Tiêm phế cầu bao lâu thì sốt

  • 04:00 04/07/2021
  • Xếp hạng 4.81/5 với 20405 phiếu bầu

Hỏi

Chào bác sĩ. Sắp tới bé nhà tôi sẽ đi tiêm mũi phế cầu. Tôi muốn hỏi rằng liệu tiêm phế cầu có bị sốt không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi, cảm ơn bác sĩ.

Trọng Hùng [1995]

Trả lời

“Tiêm phế cầu có bị sốt không?” Đây là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh khi quyết định tiêm vắc-xin phòng phế cầu cho con. Tương tự như tất cả các vắc-xin khác, sau khi tiêm, trẻ có thể đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm, sốt nhiều mức độ khác nhau, một số trường hợp có biếng ăn. Các triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 1-2 ngày sau khi tiêm nhưng không gây nguy hiểm cho sức khỏe, đa số các triệu chứng sẽ tự khỏi, không cần điều trị. Ngoài ra, phần lớn các trường hợp trẻ không có phản ứng gì sau tiêm. Vì vậy, gia đình không nên quá lo lắng mà bỏ qua việc tiêm phòng – phương pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất hiện nay.

Các tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm vắc-xin phòng phế cầu Synflorix.


Mời bạn xem thêm tại bài viết:

Tác dụng thường gặp sau tiêm vắc-xin phế cầu Synflorix

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới website vinmec.com. Trân trọng.

ThS. BS Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Video đề xuất:

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

Ngày nay, rất nhiều loại vắc xin được hình thành nhằm phòng chống các bệnh do các loại vi khuẩn gây nên. Vắc xin phế khuẩn cũng là một điểm rất đáng quan tâm cho các bậc phụ huynh. Bởi lẽ, phế cầu khuẩn là một trong những mối nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ dưới 5 tuổi. Phụ huynh nên tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ ngay hôm nay để tránh những nguy hiểm do phế khuẩn gây ra.

1. Thế nào là tiêm vắc xin Phế cầu?

Phế cầu với tên Tiếng Anh là Streptococcus. Đây được xem là một loại vi khuẩn tương đối nguy hiểm. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Phế cầu là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về tai mũi họng. Không chỉ vậy, nó còn gây ra các bệnh lý khác như viêm phổi thậm chí là nhiễm trùng máu ở trẻ nhỏ.

Hình ảnh phế cầu khuẩn

Theo những số liệu mới nhất, có hơn 5% trẻ nhỏ tử vong do viêm phổi, 20% do nhiễm trùng máu và 30% do viêm màng não. Những con số được đề cập trên đa phần là do phế cầu khuẩn gây ra.

Vậy tiêm vắc xin phế cầu là gì? Tiêm vacxin phế cầu là một hoạt động nhằm phòng tránh những bệnh do phế cầu khuẩn gây nên. Synflorix là một trong các loại vắc xin hữu hiệu nhất hiện nay, nó đã và đang được lưu hành tại Việt Nam nhằm phòng ngừa cũng như hạn chế những nguy hiểm của phế cầu. Loại thuốc này có xuất xứ từ Bỉ và có khả năng phòng ngừa khoảng 10 chủng phổ biến nhất ở phế cầu.

Không chỉ vậy, Prevnar và Pneumo cũng là 2 loại vắc xin phổ biến được sử dụng để chống lại phế cầu khuẩn. Những loại vắc xin này là thành quả của quá trình nghiên cứu và được bào chế từ những thành phần của vi khuẩn. Tuy nhiên đây là những thành phần này đã được qua xử lý chứ không sử dụng chính ví khuẩn sống. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể yên tâm khi các bé tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn.

Vắc xin Synflorix hỗ trợ phòng chống phế cầu khuẩn

2. Nên hay không khi cho trẻ tiêm vắc xin phế cầu?

Các phụ huynh của chúng ta không chỉ có những thắc mắc về tiêm vắc xin phế cầu mà còn rất lo lắng trong việc có nên tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ hay không. Loại vắc xin này không phải là vắc xin bắt buộc. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến nghị rằng các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng để ngăn chặn những nguy hiểm mà phế cầu khuẩn mang đến.

Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ là từ 6 tuần đến 5 tuổi. Hành động này sẽ tạo cho trẻ một hệ miễn dịch chủ động. Hơn thế nữa, ở trẻ sơ sinh, khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và rất dễ bị tấn công thì những vắc xin này sẽ bảo vệ trẻ khỏi những bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra cũng như những nguy hiểm dẫn đến tử vong.

Sau khi tiêm vắc xin, trẻ nhỏ có thể có 1 số triệu chứng sau tiêm như chán ăn, vị trí tiêm bị sưng tấy, sốt,... Tuy nhiên, đây là những biểu hiện bình thường xảy ra sau khi được tiêm thuốc. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng.

Nếu xuất hiện một số triệu chứng bất thường như tiêu chảy, nôn, vị trí tiêm vị tụ máu hoặc sốt trên 40 độ,... thì cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ. Dù vậy cũng đừng quá lo lắng vì những biểu hiện này thường xảy ra ở phần ít các trẻ nhỏ.

3. Liều lượng chích ngừa phế cầu khuẩn cho trẻ

Như chúng ta đã biết, mỗi loại vắc xin khi được tiêm vào cơ thể cần được cân nhắc rất kỹ bởi nhiều yếu tố. Vắc xin phòng chống phế cầu khuẩn cũng vậy. Vì loại vắc xin thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên trước khi tiêm, các bé cần được bác sĩ xem xét có đầy đủ các yếu tố về sức khỏe để thực hiện tiêm phòng hay không.

Căn cứ vào thể trạng cũng như độ tuổi của trẻ mà số lượng mũi tiêm sẽ là khác nhau. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu cũng như yêu cầu tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ hơn về việc tiêm vắc xin phế cầu khuẩn.

3.1. Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 7 tháng

Với trẻ em từ 6 tuần tuổi đến 7 tháng cần tiêm 3 mũi chính sau đó tiêm thêm 1 mũi nhắc lại. Đây là một liệu trình được xem là hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện tại. Mỗi mũi chính cần tiêm cách nhau tối thiểu một tháng. Riêng mũi nhắc lại cần cách mũi cuối cùng ít nhất 6 tháng.

3.2 Trẻ 7 đến 12 tháng tuổi

Trẻ trong độ tuổi này cần được tiêm 2 mũi chính là mỗi mũi nhắc lại. Đối với mũi tiêm chính cần cách nhau 1 tháng. Riêng liều nhắc lại thường được chỉ định tiêm các mũi thứ 2 ít nhất 2 tháng đối với trẻ hơn 1 tuổi.

3.3 Trẻ trên 12 tháng tuổi

Đối với những trẻ trên 12 tháng tuổi, khi hệ miễn dịch đã phát triển thì chỉ cần tiêm 1 mũi chính và một mũi nhắc lại. Mũi nhắc lại cần được tiêm sau ít nhất 2 tháng.

Tiêm vắc xin phế cầu giúp trẻ có miễn dịch tốt hơn

4. Những trẻ không đủ điều kiện để tiêm vắc xin phế cầu

Việc tiêm vắc xin này tuy không quá nguy hiểm nhưng một số trẻ không đủ điều kiện sức khỏe thì sẽ gặp phải những nguy hiểm nhất định. Dưới đây là một số triệu chứng không nên tiêm vắc xin phế cầu khuẩn nếu trẻ gặp phải:

  • Trẻ thường bị chảy máu sau tiêm bắp như giảm tiểu cầu hay rối loạn đông máu,...

  • Các trẻ có hệ miễn dịch bị suy giảm hoặc đang trong quá trình dùng thuốc để ức chế hệ miễn dịch.

  • Trẻ em sinh non từ 28 tuần tuổi trở xuống.

  • Trẻ đang gặp các bệnh lý cấp tính hoặc bị sốt sau khi tiêm phế cầu.

  • Trẻ có cơ thể nhạy cảm, thường xuyên kích ứng với các thành phần của. thuốc

Mong rằng các bậc phụ huynh của chúng ta có thể quan sát kĩ những dấu hiệu của trẻ trước khi quyết định cho trẻ tiêm vắc xin phế cầu. Nhờ vậy, trẻ sẽ luôn giữ được sức khỏe tốt cũng như tránh được những nguy hiểm không đáng có

5. Tiêm vắc xin phòng ngừa phế cầu khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là một trong những Trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với 24 năm kinh nghiệm luôn cung cấp cho người bệnh một không gian khám chữa bệnh lý tưởng nhất. Nơi đây hội tụ các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao và luôn tận tâm với nghề và bệnh nhân của mình. Trang thiết bị của bệnh viện luôn được nâng cấp phù hợp với những phát minh tiên tiến nhất.

