Thuốc kháng viêm cho mẹ cho con bú

Trong thời gian cho con bú, các bà mẹ vẫn có khả năng nhiễm bệnh, buộc phải dùng thuốc. Trong đó, có thể là thuốc do bác sĩ kê đơn hoặc tự mua thuốc không kê đơn về uống

Hầu hết các thuốc qua được sữa mẹ chỉ bài tiết vào sữa với nồng độ nhỏ, hiếm khi ảnh hưởng đến trẻ bú sữa mẹ. Nhưng vẫn có những thuốc có hoạt tính mạnh ở nồng độ thấp, có khả năng gây tác dụng xấu đối với trẻ.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

Do đó, khi dùng thuốc ở giai đoạn này, phụ nữ cho con bú cần lưu ý:

- Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết. Dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

- Nếu có thể, nên chọn các loại thuốc chỉ dùng 1 lần/ngày.

- Ưu tiên chọn các loại thuốc không hoặc bài tiết vào sữa mẹ, không hoặc ít ảnh hưởng lên sự tiết sữa.

- Thời điểm dùng thuốc: ngay sau khi cho trẻ bú xong [tốt nhất là sau cữ bú trước khi trẻ ngủ giấc dài vào ban đêm].

- Tránh sử dụng các thuốc có tác dụng kéo dài [do đào thải chậm] và các dạng thuốc phối hợp [do khó hiệu chỉnh liều]. Nếu dùng dạng thuốc phối hợp, hãy tuân thủ các khuyến cáo đối với thành phần thuốc cần kiểm soát nghiêm ngặt hơn.

- Theo dõi những bất thường của trẻ để báo với bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn như trẻ bỏ bú, quấy khóc, buồn ngủ, tiêu chảy…

- Nếu dùng các loại thuốc không được phép cho trẻ bú mẹ, cần vắt bỏ sữa đi và dùng sữa ngoài thay thế. Sau khi ngừng thuốc, cần chờ thêm một khoảng thời gian thích hợp để thuốc đào thải khỏi cơ thể rồi mới cho trẻ bú lại. Thường là 4 lần thời gian bán thải của thuốc, có thể đọc trong toa thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ.

Thuốc nào là an toàn ở phụ nữ cho con bú?

Hiện tại, có khá nhiều thuốc được coi là an toàn cho phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, thuốc phải được dùng ở liều điều trị thông thường.

Một số thuốc an toàn cho phụ nữ cho con bú:

- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, ibuprofen.

- Thuốc điều trị dị ứng như: Loratadin, fexofenadin, certirizin... Tuy nhiên, các thuốc này có thể làm giảm tiết sữa, đặc biệt khi dùng cùng thuốc pseudoephedrin.

- Kháng sinh: Cephalosporin, penicillin, macrolid. Lưu ý, thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy hoặc tưa miệng ở trẻ.

- Thuốc điều trị nấm: Fluconazol, miconazol, clotrimazol, nystatin.

- Thuốc điều trị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng: Oxymetazolin, phenylephrin. Lưu ý, nếu dùng thuốc dạng uống có thể ức chế sự tiết sữa nhiều hơn so với dạng xịt mũi.

Thuốc điều tr đau dạ dày, khó tiêu: Thuốc kháng acid.

- Thuốc tránh thai: Chỉ dùng loại chứa progestin [levonorgestrel, norethindron].

- Thuốc điều trị táo bón: Lactulose, macrogol, docusat.

Nhiều thuốc được xem là an toàn khi dùng trong thời gian cho con bú, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Mặc dù trên đây là thuốc được đánh giá là an toàn cho mẹ và bé trong thời gian nuôi con bú. Tuy nhiên, các bà mẹ luôn phải tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ trước khi dùng thuốc trong thời gian đang cho con bú, thậm chí ngay cả khi dùng thảo dược, thực phẩm chức năng, vitamin. 

Ngoài ra, trong khi uống thuốc, cần theo dõi sự bất thường của trẻ để báo ngay cho bác sĩ.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ cũng giúp cơ thể bé chống lại bệnh tật nhờ các kháng thể và phát triển khỏe mạnh. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại những lợi ích cho mẹ. Bao gồm: Làm tăng sự gắn kết với bé, giúp tiết kiệm chi phí và giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi được 24 tháng tuổi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T: Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội

ThS.DS.Nguyễn Thị Duyên Anh

Sự bài tiết của một loại thuốc vào sữa tự nó không phải là chống chỉ định của việc bú mẹ. Hầu hết các loại thuốc không qua trẻ sau khi phân bố trong các mô của mẹ và bị bài tiết một phần. Nguy cơ ngộ độc thuốc cho trẻ được cân nhắc dựa vào những điểm sau:

- Độc tính của thuốc.

- Lượng thuốc thật sự trẻ uống vào.

- Đặc điểm dược động học về phân bố - bài tiết thuốc ở trẻ sơ sinh.- Độ nhạy cảm của trẻ đối với thuốc, đặc biệt ở trẻ sinh non hoặc bệnh nặng cần điều trị thuốc khác.- Thời gian sử dụng thuốc của bà mẹ: Vài ngày sau sinh [ví dụ kháng sinh] hoặc kéo dài [thuốc động kinh].- Tầm quan trọng của việc bú mẹ.- Khả năng cha mẹ theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

Tất cả những yếu tố trên phải được xem xét khi quyết định việc có tiếp tục cho trẻ bú mẹ hay không lúc bà mẹ điều trị thuốc. Nếu bà mẹ uống thuốc và cần ngưng cho con bú trong một thời gian, nên vắt sữa để không bị mất sữa.

