Các loại tế bào trong cơ thể người

  • 04:06 04/11/2020
  • Xếp hạng 4.88/5 với 20267 phiếu bầu

Tất cả các cơ quan trong cơ thể con người đều cấu tạo bằng tế bào. Số lượng tế bào trong cơ thể người rất lớn, lên đến khoảng 75 nghìn tỉ. Có nhiều loại tế bào khác nhau về hình thái, kích thước, chức năng... Vậy tế bào dài nhất trong cơ thể người là tế bào nào?

Các tế bào trong cơ thể người khác nhau về hình dạng:

  • Hình cầu [tế bào trứng];
  • Hình đĩa [hồng cầu];
  • Hình khối [tế bào biểu bì];
  • Hình nón, hình que [tế bào võng mạc];
  • Hình thoi [tế bào cơ];
  • Hình sao [tế bào thần kinh — nơron];
  • Hình sợi [tóc, lông];
  • Hình dạng giống các sinh vật khác [bạch cầu, tinh trùng]...

Các tế bào trong cơ thể người khác nhau về kích thước: dài, ngắn, lớn, bé... và chức năng của các tế bào cũng khác nhau tùy theo vị trí tồn tại của chúng ở cơ quan nào, hoặc ngay cả ở trong cùng một cơ quan thì chức năng của tế bào cũng khác nhau. Mặc dù khác nhau về nhiều mặt nhưng nhìn chung tế bào trong cơ thể người đều được cấu thành từ 3 phần cơ bản là: màng sinh chất, chất tế bào và nhân.

Một số tế bào trong cơ thể con người


1.1. Màng sinh chất

Là lớp màng bao bên ngoài tế bào, thành phần chính gồm protein và lipit. Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất với môi trường xung quanh;

1.2. Chất tế bào

Bên trong lớp màng sinh chất là chất tế bào, chứa nhiều bào quan và chất phức tạp. Những hoạt động của tế bào chủ yếu diễn ra trong chất tế bào. Các bào quan chính là lưới nội chất, ti thể, ribôxôm, bộ máy Gôngi, trung thể:

  • Lưới nội chất là một hệ thống các xoang và túi dẹp có màng bao bọc. Lưới nội chất gồm lưới nội chất hạt [có thể mang các ribôxôm] hoặc lưới nội chất trơn. Chức năng chính của lưới nội chất là môi trường liên kết giữa các bào quan, tổng hợp và vận chuyển các chất;
  • Ri-bô-xôm: Nằm trên lưới nội chất hạt hoặc trôi trong bào tương. Cấu tạo từ hai tiểu đơn vị chứa rARN và là nơi sinh tổng hợp protein;
  • Ti thể: Bao gồm nhiều nếp gấp tạo thành các mào chứa chất nền, được bao bọc bởi 2 lớp màng. Chức năng của ti thể là tham gia hô hấp tế bào tạo ATP;
  • Bộ máy Gôngi: Là một hệ thống nhiều túi màng dẹt xếp chồng lên nhau. Nhiệm vụ chính là thu nhận, hoàn thiện, phân phối, tích trữ các sản phẩm;
  • Trung thể: Nhiệm vụ của trung thể là tham gia vào quá trình phân chia tế bào.

1.3. Nhân

Có dạng bầu dục hoặc hình cầu, được bao bọc bởi màng nhân bên ngoài và có dịch nhân và nhiều nhân con bên trong:

  • Chất nhiễm sắc: Bên trong dịch nhân và là chất cấu tạo thành nhiễm sắc thể, chứa ADN đóng vai trò di truyền;
  • Nhân con: Chứa các rARN tạo thành ribôxôm, đóng vai trò quan trọng trong tế bào.

