Thực trạng sức khỏe sinh sản hiện nay

Nghiên cứu thực trạng sức khỏe sinh sản và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp ở nữ vị thành niên huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên HuếVị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người trưởng thành, là nhóm đối tượng có sự thay đổi nhiều về thể chất, tinh thần [2], [3], [94]. Vị thành niên cũng là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là vị thành niên nữ người dân tộc thiểu số. Sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản của vị thành niên chính là nguy cơ đối với sức khỏe ở lứa tuổi vị thành niên.
Vị thành niên nữ ở các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản. Theo Tổ chức y tế thế giới [WHO], hàng năm có khoảng 16 triệu nữ vị thành niên từ 15 – 19 tuổi sinh con, chiếm tỷ lệ 11% trên toàn thế giới. Trong số các em vị thành niên này có những em mang thai và sinh con xảy ra ngoài mong muốn. Ước tính có khoảng 2 triệu – 4,4 triệu trường hợp phá thai trong độ tuổi 15 – 19 mỗi năm [95].


Nghiên cứu của Lori De Ravello [2014] ở các em vị thành niên người dân tộc thiểu số Mỹ gốc Ấn Độ và thổ dân Alaska cho thấy 48,9% em có quan hệ tình dục, 8,3% em có quan hệ tình dục lần đầu tiên trước 13 tuổi. 16,6% em có quan hệ tình dục với trên 4 bạn tình [36]. Nghiên cứu của Jane Dimmitt Champion [2015] ở nữ vị thành niên người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Mexico cho thấy: 98,2% vị thành niên nữ quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, 21,8% quan hệ tình dục qua đường hậu môn, 7,5% quan hệ tình dục theo nhóm [33]. Nghiên cứu của Sah Rb, [2014] ở Nepal cho thấy tỷ lệ kết hôn sớm ở vùng miền núi Dhankuta Municipality – Nepal là 53,3%, tỷ lệ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn là 59,3% [80]. Kết quả điều tra thực trạng kinh tế, xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015 tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ kết hôn sớm là 26,6% [26]. Việt Nam là 1 trong 3 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới, trong đó 20% là lứa tuổi vị thành niên, trên cả nước có 5% vị thành niên nữ sinh con trước 18 tuổi [5]. Nghiên cứu của Vũ Văn Hoàn [2010] trên các em vị thành niên người dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La cho thấy 36,9% em có quan hệ tình dục trước khi kết hôn, 29,5% em kể tên được 2 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, 15,2% em biết được2 3 đường lây truyền chính của vi rút HIV, 25,3% biết đến bệnh giang mai, 33,1% em không biết các triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục [5]. Các chương trình can thiệp cải thiện tình hình sức khỏe sinh sản vị thành niên ở một số nước trên thế giới đã mang lại kết quả khả quan. Tỷ lệ kiến thức, thực hành gia tăng sau can thiệp có ý nghĩa thống kê [76]. Hiểu biết về thời điểm dễ mang thai trong chu kỳ kinh sau can thiệp tăng từ 30,0% lên 44,0%, thực hành sử dụng thuốc uống tránh thai sau can thiệp tăng từ 33,0% lên 50,0% [27]. Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục sau can thiệp tăng từ 50% lên 94%, kiến thức về HIV/AIDS sau can thiệp tăng từ 78% lên 96%. Thực hành quan hệ tình dục sau can thiệp giảm từ 28% xuống 13% [32]. Tỷ lệ các em đã sử dụng bao cao su sau can thiệp tăng từ 67% lên 100% [34]. Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020 của Việt Nam đã nhấn mạnh mục tiêu ―cải thiện sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên và thanh niên, giảm 20% số người chưa thành niên có thai ngoài ý muốn vào năm 2015 và 50% vào năm 2020‖[21]. Huyện A Lưới là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế với đa số là người dân tộc thiểu số đang sinh sống, đặc biệt các em vị thành niên nữ là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cần được quan tâm. Trong thời gian qua cũng đã có một số nghiên cứu về sức khỏe sinh sản tại huyện A Lưới nhưng chưa có nghiên cứu, can thiệp cụ thể nào nhằm vào đối tượng nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số ở huyện này.

Chính vì vậy để góp phần cải thiện tình hình sức khỏe sinh sản cho nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sức khỏe sinh sản và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp ở nữ vị thành niên huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”, nhằm các mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe sinh sản nữ vị thành niên dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015.

2. Xây dựng, thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp cải thiện thực trạng sức khỏe sinh sản nữ vị thành niên dân tộc thiểu số tại địa điểm nghiên cứu

