Thuyết minh về phương pháp học tốt môn Ngữ văn lớp 8

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

viết đoạn văn thuyết minh về một phương pháp học môn ngữ văn cho là hiệu quả nhất

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 8
  • Ngữ văn lớp 8
  • Tiếng Anh lớp 8

Download Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn - Bài văn mẫu hay lớp 10

Nội dung bài viết hướng dẫn viết văn thuyết minh về phương pháp, cách làm hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài văn thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn, đây cũng là một trong số những kiến thức hữu ích và cần thiết cho các em học sinh trong quá trình luyện viết văn thuyết minh nói riêng và học môn Ngữ văn nói chung.


Đề bài: Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn

Bài văn mẫu Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn

Bài mẫu: Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn

Để học tốt một môn học nào đó chúng ta cần có phương pháp học đúng đắn. Đối với môn Ngữ văn cũng vậy, chúng ta cần có cách học hiệu quả để nắm vững được các kiến thức mà không cảm thấy dài dòng, nhàm chán.

Phương pháp nổi bật và hiệu quả nhất được áp dụng trong thời buổi hiện nay đối với môn Ngữ văn là phương pháp đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Đây là phương pháp giúp học sinh hiểu sâu, hiểu kĩ về các thể loại văn học cũng như nội dung các tác phẩm văn học. Từ đó, khơi dậy niềm hứng thú, say mê văn chương ở học sinh.

Môn Ngữ văn được chia ra thành ba phân môn: đọc - hiểu văn bản, tiếng Việt và làm văn. Mỗi phân môn lại có những cách học khác nhau. Thứ nhất là phân môn đọc - hiểu văn bản, văn chương bao gồm ba thể loại chính là tự sự, trữ tình và kịch. Đó cũng là ba phương thức sáng tác để những người nghệ sĩ phản ánh hiện thực, thể hiện tâm tư, tình cảm của mình. Trước khi tìm hiểu nội dung của tác phẩm, chúng ta phải tìm hiểu về tác giả, thời đại mà tác giả ấy sống, các khuynh hướng, trào lưu xã hội đương thời và xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Có như vậy học sinh mới nắm được sợi dây liên kết giữa tác giả và đứa con tinh thần của mình. Tiếp đến là phần tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm nhằm mục đích làm sáng tỏ tư tưởng, các quan niệm về tình yêu, cuộc sống, con người, các thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc. Đồng thời cũng chỉ ra tài năng, phong cách nghệ thuật của người sáng tác. Đối với thể loại tự sự, chúng ta cần hiểu được nhan đề, tình huống truyện, cốt truyện, diễn biến câu chuyện, các nhân vật, sự kiện, chi tiết tiêu biểu và giọng điệu, cách trần thuật của nhà văn. Với thơ trữ tình, cần nắm được kiến thức về kết cấu, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. Thơ ca chính là sự thăng hoa của cảm xúc nên việc nắm được cảm xúc chủ đạo của bài thơ là vô cùng quan trọng bởi nó chi phối đến tâm trạng của nhân vật trữ tình. Về thể loại kịch, đây là thể loại được xây dựng chủ yếu dựa trên các mâu thuẫn, vì thế chúng ta cần nắm chắc các xung đột, hành động kịch, các thắt nút, cao trào, mở nút,các lời độc thoại, đối thoại trong kịch và cách giải quyết các xung đột của tác giả. Để chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp chúng ta cần phải đọc kĩ văn bản, soạn bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trước ở nhà. Đọc văn bản sẽ giúp chúng ta nắm được các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm và hình thànhđịnh hướng phân tích văn bản.

Thứ hai là phân môn làm văn. Đây là phân môn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành lối văn, giọng điệu văn cho học sinh. Để viết được bài văn hay, chúng ta cần đọc thêm nhiều sách, tài liệu tham khảo để học tập những cái hay,cái đẹp từ những nguồn tham khảo đó. Đồng thời phải rèn luyện kĩ năng viết văn qua các đề bài để nâng cao khả năng viết của bản thân. Bên cạnh đó cũng cần nắm chắc nghĩa của các từ ngữ để không diễn đạt sai vấn đề, những câu văn mạch lạc, dễ hiểu mới khiến bài văn trở nên hay và hấp dẫn. Điều quan trọng trước khi viết bài văn là phải lập dàn ý. Bước này giúp chúng ta diễn đạt đầy đủ các ý trong bài viết của mình. Chúng ta cần tránh lối diễn đạt mập mờ, gây khó hiểu cho người đọc. Điều tối kị nhất trong văn chương là mắc lỗi chính tả, do đó chúng ta cần chú ý điều này và trình bày bài văn sạch đẹp, rõ ràng, nét chữ ngay ngắn để tạo được thiện cảm với người đọc. Học sinh cần sử dụng các kiểu câu một cách linh hoạt, phù hợp và các biện pháp tu từ để tăng tính hấp dẫn cho bài văn, tránh lối diễn đạt rườm rà, tối nghĩa.