Tế bào cấu tạo từ nhiều chất hữu cơ và vô cơ khác nhau. Trong đó quan trọng nhất vẫn là các chất hữu cơ:

  • Protein [chất đạm]: Là một phức chất cấu tạo từ các nguyên tố hóa học cacbon [C], hydro [H], oxy [O], nitơ [N], lưu huỳnh [S] và một số nguyên tố khác. Protein được xem là một đại phân tử, đây là thành phần quan trọng có mặt trong tất cả các tế bào;
  • Glucid [chất đường bột]: Bao gồm các nguyên tố C, H và O. Trong cơ thể, glucid ở dưới dạng đường glucose [trong máu] và glycogen [có ở gan và cơ];
  • Lipid [chất béo]: Tồn tại ở nhiều cơ quan, gồm 3 nguyên tố chính là C, H, O nhưng tỉ lệ khác với glucid. Lipit là chất dự trữ của cơ thể.
  • Axit nucleic [ADN hay ARN] chủ yếu có trong nhân tế bào, đây là các đại phân tử đóng vai trò quan trọng trong quá trình di truyền.

Để biết được tế bào nào dài nhất trong cơ thể người, chúng ta hãy cùng liệt kê một số kích thước của các tế bào lớn trong cơ thể:

  • Tiểu cầu dài: 2 - 3 micromet;
  • Hồng cầu dài: 6.2 - 8.2 micromet;

Tế bào thần kinh có thể dai đến 1 mét

  • Tế bào da dài: 7 - 12 micromet;
  • Tế bào gốc phôi thai dài: 12 - 13 micromet;
  • Bạch cầu hạt dài: 12 - 17 micromet;
  • Bạch huyết bào dài: 7 - 20 micromet;
  • Bạch cầu mono dài: 20 micromet;
  • Đại thực bào dài: 20 - 30 micromet;
  • Tế bào sụn dài: >20 micromet;
  • Tế bào mỡ dài: 100 micromet;
  • Tế bào gốc dài: 50 - 200 micromet;
  • Tinh trùng dài: 50 - 60 micromet;
  • Tế bào trứng dài: 100 - 200 micromet;
  • Tế bào cơ tim dài: 50 - 100 micromet;
  • Tế bào cơ trơn dài: 600 micromet;
  • Tế bào cơ xương: 10 - 40 milimet;
  • Tế bào thần kinh có thể dài đến 1 mét.

Như vậy có thể thấy, tế bào thần kinh là tế bào dài nhất trong cơ thể con người. Nơ-ron là đơn vị cơ bản cấu tạo nên hệ thần kinh của hầu hết các loài động vật và là thành phần quan trọng bậc nhất của não, có khả năng cảm ứng, phát ra xung động thần kinh và dẫn truyền xung điện.

Ước tính có khoảng 100 tỷ nơron trong não con người. Nơron là những tế bào dài nhất trong cơ thể người, có độ biệt hóa cao nên mất đi trung thể và khả năng phân chia, tuy nhiên nơron có khả năng tái sinh lại phần cuối của sợi trục trong những trường hợp bị thương tổn.

Các tế bào trong cơ thể người đều được cung cấp dinh dưỡng từ hệ thống mạch máu

Hoạt động sống của các tế bào trong cơ thể bao gồm nhiều quá trình như đồng hóa và dị hóa, sinh sản và cảm ứng, sinh trưởng và phát triển.

Mỗi tế bào trong cơ thể người đều được cung cấp dinh dưỡng từ hệ thống mạch máu. Đồng thời, trong mỗi tế bào quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản luôn luôn diễn ra.

Tương ứng với tổng hợp là sự phân giải các hợp chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hai quá trình tổng hợp và phân giải được gọi là đồng hóa và dị hóa. Chúng được xem là hai hoạt động sống quan trọng nhất của tế bào.

Ngoài ra, để duy trì tế bào cũng phải sinh sản bằng cách phân chia trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo nên những tế bào mới. Khả năng thu nhận và phản ứng trước các kích thích bên ngoài được gọi là quá trình cảm ứng.

