì nó giúp cho kháng thể được sinh ra. Tuy nhiên, theo thời gian, khoảng 4 - 6 tháng sau khi tiêm vaccine, kháng thể sinh ra từ liều vaccine cơ bản sẽ bị suy giảm dần. Vì thế, tiêm bổ sung mũi thứ 3 là rất cần thiết.

Thực tế toàn cầu cho thấy rằng, sau tiêm 2 mũi vaccine COVID, mức độ miễn dịch sẽ giảm dần, sự xuất hiện biến thể mới của virus khiến cho số ca nhiễm bùng phát. Nghiên cứu ở Anh đã cho thấy, sau 1 tháng, hai mũi vacccine Pfizer/BioNTech có hiệu quả tới 88% nhưng khoảng 5 - 6 tháng sau hiệu quả đã giảm xuống còn có 74%; vaccine AstraZeneca/Oxford thì hiệu quả giảm từ 77% xuống còn có 67%.

Một nghiên cứu được đăng trên The Lancet vào cuối 10/2021 chỉ ra rằng so với người chỉ được tiêm 2 liều vaccine trước đó 5 tháng thì những người đã được tiêm 3 liều vaccine sẽ có nguy cơ nhập viện có liên quan tới COVID-19 thấp hơn khoảng 93% và nguy cơ bị nhiễm bệnh ở mức nghiêm trọng giảm xuống 92% giảm, nguy cơ tử vong có liên quan đến COVID-19 giảm xuống 81%.

Nghiên cứu của Moderna cũng chỉ ra rằng, sau khi tiêm mũi thứ 3 cho người ở độ tuổi trên 65 và nhóm có nguy cơ cao khoảng 6 tháng thì lượng kháng thể ở họ tăng lên gấp 42 lần.

Về hiệu quả của vaccine với Omicron, nhiều chuyên gia chia sẻ mặc dù khả năng phòng nhiễm bệnh chỉ đạt khoảng 30 - 50% nhưng nó vẫn giúp phòng ngừa bệnh tiến triển nặng và tử vong tới hơn 90%.

2. Những điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19

2.1. Ai nên tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19?

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC] khuyến cáo, những trường hợp sau nên tiêm mũi 3 vaccine COVID-19:

Người ở độ tuổi trên 65 mắc các bệnh lý nền là một trong những đối tượng cần được ưu tiên tiêm mũi 3 vaccine COVID-19

- Người ở độ tuổi trên 50.

- Người từ 18 tuổi trở lên và mắc bệnh mạn tính như: hô hấp, tiểu đường, tim mạch, ung thư,...

- Người trên 18 tuổi có mong muốn tiêm vaccine phòng COVID-19.

Một điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 nữa là khi đã quyết định tiêm phòng thì chỉ nên tiêm mũi 3 sau khi đã tiêm đủ 2 liều vaccine trước đó và liều thứ hai cần được tiêm trước liều thứ 3 ít nhất 6 tháng.

Đây không phải là mũi tiêm bắt buộc nhưng nó nên được diễn ra để duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại COVID-19 và phòng ngừa nguy cơ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Liều thứ 3 này không được khuyến nghị cho đối tượng trong độ tuổi 12 - 17. Người cao tuổi có bệnh nền và nhân viên y tế là nhóm đối tượng cần được ưu tiên tiêm mũi thứ 3 trước tiên.

2.2. Tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 loại nào là phù hợp?

Cũng liên quan đến những điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19, không ít người băn khoăn mũi thứ 3 có cần tiêm đúng loại với 2 mũi tiêm trước đó hay không. Vấn đề này được các chuyên gia y tế chia sẻ rằng: mũi thứ 3 có thể là vaccine cùng loại hay khác loại là mRNA.

- Những ai trước đó đã tiêm vaccine Sinopharm thì mũi thứ 3 có thể tiêm vaccine mRNA là Pfizer, Moderna hoặc AstraZeneca.

- Trường hợp các mũi tiêm bổ sung hoặc cơ bản cùng loại với nhau thì mũi thứ 3 cùng với loại đó hoặc có thể tiêm vaccine mRNA là Moderna, Pfizer,...

- Trường hợp các mũi tiêm trước là những loại vaccine khác nhau thì mũi thứ 3 là vaccine mRNA.

- Trường hợp tiêm liều bổ sung hoặc cơ bản là vaccine Sinopharm thì mũi thứ 3 có thể cùng loại đó hoặc là vaccine mRNA.

2.3. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 là gì?

Về tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng mũi thứ 3 vaccine COVID-19, tùy từng loại vaccine mà tác dụng phụ như sau:

Tham vấn bác sĩ một số điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 giúp hiểu đúng về tác dụng của mũi tiêm này

- Pfizer

Tác dụng phụ tương đối giống so với những triệu chứng một số người đã gặp phải khi tiêm mũi đầu, có khi còn nhẹ hơn. Phổ biến nhất là phản ứng đau tại chỗ [83%], sau đó mức độ trung bình sẽ là đau đầu [48%] và mệt mỏi [63.7%].

Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra là: sốt, nôn mửa, tiêu chảy, ớn lạnh, đau khớp và đau cơ. Người trong độ tuổi từ 65 trở lên ít gặp biểu hiện mệt mỏi hay giống cúm sau tiêm hơn là người ở độ tuổi 18 - 55. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này chỉ là phản ứng của hệ thống miễn dịch trước vaccine mà thôi.

- Moderna

Tác dụng phụ của mũi tiêm thứ 3 COVID tương tự với mũi tiêm thứ 2. Đối với đối tượng được tiêm từ 65 tuổi trở lên, triệu chứng phổ biến nhất là đau tại chỗ [75%], sau đó là đau khớp [39.5%], đau đầu [42.1%], đau cơ [47.4%], mệt mỏi [47.4%]. Những người ở độ tuổi 18 - 64 sẽ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của vaccine hơn so với người lớn tuổi. Tuy nhiên đến nay chưa có báo cáo nào cho thấy về tác dụng phụ nghiêm trọng của mũi tiêm thứ 3.

Ngoài một số điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 trên đây chúng tôi cũng muốn bạn đọc lưu ý ghi nhớ rằng: sau khi tiêm vaccine về nhà cần chú ý theo dõi thân nhiệt, nếu sốt cần dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi khả năng đáp ứng với thuốc hạ sốt. Nếu phát hiện những bất thường sau đây hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất:

- Sốt cao trên 39 độ C, kéo dài trên 24 giờ và khó hạ nhiệt.

- Nổi ban đỏ.

- Co giật, buồn nôn, vật vã, lừ đừ.

- Khó thở hay có bất kỳ biểu hiện bất thường khác.

Tiêm vaccine đủ liều là biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho sức khỏe của mỗi cá nhân trước đại dịch COVID-19. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến những điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 56 56 56 để nhận được sự giải đáp chính xác nhất từ đội ngũ chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Video liên quan

Chủ Đề