Cuối cùng là phân môn tiếng Việt, chúng ta cần nắm vững các kiến thức đã học về tiếng Việt như các biện pháp tu từ, các kiểu câu,... và làm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập để củng cố kiến thức. Đối với môn Ngữ văn, phương pháp học tốt nhất là học để hiểu chứ không phải học vẹt, học thuộc lòng mà không nắm được kiến thức. Trên lớp chú ý nghe giảng và ghi nhớ kiến thức bằng các sơ đồ tư duy là một phương pháp học hiệu quả, thú vị, khơi gợi được sự sáng tạo của bản thân.Sự chủ động, niềm yêu thích đối với môn học là một lợi thế để bạn học tốt môn Ngữ văn. Bên cạnh đó, việc liên hệ giữa văn học và cuộc sống sẽ khiến chúng ta ghi nhớ bài học lâu hơn, sâu sắc hơn, thiết thực hơn. Ngoài ra, mỗi học sinh cũng cần có một cuốn sổ tay văn học để ghi chú những kiến thức cần nhớ một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất và có thể mang theo để học ở mọi lúc, mọi nơi.

Văn học là một thế giới phong phú phản ánh đời sống con người, xã hội. Môn Ngữ văn là một trong những môn học thi tốt nghiệp, đại học. Vì vậy, chúng ta cần phải có phương pháp học hiệu quả để đạt được kết quả cao.

Xem thêm các bài thuyết minh về Hồ gươm, thuyết minh về phương pháp học văn, thuyết minh về món đặc sản, thuyết minh về chùa Hương:

-Thuyết minh về di tích lịch sử

-Thuyết minh về một món ăn đặc sản

-Thuyết minh về tấm gương học tốt của lớp em

-Thuyết minh về Hồ Gươm

-Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Thuyết minh về phương pháp học văn.

Quảng cáo

   Ngữ văn – tên gọi hiện hành của môn văn trong nhà trương phổ thông hiện nay, là bộ môn đang gặp phải sự lo ngại trước tình trạng đa phần học sinh chán nản, không yêu thích. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Phải chăng việc học văn không hứng thú là do chương trình quá nặng, phương pháp của thầy cô chưa đáp ứng được hay bởi sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội khiến học văn không còn cần thiết? Dù là lý do gì thì trước hết vẫn xuất phát từ người học. Người học chưa tự yêu thích hoặc chưa coi học văn có ý nghĩa giá trị quan trọng không chỉ trong nhà trường mà còn ngoài cuộc sống. Bởi vậy, phương pháp học văn sẽ là khâu trọng yếu giúp học tốt môn này. Và phương pháp học văn theo lối tư duy sau đây sẽ gợi ý giúp các bạn.

Quảng cáo

   Nhắc tới học tập theo phương pháp tư duy, nhiều người nghĩ nó phù hợp với lối học của các môn tự nhiên hơn. Nhưng không phải, đây là kinh nghiệm học tập phù hợp với tất cả các bộ môn khoa học. Riêng với môn văn hiện nay, là một môn rất quan trọng, nhiều bạn học sinh quan tâm vì đó là môn sẽ có mặt trong tất cả các kỳ thi. Bởi vậy việc học, làm văn theo lối tư duy rất cần thiết, đáp ứng được nhu cầu cho cả đối tượng học sinh yêu thích môn văn và học sinh chỉ học văn theo đáp ứng bộ môn.

   Vậy học văn, làm văn theo lối tư duy là như thế nào? Là cách học theo hệ thống logic rõ ràng, mạch lạc vừa giúp ghi nhớ kiến thức vừa giúp suy luận. Môn văn là bộ môn khoa học xã hội, khối lượng kiến thức khá nhiều, việc học theo lối tư duy vô cùng phù hợp, giúp người học văn không cần phải “học thuộc lòng” như nhiều người vẫn nghĩ mà vẫn ghi nhớ và đảm bảo được kiến thức của bộ môn này.

Quảng cáo

   Đầu tiên, sử dụng tư duy để xây dựng hệ thống kiến thức cho nội dung bài học. Hiện nay kiến thức môn văn chia làm hai phần là đọc hiểu và tạo lập văn bản. Kiến thức của phần đọc hiểu bao gồm kiến thức tiếng Việt và làm văn. Hầu hết là các khái niệm, các tính chất, đặc điểm đã có sẵn. Vậy chỉ cần phân loại, hệ thống. Ví dụ như phần Tiếng Việt có thể chia thành các đơn vị kiến thức về phong cách ngôn ngữ chức năng, các biện pháp tu từ,… Còn Làm văn, có các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt,…