Mặt khác, các tế bào sinh sản nhanh chóng để cơ thể sinh trường, phát triển. Quá trình này diễn ra nhanh và mạnh ở người trẻ và chậm lại ở người trưởng thành. Song song đó, tế bào trong cơ thể người cũng chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Không phải bất kể câu hỏi ngắn gọn nào cũng có được một câu trả lời ngắn gọn. Chẳng hạn như cơ thể bạn được cấu thành từ bao nhiêu tế bào?

Thật không may, các tế bào không biết cầm bút để điền vào biểu mẫu điều tra dân số, vì vậy, chúng không thể tự điểm danh với bạn. Ngay cả khi các kính hiển vi hiện đại nhất ngày nay đã cho phép chúng ta phóng đại và đếm từng tế bào trong một mẫu mô, phương pháp thống kê thủ công này cũng không hề khả thi.

Có một số loại tế bào rất dễ phát hiện, trong khi các loại khác như tế bào thần kinh quấn lấy nhau thành mạng lưới hết sức rối rắm và chúng che khuất nhau. Chưa kể, ngay cả khi có thể đếm ra 10 tế bào mỗi giây, bạn vẫn sẽ phải mất hàng chục nghìn năm để đếm ra lượng tế bào có trên cơ thể một người.

Còn một thực tế đáng sợ nữa, bạn không thể cứ thế mà soi kính hiển vi vào người mình mà đếm được. Quá trình đếm tế bào sẽ đòi hỏi bạn phải tự cắt cơ thể mình ra thành các lát nhỏ, rồi lại chia nhỏ các lát ra để đưa vừa khay kính hiển vi. Bạn sẽ không thể đếm tế bào trên cơ thể mình mà vẫn còn sống.

Trên cơ thể bạn có tất cả bao nhiêu tế bào?

Cho đến bây giờ, câu trả lời tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng giải đáp được câu hỏi "Có bao nhiêu tế bào trên cơ thể chúng ta?" là một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Human Biology. Nghiên cứu mang một tựa đề rõ ràng đáng ngưỡng mộ: "Một ước tính về số lượng tế bào trong cơ thể con người".

Đứng tên nghiên cứu này là một nhóm các nhà khoa học từ Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Họ thừa nhận rằng mình không phải là những người đầu tiên đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này. Bởi vậy, công việc đầu tiên phải làm là tra cứu lại các tạp chí khoa học và sách đã được xuất bản từ vài thế kỷ trước, nhằm tìm ra những ước tính trước đó của các nhà khoa học khác.

Nhóm các nhà khoa học tìm thấy nhiều ước tính giới hạn câu trả lời trong một khoảng rộng: từ 5 tỷ đến 200 triệu nghìn tế bào. Nhưng không có một tác giả nào trước đó đưa ra được lời giải thích cặn kẽ cho những con số mà họ đưa ra.

Bởi vậy, họ phải tự bắt tay vào nghiên cứu. Vậy làm thế nào mà các nhà khoa học có thể đếm ra số lượng tế bào trên cơ thể bạn?

Họ ví dụ một cách đơn giản thế này. Chúng ta biết trọng lượng trung bình của một tế bào là 1 nanogram. Một người đàn ông trưởng thành trung bình nặng 70 kg. Vậy chúng ta có phép nhân đơn giản, một người đàn ông có 1x70.000.000.000.000 [70 nghìn tỷ] tế bào.

Hoặc bạn có thể ước tính dựa trên thể tích. Chúng ta biết một tế bào trung bình chiếm một khoảng không gian là 4/tỷ cm3. Dựa trên thể tích trung bình của một người đàn ông điển hình, bạn có thể tính ra cơ thể anh ta chứa khoảng 15 nghìn tỷ tế bào.

Cơ thể bạn có khoảng 37,2 nghìn tỷ tế bào - Đó là ước tính chính xác nhất hiện tại

Thế nhưng, rõ ràng nếu chọn cách tính dựa trên khối lượng hoặc trọng lượng, bạn sẽ nhận được các kết quả khác nhau đáng kể. Bản thân các cách tính này cũng quá đơn giản và có nhiều sai số. Cơ thể chúng ta chứa các tế bào không đồng nhất. Chúng không phải những viên thạch đều nhau chằn chặn trong một chiếc lọ.