Không chỉ vậy, bệnh viện còn ký kết với hơn 33 đơn vị nhằm hỗ trợ viện phí cho người bệnh. Để được hỗ trợ tư vấn cũng như đặt lịch điều trị, liên hệ với hotline 1900 56 56 56 để biết thêm chi tiết. Xin chân thành cảm ơn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ tốt trong tiêm vắc xin phòng ngừa

Bài viết với mục đích chia sẻ cho bạn đọc những thông tin cúng như kinh nghiệm cho vấn đề tiêm vắc xin phế cầu. Hãy nắm ngay những kiến thức cơ bản nhất để quá trình tiêm vắc xin cho trẻ được diễn ra thuận lợi cũng như tránh được những nguy hiểm không đáng có.

Trẻ bị sốt nhẹ, đau và sưng sau khi tiêm phòng là phản ứng rất bình thường. Đó là phản ứng sau khi cơ thể tiếp nhận vắc xin như một tác nhân lạ và phản ứng lại.

Chính vì thế, thay vì tìm kiếm mẹo giúp trẻ không sốt sau khi tiêm phòng, ba mẹ cần cập nhật kiến thức về các phản ứng thường gặp của một số loại vắc xin và có cách giảm đau, hạ sốt sau khi tiêm phòng cho trẻ hiệu quả và an toàn, được bộ y tế khuyến cáo.

Đọc thêm:

Những phản ứng thường gặp khi tiêm vắc xin

Phản ứng sau tiêm thường gặp nhất là sốt, đau và sưng nóng quanh vị trí tiêm. Vì đau nên trẻ sẽ quấy khóc và có thể bỏ bú, ăn kém. Tuy nhiên, tình trạng này nếu có cũng chỉ kéo dài 1,2 ngày, ba mẹ không nên quá lo lắng.

1 Lao BCG
  • Tại chỗ tiêm: đau, sưng, nóng
  • Toàn thân: Trẻ sốt nhẹ, quấy khóc, bú kém, thường hết sau một vài ngày
  • Thông thường sau khi tiêm BCG, xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Khoảng 2 tuần xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước nhỏ, sau 2 tuần vết loét tự lành và để lại sẹo khoảng 5mm, điều này chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch.
  • Nếu trong thời gian đó xuất hiện hạch cổ, hạch nách, hạch dưới xương đòn trái, nốt mủ quá to tại chỗ tiêm [đường kính trên 1cm] cần đến cơ sở y tế khám lại ngay.
2 Viêm gan B Có thể là 1 trong 3 tên sau:

Engerix B

Euvax B

Hepavax

  • Tại chỗ tiêm: đau, sưng nhẹ
  • Toàn thân: sốt nhẹ, trẻ quấy khóc.
  • Các triệu chứng thường hết sau vài giờ đến 1 – 2 ngày.
3 Bạch hầu,

Ho gà,

Uốn ván

Bại liệt

Hib,

Viêm gan B

Infanrix Hexa

[6 trong 1]

  • Tại chỗ tiêm: sưng đỏ, đau từ 1 – 3 ngày. Có thể nổi cục cứng sau khoảng 1-3 tuần sẽ tự khỏi
  • Toàn thân: Trẻ có thể sốt, quấy khóc, nôn, tiêu chảy, bú kém.
4 Bạch hầu

Ho gà

Uốn ván

Bại liệt

Hib

Pentaxim

[5 trong 1]

  • Tại chỗ tiêm: nốt quầng đỏ, nốt cứng lớn hơn 2 cm. Các triệu chứng trên thường gặp trong 48 giờ sau khi tiêm và có thể kéo dài 48 – 72 giờ.
  • Toàn thân: trẻ có thể sốt, quấy khóc, tiêu chảy, nôn, chán ăn, buồn ngủ, phát ban
  • Các mũi tiêm sau, trẻ thường có phản ứng sau tiêm mạnh hơn so với những lần tiêm trước do đã có miễn dịch trước đó như sốt nhiều hơn, tại chỗ tiêm có thể đỏ, sưng nhiều hơn hoặc lan ra toàn bộ tay chân bên tiêm, thường tự khỏi trong vòng 3-5 ngày.
5 Bạch hầu

