Thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn khá non yếu, rất dễ nhạy cảm với môi trường nên trẻ rất dễ nhiễm một số bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi,… Lúc này, việc sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ là việc làm cần thiết. Trang ThuocDanToc.vn sẽ đưa ra một số loại thuốc nhỏ mũi an toàn cho trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và tìm mua để điều trị cho con em mình.

Các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh mà phụ huynh nên biết

Việc lựa chọn thuốc để điều trị các bệnh lý cho trẻ là một việc khá quan trọng bởi cơ thể trẻ còn khá nhạy cảm, đặc biệt là những bệnh lý về đường hô hấp như: sổ mũi, viêm mũi, nghẹt mũi,… Do đó, phụ huynh nên lựa chọn những thuốc chuyên điều trị cho trẻ em, thuốc không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.

Dưới đây là 3 loại thuốc nhỏ mũi an toàn cho trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết:

Thành phần: Thành phần chính có trong thuốc nhỏ mũi Otrivin dành cho trẻ em là Xylometazoline hydrochloride.

Công dụng: Điều trị chứng nghẹt mũi, sổ mũi, sổ mũi do cảm lạnh, viêm xoang, hỗ trợ điều trị sung huyết niêm mạc mũi và họng, có thể sử dụng trong nội soi mũi.

Liều lượng: Dùng 1 – 2 giọt dung dịch vào mỗi bên lỗ mũi, mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần tùy vào thể trạng của trẻ sơ sinh.

Giá thành: Thuốc nhỏ mũi Otrivin 0,05% được bày bán khá nhiều tại các cơ sở khám chữa bệnh, của hàng thuốc Tây với mức giá là 30.000 đồng/ lọ 10 ml. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, có thể chênh lệch lên xuống tùy thuộc vào địa chỉ bán và thời điểm mua.

Thuốc nhỏ mũi Otrivin – An toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh

Xuất sứ: Singapore

Thành phần: Trong thuốc nhỏ mũi iliadin có chứa Oxymetazoline Hydrochloride và chất bảo quản Benzalkonium Clorua.

Công dụng: Cải thiện các chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi. Ngoài ra, thuốc nhỏ mũi iliadin còn  có tác dụng tan đờm, thông thoáng đường thở, lớp niêm mạc được bảo vệ, ngăn chặn sự sinh trưởng của vi khuẩn, virus gây hại.

Liều lượng: Dùng 1 – 2 giọt vào mỗi bên mũi, mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần. Thuốc nhỏ mũi iliadin được khuyên chỉ sử dụng cho trẻ sơ sinh trong 3 ngày liên tiếp, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục thì phải dừng 2 ngày mới dùng trở lại.

Giá thành: Thuốc nhỏ mũi iliadin cho trẻ sơ sinh được phân phối tại các cửa hàng thuốc, cơ sở khám chữa bệnh với giá giao động từ 140.000 – 185.000/ lọ. Phụ huynh nên tìm mua thuốc cho trẻ tại các cơ sở uy tín để đảm bảo thuốc đạt được chất lượng.

Thuốc nhỏ mũi iliadin cho trẻ sơ sinh

Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần: Thành phần chính có trong thuốc nhỏ mũi Natriclorid 0,9% là Natri clorid và tá dược vừa đủ [Acid boric, Natri borat, Thiomersal, nước cất].

Công dụng: Cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi cho trẻ sơ sinh.

Liều lượng: Dùng 1 – 3 giọt vào mỗi bên mũi, mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần. Nếu cần thiết có thể sử dụng 5 – 6 lần mỗi ngày.

Giá thành: Thuốc nhỏ mũi Natriclorid 0,9% được bán với giá 4.000 đồng/ lọ 10 ml. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, giá có thể lên xuống tùy vào địa chỉ bán và thời điểm mua. Phụ huynh nên ưu tiên tìm mua thuốc tại các cửa hàng thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng.