Mỗi loại tế bào và mỗi tế bào đều có kích thước khác nhau, và chúng phát triển trong cơ thể với các mật độ khác nhau. Ví dụ, nếu bạn sử dụng mật độ trung bình của tế bào hồng cầu trong máu, những tế bào dày đặc tạo nên màu đỏ tươi cho máu của bạn, số lượng tế bào trong có thể sẽ lên tới 724 nghìn tỷ.

Mặt khác, nếu bạn sử dụng mật độ trung bình của tế bào da, xếp cách nhau rất thưa thớt, chúng ta chỉ có khoảng 35 tỷ tế bào trên cơ thể mình thôi. Cả 2 ước tính này đều là những con số không tưởng.

Bởi vậy, trong nghiên cứu của mình, nhóm các nhà khoa học quốc tế đã giảm độ nhiễu của các ước tính này bằng cách liệt kê ra tất cả các cơ quan và loại tế bào trong cơ thể, sau đó tính số lượng tế bào trong mỗi cơ quan rồi cộng tổng lại.

Chi tiết về khối lượng và mật độ các tế bào đã được họ tra cứu cẩn thận, tới mức sỏi mật, khớp gối, ruột, tủy xương và nhiều mô khác đều được tách riêng để đếm.

Kết quả, con số mà họ nhận được là 37,2 nghìn tỷ. Đây chưa phải là con số chính xác nhất, nhưng nó là một ước tính tin cậy nhất cho đến thời điểm này, dựa trên cách đếm và phân loại khoa học và chi tiết nhất.

Trả lời được câu hỏi "Trong cơ thể có bao nhiêu tế bào?" là một phần quan trọng của việc đánh giá quy mô sự sống

Điểm đặc biệt trong nghiên cứu này là nó đã trả lời thêm được rất nhiều câu hỏi, chẳng hạn như trong cơ thể có bao nhiêu tế bào mỡ? Đáp án là 50 tỷ tế bào. Thế còn tế bào cơ tim? Khoảng 2 tỷ.

Những con số này sẽ còn phục vụ cho các nghiên cứu mô phỏng, chẳng hạn như các nhà khoa học đang muốn xây dựng lên những trái tim ảo hoặc lá phổi ảo để thử nghiệm thuốc. Nếu họ nhập một số lượng tế bào không chính xác vào phần mềm, kết quả thử nghiệm có thể đổi chiều 180 độ. Bởi vậy, con số dù chỉ trên độ ước lượng cũng rất quan trọng.

Ngoài ra, lượng tế bào trong một cơ quan cũng có liên quan đến một số điều kiện y tế. Các tác giả của nghiên cứu mới phát hiện rằng một lá gan khỏe mạnh sẽ có khoảng 240 tỷ tế bào. Nhưng một số nghiên cứu về bệnh xơ gan đã tìm thấy số lượng tế bào trong gan của những bệnh nhân này chỉ dừng lại ở 172 tỷ.

Cuối cùng, có thể thấy rằng việc trả lời câu hỏi và làm thỏa mãn sự tò mò không phải là mục đích duy nhất trong nghiên cứu này. Cơ thể của chúng ta không chỉ là một đám hỗn độn các tế bào tập hợp lại. Bằng các cách thức khác nhau, hơn 37,2 nghìn tỷ tế bào đã sinh ra từ 1 phôi bào duy nhất. Chúng phân chia nhiệm vụ cho nhau, nhưng cũng vẫn liên kết với nhau để tạo nên một sinh vật sống thống nhất chính là bạn.

Việc tìm hiểu các bí ẩn của sự sống, chắc chắn sẽ cần đến những đánh giá quy mô của sự sống. Và trả lời được câu hỏi "Trong cơ thể có bao nhiêu tế bào?" là một phần quan trọng của việc đánh giá quy mô đó.

Tham khảo Nationalgeographic

Video liên quan

Chủ Đề