Ho gà

Uốn ván

Bại liệt

Tetraxim

[4 trong 1]

  • Tại chỗ tiêm: đỏ, sưng [có thể hơn 5cm] hoặc lan ra toàn bộ chi bên tiêm. Xảy ra trong vòng 24 – 72 giờ sau khi tiêm vắc xin và tự khỏi trong vòng 3-5 ngày
  • Toàn thân: sốt, tiêu chảy, kém ăn, quấy khóc
6 Bạch hầu

Ho gà

Uốn ván

Adacel
  • Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ
  • Toàn thân: mệt mỏi, đau đầu
7 Bệnh tiêu chảy do Rota virus Có thể là 1 trong 2 tên sau:

Rotarix

Rotateq

  • Toàn thân: rối loạn tiêu hóa và thường tự khỏi sau vài ngày.
  • Nếu đi ngoài phân nước nhiều lần, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước nên khám lại ngay tại cơ sở y tế.
8 Bệnh do phế cầu [viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,viêm tai giữa] Synflorix
  • Tại chỗ tiêm: sưng, đau, đỏ
  • Toàn thân: trẻ có thể sốt trên 38°C, ăn uống kém, bị kích thích, quấy khóc
9 Bệnh cúm Có thể là 1 trong 2 tên sau:

Vaxigrip

Influvac

  • Tại chỗ tiêm: đau, đỏ, sưng
  • Toàn thân: đau đầu, sốt, mệt mỏi
10 Bệnh Sởi

Quai bị

Rubella

MMR II
  • Tại chỗ tiêm: đau tại nơi tiêm trong một thời gian ngắn
  • Toàn thân: sốt, mề đay, phát ban nhẹ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy
11 Thủy đậu Có thể là 1 trong 3 tên sau:

Varivax

Varilrix

Varicella

  • Tại chỗ tiêm: phát ban dạng thủy đậu, đau, đỏ, sưng
  • Toàn thân: sốt

Thận trọng: tránh dùng chế phẩm chứa salicylate [thuốc aspirin hoặc

các chế phẩm bôi, dán giảm đau] trong ít nhất 6 tuần sau tiêm.

12 Viêm não Nhật Bản B Jevax
  • Tại chỗ tiêm: đau sưng, đỏ
  • Toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, sốt
13 Viêm gan A Có thể 1 trong 2 tên sau:

Avaxim

Havax

  • Tại chỗ tiêm: có thể sưng quầng đỏ từ 1-2 ngày
14 Viêm gan A+B Twinrix
  • Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ
  • Toàn thân: đau đầu, khó chịu
15 Viêm màng não do não mô cầu A+C Meningo A+C
  • Tại chỗ tiêm: sưng, đau
  • Toàn thân: sốt nhẹ
16 Viêm màng não do não mô cầu B+C VA-Mengoc-BC
  • Tại chỗ tiêm: sưng đau, có thể tạo cục cứng, sau khoảng 72 giờ sẽ tự khỏi
  • Toàn thân: sốt nhẹ
18 Uốn ván VAT
  • Tại chỗ tiêm: đau, quầng đỏ, nốt cứng hay sưng xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi tiêm và kéo dài trong 1-2 ngày
  • Toàn thân: sốt, khó chịu thoáng qua.

Tùy theo từng loại vắc xin và cơ địa của từng trẻ, mức độ sốt, sưng, đau của trẻ sẽ khác nhau

Sau khi tiêm, trẻ có thể sốt nhẹ – khoảng 38 độ C – và kéo dài khoảng 1-2 ngày. Trường hợp này, ba mẹ cần lưu ý một số cách giảm đau/hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm:

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn.Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường [paracetamol, ibuprofen] với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt > 38.5oC, quấy khóc.
  • Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ.
  • Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
  • Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.

Video đề xuất:

Trẻ em và người lớn đều cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thởi khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.

Trong trường hợp trẻ phản ứng nặng sau tiêm như: sốt cao trên 39 độ C kèm co giật, tím tái, khó thở hoặc có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan, ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, tỉ lệ các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm là rất hiếm xảy ra. Ba mẹ không nên quá lo lắng.

Kim Anh

Video liên quan

Chủ Đề