   Đối với tạo lập văn bản, chủ yếu kiến thức là ở các tác phẩm văn học. Ở nội dung này chú ý đến hai phần là kiến thức chung về tác giả, tác phẩm và kiến thức trọng tâm trong tác phẩm. Chẳng hạn như muốn hệ thống kiến thức về tác giả, để tạo nên cái nhìn tổng quát, so sánh, chúng ta chỉ cần tổng hợp trên hai phương diện là vị trí và đặc điểm sáng tác của tác giả đó. Ví dụ về tác giả Phạm Ngũ Lão [ở bài thơ Tỏ lòng], vị trí của ông là một vị danh tướng tài giỏi của nhà Trần, cũng là một nhà thơ của dân tộc; đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông là lòng yêu nước, mang âm hưởng hào hùng, đậm chất hào khí Đông A. Tương tự các tác giả khác cũng làm như vậy. Còn đối với kiến thức trọng tâm ở mỗi tác phẩm, cần hệ thống theo ý. Việc tạo ý sẽ giúp chúng ta nhìn thấy bao quát toàn bộ nội dung vừa là căn cứ để ghi nhớ và suy luận. Chẳng hạn ở bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, có hai nội dung lớn là vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. Trong vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên có thể hệ thống ba ý là: Bút pháp nghệ thuật: miêu tả, cảm nhận qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh, trạng thái, vị trí; Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên: sống động, rực rỡ, căng tràn, bao quát và rất gần gũi, đậm chất làng quê; Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên. Cách hệ thống đơn giản mà vẫn giúp học sinh móc nối, liên kết các kiến thức.

   Tuy nhiên, cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau khi học văn theo cách này. Đó là phải đảm bảo các kiến thức hệ thống phải chuẩn xác. Thứ hai, Khi xác lập đơn vị kiến thức cần hệ thống, phải lựa chọn từ khóa, sao cho ngắn gọn, súc tích mà vẫn thể hiện được đầy đủ nội dung tinh thần của tác phẩm. Thứ ba, cách ghi chép, trình bày phải khoa học, dễ nhớ thì nội dung hệ thống mới phát huy tác dụng. Chúng ta có thể sử dụng bảng biểu, sơ đồ tư duy, các hình vẽ,… để thể hiện cách hệ thống. Chẳng hạn hệ thống về tất cả các tác giả văn học có thể dùng bảng biểu gồm: tên tác giả, tác phẩm, vị trí của tác giả, đặc điểm sáng tác. Sau đó sắp xếp theo thứ tự, chúng ta sẽ có một bảng hệ thống tất cả các tác giả, chỉ cần gạch chân những từ khóa đối với mỗi tác giả, sẽ rất dễ nhớ và thậm chí so sánh cũng không khó. Hay sơ đồ tư duy là một trong những cách trình bày hỗ trợ rất tích cực trong phương pháp học văn theo lối tư duy. Từ những kiến thức tác phẩm văn học đã được hệ thống theo cách trình bày thông thường, thay vào đó là sơ đồ tư duy với nhiều màu sắc và các cách kí hiệu sẽ dễ dàng giúp cho người học văn nhớ được kiến thức. Việc tự vẽ sơ đồ tư duy cũng sẽ tạo hứng thú cho việc học văn và ghi nhớ một cách không nhàm chán những kiến thức dài của môn học này.

   Có thể thấy, việc học văn theo tư duy không hề phức tạp. Cách làm chỉ giúp người học nhận ra tính chất khoa học của bộ môn. Ngoài việc chiếm lĩnh được, kiến thức khi được trình bày theo hệ thống logic sẽ giúp người học tự khai thác khả năng suy luận. Thậm chí khi nhìn vào hệ thống đó, có thể tập học cách diễn giải mà không cần phải có đầy đủ, chi tiết. Việc hệ thống kiến thức theo tư duy cũng sẽ giúp người học văn hình thành cách viết văn theo lối tư duy. Khi có kiến thức trong tay, theo một hệ thống nhất định sẽ rèn cho người viết văn không còn ngẫu hứng, tùy tiện. Trước khi viết bài cũng cần phải có sự tính toán, sắp xếp và khai thác kiến thức sao cho phù hợp, đúng và trúng vấn đề nhất.

   Lợi ích của việc học theo lối tư duy không chỉ phù hợp và có hiệu quả đối với môn văn. Nhưng với đặc thù là một môn xã hội, khối lượng kiến thức nhiều, đa dạng, phương pháp học này rất bổ ích và có lợi cho học sinh. Nếu bạn chỉ là học sinh trung bình khá, cách học này giúp bạn không bị hổng kiến thức, còn nếu bạn là học sinh giỏi sẽ là cơ hội để bạn phát huy năng lực cảm thụ, phân tích, suy luận trong văn chương. Trong khuôn khổ của một bài viết ngắn, việc trình bày, giới thiệu về phương pháp này vẫn còn rất sơ lược. Tuy nhiên sẽ phần nào giúp các bạn học tốt và yêu thích môn văn hơn.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

viet-bai-lam-van-so-4-lop-10.jsp

Video liên quan

Chủ Đề