Thuốc nhỏ mắt – nhỏ mũi Nitraclorid 0,9%

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh, các phụ huynh cần lựa chọn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của con trẻ, không được sử dụng thuốc bừa bãi và tùy tiện. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn cũng như cân nhắc giữa việc lựa chọn thuốc. Mặt khác, phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Cơ thể của trẻ sơ sinh còn khá nhạy cảm, đặc biệt là vùng mắt mũi. Do đó, việc sử dụng các dung dịch nhỏ mũi cho trẻ sẽ hơi khó khăn cho những bậc phụ huynh. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu hơn nếu biết cách rửa mũi cho trẻ. Các phụ huynh có thể tham khảo các bước sau đây:

  • Bước 1: Đặt trẻ sơ sinh ở tư thế nằm, để đầu của trẻ phải cao hơn thân, hơi nghiêng về phía sau.
  • Bước 2: Lắc nhẹ chai thuốc để dung dịch loãng đều và mở nắp an toàn.
  • Bước 3: Bóp nhẹ chai thuốc để chắt lấy từng giọt dung dịch cho vào mũi. Thực hiện tương tự vào lỗ mũi còn lại.
  • Bước 4: Giữ trẻ yên từ 30 – 60 giây để thuốc thấm sâu vào bên trong hoặc làm loãng chất dịch mũi.
  • Bước 5: Nghiêng người trẻ sang một bên để làm ráo mũi.
  • Bước 6: Sử dụng khăn sữa hoặc bông tăm vô trùng để loại bỏ lớp gỉ và phần nước mũi. Phụ huynh cần thực hiện thao tác nhẹ nhàng có thể làm trẻ đau hoặc khó chịu lỗ mũi.
  • Bước 7: Vệ sinh ống nhỏ thuốc bằng khăn sạch rồi khóa nắp bảo vệ.

Có những lúc trẻ sẽ giãy giụa hoặc quấy khóc, phụ huynh cần có những biện pháp cho trẻ “né tránh” việc cho thuốc vào mũi. Hãy sử dụng những đồ chơi mà trẻ thích để trẻ phân tâm trong việc sử dụng thuốc, đồng thời việc nhỏ thuốc cũng được thực hiện dễ dàng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh

Ngoài việc lựa chọn đúng thuốc hay sử dụng thuốc đúng cách, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây để đảm bảo được việc sử dụng thuốc cho con trẻ được an toàn:

  • Phụ huynh đừng lạm dụng dung dịch thuốc nhỏ mũi để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh quá nhiều. Bởi vì dung dịch có thể làm teo niêm mạc mũi của trẻ.
  • Không sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ khi trẻ không có dấu hiệu bị viêm mũi, thuốc có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên trong mũi của trẻ, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ sơ sinh.
  • Quá trình vệ sinh mũi và nhỏ thuốc vào lỗ mũi cho trẻ cần thực hiện thao tác nhẹ nhàng, tránh tình trạng nghẹt mũi, khó thở dẫn đến nghiêm trọng.
  • Phụ huynh cần vệ sinh bàn tay bằng xà phòng và lau thấm nước trước khi nhỏ thuốc cho trẻ.
  • Không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc thuốc thay đổi màu.
  • Không nhỏ thuốc vào mũi cho trẻ liên tục vượt quá 5 lần/ ngày, khi đó chỉ khiến cho tình trạng khó thở của trẻ càng thêm nghiêm trọng.
  • Không nhỏ thuốc cho trẻ sơ sinh ở tư thế ngồi hoặc đứng, khi đó thuốc không thể thấm sâu vào khoang mũi, thuốc sẽ bị chảy ngược ra ngoài.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc cho trẻ không có bất kỳ dấu hiệu thuyên giảm nào hoặc trẻ xuất hiện một số biến chứng lạ không rõ nguyên nhân, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Bảo vệ sức khỏe con trẻ cũng chính như bảo vệ sức khỏe của chính mình. Cha mẹ nào cũng an tâm khi con trẻ của mình được khỏe mạnh và chóng lớn từng ngày. Bạn cũng sẽ trở thành một chuyên gia chăm sóc sức khỏe của con bạn khi bạn hiểu rõ con bạn đang thực sự cần gì. Hãy tự trang bị những kiến thức để chăm sóc con trẻ một cách tốt nhất.

Thông tin bài biết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên của bác sĩ. Do đó, phụ huynh nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng các loại thuốc trên.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi kèm theo sốt, ho, quấy khóc,… khiến cả gia đình lo lắng. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi là gì? Cách chữa ngạt mũi cho trẻ an toàn, khoa học và tránh để lại biến chứng như thế nào? Mời các bậc phụ huynh dõi bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm nuôi con khỏe mạnh.

Thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc thời tiết giao mùa thường làm cho trẻ dễ bị ngạt mũi về đêm. Tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi gần sáng do nhiệt độ giảm. Lúc này, bố mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng cách mặc thêm áo, đi tất chân. Trước khi đi ngủ nên thoa một ít dầu gió hoặc dầu tràm vào khăn quàng cổ có độ mỏng cho bé dễ thở hơn. Ngoài ra, khi thời tiết se lạnh, bố mẹ nên thoa tinh dầu tràm cho bé vào lòng bàn chân.