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………….3 1.1. Khái niệm về sức khỏe sinh sản ……………………………………………………………..3 1.2. Khái niệm về sức khỏe sinh sản vị thành niên ………………………………………….3 1.3. Các vấn đề sức khỏe sinh sản nữ vị thành niên…………………………………………7 1.4. Thực trạng sức khỏe sinh sản nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số trên thế giới, tại việt nam……………………………………………………………………………………….10 1.5. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành sức khỏe sinh sản nữ vị thành niên ………………………………………………………………………………………………..16 1.6. Các mô hình, phương pháp can thiệp và hiệu quả thực hiện các giải pháp can thiệp cải thiện sức khỏe sinh sản vị thành niên trên thế giới và tại Việt Nam ……18 1.7. Một số đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của Huyện A Lưới……………32 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..34 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………….34 2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………..34 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………57 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………………….57 3.2. Thực trạng sức khỏe sinh sản nữ vị thành niên tại huyện a lưới………………..58 3.3. Xây dựng mô hình, tiến hành và đánh giá các kết quả can thiệp tại 4 xã can thiệp….82 Chƣơng 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………….93 4.1. Thực trạng sức khỏe sinh sản nữ vị thành niên tại huyện a lưới………………..93 4.2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành chung…………………………………..103 4.3. Xây dựng mô hình, tiến hành và đánh giá các kết quả can thiệp tại 4 xã can thiệp ………………………………………………………………………………………………………105 KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………..120 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thang điểm Nugent ……………………………………………………………………….47 Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………….57 Bảng 3.2. Kiến thức về việc mang thai ……………………………………………………………..59 Hiểu biết về thời điểm dễ có thai nhất …………………………………………………………….59 Bảng 3.3. Kiến thức về các biện pháp tránh thai……………………………………………….60 Bảng 3.4. Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục…………………………61 Bảng 3.5. Kiến thức về HIV …………………………………………………………………………..62 Bảng 3.6. Kiến thức về viêm nhiễm đường sinh dục dưới ………………………………….63 Bảng 3.7. Phân loại kiến thức chung……………………………………………………………….64 Bảng 3.8. Nguồn thông tin …………………………………………………………………………….65 Bảng 3.9. Nguồn thông tin phù hợp………………………………………………………………..66 Bảng 3.10. Cách truyền thông phù hợp……………………………………………………………66 Bảng 3.11. Thực hành vệ sinh kinh nguyệt………………………………………………………67 Bảng 3.12. Mối quan hệ nam nữ …………………………………………………………………….67 Bảng 3.13. Về quan hệ tình dục ……………………………………………………………………..68 Bảng 3.14. Tình hình sinh đẻ …………………………………………………………………………71 Bảng 3.15. Tình trạng hôn nhân……………………………………………………………………..71 Bảng 3.16. Tình trạng kết hôn sớm [tảo hôn] …………………………………………………..71 Bảng 3.17. Mối quan hệ hôn nhân ………………………………………………………………….72 Bảng 3.18. Tình hình thủ dâm………………………………………………………………………..73 Bảng 3.19. Thực hành về vệ sinh đường sinh dục …………………………………………….74 Bảng 3.20. Tình hình viêm nhiễm và phân bố viêm nhiễm đường sinh dục dưới….75 Bảng 3.21. Những yếu tố về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế……………………………….76 Bảng 3.22. Các yếu tố liên quan đến kiến thức…………………………………………………78 Bảng 3.23. Các yếu tố liên quan đến kiến thức chưa tốt theo phân tích hồi quy đa biến….79 Bảng 3.24. Các yếu tố liên quan đến thực hành………………………………………………..80 Bảng 3.25. Các yếu tố liên quan đến thực hành chưa tốt qua phân tích hồi quy đa biến ……81Bảng 3.26: Bảng tóm tắt các hoạt động can thiệp đã thực hiện…………………………..85 Bảng 3.27. Thay đổi kiến thức trước – sau ở nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp….86 Bảng 3.28. Thay đổi kiến thức ở nhóm chứng – nhóm can thiệp ở thời điểm trước và sau can thiệp………………………………………………………………………………………………..87 Bảng 3.29. Thay đổi thực hành trước – sau ở nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp…..88 Bảng 3.30. Thay đổi thực hành ở nhóm chứng – nhóm can thiệp ở thời điểm trước và sau can thiệp ……………………………………………………………………………………………89 Bảng 3.31. Thay đổi tỷ lệ tảo hôn trước – sau ở nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp ……………………………………………………………………………….. 89 Bảng 3.32. Thay đổi tỷ lệ tảo hôn ở nhóm chứng – nhóm can thiệp ở thời điểm trước và sau can thiệp ……………………………………………………………………………………………90 Bảng 3.33. Thay đổi tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới trước – sau ở nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp ………………………………………………………………………91 Bảng 3.34. Thay đổi tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nhóm chứng – nhóm can thiệp ở thời điểm trước và sau can thiệp…………………………………………………….92 Bảng 4.1.Tỷ lệ kết hôn sớm trong nghiên cứu so sánh với một số nước trên thế giới

có tỷ lệ kết hôn sớm cao nhất ………………………………………………………………………10

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ Các công trình đã đăng tạp chí 1. Đào Nguyễn Diệu Trang, Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Vũ Quốc Huy, [2017], Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nữ vị thành niên tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Y Dược học, Trường Đại học Y Dược Huế, tập 6 [06] tháng 8/2017, trang 85-89. 2. Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Đào Nguyễn Diệu Trang, [2017], Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Y Dược học, Trường Đại học Y Dược Huế, tập 7 [04] tháng 1/2017, trang 21-28. 3. Đào Nguyễn Diệu Trang, Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Vũ Quốc Huy, [2018], Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Y Dược học, Trường Đại học Y Dược Huế, tập 8 [06] tháng 12/2018, trang 210-217. 4. Đào Nguyễn Diệu Trang, Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Vũ Quốc Huy,Cao Ngọc Thành, [2020], Nghiên cứu thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Y học Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam, số 2 tháng 6/2020, trang 54-60.

5. Đào Nguyễn Diệu Trang, Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Cao Ngọc Thành, [2020], Hiệu quả giải pháp can thiệp cộng đồng cải thiện tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nữ vị thành niên huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” Tạp chí Y Dược học, Trường Đại học Y Dược Huế, số 5, tập 10, tháng 10/2020

Video liên quan

Chủ Đề