Quảng cáo

Đối với loại thuốc hấp thu, bài tiết cực nhanh [như acetaminophen], sau khi cho bú, bà mẹ uống thuốc ngay sẽ tránh được cho trẻ nguy cơ tiếp xúc thuốc. Còn đối với hầu hết các dược phẩm, nồng độ thuốc đạt đến đỉnh ở lần bú mẹ sau đó.Để giúp cân nhắc sử dụng thuốc nào khi đang cho con bú, các bà mẹ nên tham khảo các dữ kiện trong phần phân loại dưới đây:

1. Thuốc giảm đau và chống viêm

- Ibuprofen, Naproxen: Không có báo cáo về tác dụng phụ của thuốc; thuốc không vào sữa ở số lượng lớn, vì vậy trẻ bú mẹ không gặp vấn đề gì.

- Indomethacin: Có thể gây co giật cho trẻ bú mẹ. Vì vậy, bà mẹ nên chọn lựa thuốc khác.

- Prednisone: Bú mẹ an toàn ở liều 20 mg/ngày. Ở liều cao hơn, nên cho trẻ bú 4 giờ sau khi mẹ uống thuốc.

2. Thuốc chống nhiễm trùng

Hầu hết các thuốc kháng sinh xuất hiện trong sữa với lượng rất thấp nên không gây độc. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ không liên quan đến liều lượng như tiêu chảy, phát ban, sốt. Lần tiếp xúc đầu tiên với thuốc trong sữa có thể gây nhạy cảm cho trẻ, dẫn đến khả năng có phản ứng dị ứng ở lần tiếp xúc sau.

- Acyclovir: Thuốc có ảnh hưởng đến lympho bào trong máu ngoại biên.

- Amoxicillin, Ampicillin, Cefadroxil: Bà mẹ uống thuốc này khi cho con bú cần theo dõi tác dụng phụ như phát ban, tiêu chảy.

- Ciprofloxacin: Thuốc gây bệnh khớp và ăn mòn sụn ở vật thí nghiệm. Nên ngưng cho bú mẹ.

- Chloramphenicol: Nên tránh cho con bú trong khi điều trị thuốc và tối thiểu 12 giờ sau ngưng thuốc, vì có nguy cơ ức chế tủy xương.

- Clindamycin: Trẻ có nguy cơ tiêu ra máu.

Quảng cáo

- Dicloxacillin: Đã được dùng điều trị viêm tuyến vú ở bà mẹ và không gây tác dụng phụ.

- Ethambutol: Có khả năng độc cho mắt trẻ, nên tránh.

- Gentamycin: Không cần thiết ngưng bú mẹ vì Aminoglycosid hấp thu kém qua ruột.

- Isoniazide [INH]: Ngừng cho bú mẹ do tác dụng thuốc chống DNA, gây thiếu máu, viêm gan.

- Metronidazole: Có tác dụng sinh ung thư. Cần ngưng sữa mẹ tối thiểu đến 12-48 giờ sau liều thuốc cuối.

- Nalidixic acid, Nitrofurantoin: Mẹ điều trị thuốc này không nên cho trẻ thiếu G6PD bú mẹ vì nguy cơ thiếu máu tán huyết.

- Vermox [Mebendazole]: Có thể làm giảm sữa mẹ. Nên ngưng cho bú 48 giờ sau liều cuối.

3. Thuốc an thần

- Diazepam [Valium]: Gây tình trạng li bì, sụt cân cho trẻ sơ sinh nếu mẹ uống kéo dài.

- Pentobarbital: Mẹ uống thuốc này kéo dài sẽ gây tình trạng ngủ nhiều ở trẻ sơ sinh.

- Phenobarbital: Trẻ cần được theo dõi chuyển hóa gan, tình trạng li bì, phản xạ bú, phát ban.

4. Thuốc đường tiêu hóa

- Cimetidine: Ngừng cho bú vì thuốc có hại cho nội tiết.

- Metoclopramide: Theo dõi tình trạng li bì, rối loạn trương lực ở trẻ. Mẹ nên tránh dùng thuốc này khi cho con bú.

5. Thuốc đường hô hấp

- Chlorpheniramine: Theo dõi tình trạng li bì, phản xạ bú.

- Terbutaline [Bricanyl]: Theo dõi nhanh nhịp tim và kích thích của trẻ.

6. Thuốc nội tiết

- Thuốc kháng giáp: Iodine chống chỉ định bú mẹ vì phản ứng dị ứng, phát ban, bướu giáp ở trẻ [do thuốc ức chế tuyến giáp].

- Thuốc tiểu đường Tolbutamide: Ngừng cho bú mẹ do thuốc ảnh hưởng tới insulin ở trẻ.

7. Thuốc khác

- Atropin: Ức chế bài tiết sữa và nguy cơ ngộ độc atropin. Nên tránh dùng thuốc này khi bú mẹ.

- Azathiopine: Ngừng cho bú vì thuốc khá độc và có khả năng gây ung thư cho trẻ.

- Ergotamin: Ngừng cho bú vì thuốc có tác dụng phụ gây nôn, tiêu chảy, mạch nhẹ, huyết áp không ổn hoặc co giật. Nếu cần điều trị migrain, phải tránh cho trẻ bú 48 giờ sau khi mẹ uống thuốc này.

BS Cam Ngọc Phượng, Sức Khoẻ & Đời Sống

Video liên quan

Chủ Đề