Thời tiết thay đổi là nguyên nhân khiến bé bị ngạt mũi

Trẻ bị ngạt mũi cũng có thể là do mắc các bệnh lý về đường hô hấp như:

  • Cảm cúm
  • Ho
  • Viêm xoang
  • Viêm phế quản

Khi mắc các bệnh này, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường dễ bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ,… Bố mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện để thăm khám và sử dụng thuốc phù hợp. Không được tự ý ở nhà điều trị cho trẻ hoặc sử dụng các loại thuốc gia truyền không rõ độ uy tín làm cho bé trở nặng hơn.

Trẻ em có sức đề kháng kém dễ mắc phải các bệnh như cảm cúm, viêm phế quản và có triệu chứng như sổ mũi, ho, nghẹt mũi, sốt,… khi thời tiết giao mùa hoặc khi tiếp xúc với mầm bệnh. Do đó, bố mẹ cần tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách tiêm phòng đúng lịch, cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu 6 tháng, ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể do nước nhầy trong bào thai chưa được hút sạch ra khỏi đường hô hấp. Đây là tình trạng không nghiêm trọng, nước nhầy này có thể tự đào thải ra ngoài hoặc bố mẹ có thể sử dụng những dụng cụ được khuyên dùng để làm sạch cho bé. Hoặc cho bé tới bác sĩ chuyên khoa để vệ sinh mũi cho bé nhanh hơn.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch

Trẻ bị ngạt mũi uống thuốc gì là một trong những câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nếu trẻ bị sốt cao kèm theo sổ mũi, chảy nước mũi,…bố mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để cho trẻ dùng đúng liều lượng các loại thuốc chứa Paracetamol để giúp con hạ sốt. Nếu trẻ chỉ nghẹt mũi nhẹ thì bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc nhỏ phù hợp. 

Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng các loại thuốc chống xuất tiết như kháng histamin H1 với các thế hệ khác nhau như chlorpheniramin, loratadin, fexofenadin hydroclorid,…Hoặc có thể bổ sung thêm các loại thuốc chứa thymomodulin để tăng thêm sức đề kháng.

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà. 

Dùng bóng hút mũi là một trong những cách trị nghẹt mũi cho bé sơ sinh được nhiều bà mẹ áp dụng. Các bước thực hiện:

  • Trước khi sử dụng bóng hút mũi, các bà mẹ cần chú ý khử khuẩn dụng cụ hút mũi và vệ sinh tay sạch sẽ để tránh các vi khuẩn xâm nhập ngược vào mũi bé. 
  • Sau đó dùng nước muối sinh lý nhỏ 2-3 giọt vào mũi bé để tạo độ ẩm, giúp hút mũi dễ dàng hơn.
  • Sử dụng bóng hút mũi, hút lần lượt từng bên một. Các mẹ không nên hút mũi nhiều lần trong ngày vì gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ.
  • Sau khi hút mũi, các bà mẹ cần sử dụng tăm bông để lau khô bên trong mũi và dùng khăn mềm lau xung quanh bên ngoài mũi của bé.
  • Cuối cùng, hãy vệ sinh dụng cụ bằng nước ấm hoặc nước rửa chuyên dụng và để ở nơi khô ráo.

Do niêm mạc mũi của trẻ còn non yếu nên khi dùng bóng hút mũi các mẹ cần chú ý không đưa quá sâu và hút nhiều lần trong ngày. Trước và sau khi hút cần vệ sinh dụng cụ và tay sạch sẽ.

Sử dụng bóng hút mũi là cách trị nghẹt mũi cho bé sơ sinh được nhiều bà mẹ áp dụng

Khi trẻ bị ngạt mũi, trẻ sẽ thở bằng miệng dẫn đến tình trạng mất nước, khô miệng. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa hoặc nước ép trái cây để làm loãng dịch mũi, hạn chế tình trạng mất nước,…

Sử dụng tinh dầu tràm là phương pháp được nhiều bà mẹ tin dùng trong việc chữa ngạt mũi cho trẻ. Các tinh chất trong tinh dầu tràm có rất nhiều công dụng như chữa nghẹt mũi, sổ mũi, tiêu đờm, trị ho…

Để cải thiện triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, bố mẹ có thể thoa một ít tinh dầu tràm vào phần ngực, khăn quàng cổ, lòng bàn chân, cổ tay,…của trẻ.

Các mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giúp triệu chứng ngạt mũi ở trẻ giảm đi như:

  • Dùng gừng và mật ong: Sử dụng gừng và mật ong là mẹo dân gian được nhiều bà mẹ áp dụng để chữa ngạt mũi cho trẻ. Các mẹ lấy gừng, rửa sạch và thái lát mỏng. Sau đó đem giã nát, trộn với mật ong và pha thêm một ít nước ấm. Cho bé uống ngày 1 lần, mỗi lần một muỗng cà phê nhỏ hỗn hợp này.
  • Chườm nước nóng lên tai: Mẹ hãy lấy khăn và thấm nước nóng đặt ở hai bên tai, đặt trong khoảng 10 phút, tình trạng ngạt mũi của bé sẽ giảm đi. Do tai có các dây thần kinh giúp điều tiết lưu lượng máu ở mũi. Hơi ấm sẽ giúp các dây thần kinh này giãn ra và giúp mũi thông thoáng hơn.
  • Thoa lòng bàn chân: Khi trẻ xuất hiện các hiện tượng nghẹt mũi, sổ mũi, các mẹ nên sử dụng dầu để thoa và massage trong lòng bàn chân cho trẻ. Mẹ nên massage trong vòng 5 phút, sau đó đi tất cho trẻ để giữ ấm.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ của bé: Khi bé ngủ, mẹ nên để bé nằm gối cao đầu. Hãy để gối dưới đệm và kê phần đầu, phần vai của bé sao cho hai phần này cao hơn phần bàn chân. Cách này sẽ giúp bé dễ thở hơn.
  • Tắm cho trẻ bằng tinh dầu bạc hà: Trong tinh dầu bạc hà có chứa menthol giúp bé dễ thở, vì vậy có thể cải thiện triệu chứng ngạt mũi ở trẻ. Mẹ pha 2-3 giọt tinh dầu bạc hà với nước ấm để tắm cho trẻ vừa giúp chữa ngạt mũi cho trẻ vừa hạn chế bệnh ngứa da, mẩn đỏ, mề đay,…

Tinh dầu bạc hà có chứa menthol giúp bé dễ thở nên có thể dùng để chữa ngạt mũi cho trẻ

Để phòng tránh ngạt mũi ở trẻ, mẹ cần thực hiện những điều sau:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu 6 tháng. Vì trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật. Do vậy, mẹ không nên cho trẻ cai sữa sớm. 
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh nơi ở, đồ chơi, quần áo của trẻ sạch sẽ.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách ăn nhiều rau củ quả. Cụ thể bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C và sắt.
  • Tiêm phòng cảm cúm cho trẻ đúng lịch.
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với người bị cảm cúm, cảm lạnh,… 
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài hoặc trong không gian có người bị bệnh.
  • Thời tiết giao mùa thu đông nên dùng thêm tinh dầu tràm pha với nước ấm tắm cho trẻ. Buổi tối đi ngủ cho trẻ ngâm chân với nước ấm có pha với gừng tươi. Hoặc thoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân cho trẻ khi thời tiết vào thu đông.

Các bệnh lý về tai mũi họng nếu không được điều trị dứt điểm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ hô hấp còn non yếu của trẻ. Chính vì vậy, nếu trẻ gặp phải các triệu chứng tai mũi họng không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị lý bệnh tai mũi họng cho trẻ em và người lớn được đông đảo khách hàng tin chọn. Tại đây, khách hàng sẽ được thăm khám với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước. Thêm vào đó, hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, từ đó tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Bệnh viện Hồng Ngọc sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và tận tâm trong thăm khám, điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng

Hiện tại, khoa cung cấp đa dạng các dịch vụ về tai mũi họng như:

  • Thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai: Viêm tai cấp tính và mãn tính, viêm tai ngoài, viêm xương chũm, thủng màng nhĩ, điếc, ù tai chóng mặt…;
  • Thăm khám và điều trị các bệnh lý về mũi: Viêm xoang, viêm mũi cấp tính và mãn tính, viêm mũi dị ứng, polyp mũi, chảy máu cam…;
  • Thăm khám và điều trị các bệnh lý về họng: Viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan, viêm thành quản, sỏi amidan…;
  • Điều trị mất thính lực bằng thiết bị trợ thính hoặc phẫu thuật cấy ghép điện cực ốc tai…;
  • Nạo amidan, VA bằng công nghệ dao Plasma;
  • Lấy dị vật ở tai mũi họng….

Để đặt lịch khám cũng như tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ của khoa, khách hàng vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc

Điện thoại: 024 7300 8866 – 024 3927 5568

Hotline:  0912 002 131

Email:

Fanpage: //www.facebook.com/KhoaTaiMuiHongBVHongNgoc

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Video liên quan

Chủ Đề