Tdf 3tc efv là thuốc gì

Bài chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Duy Thế – Bệnh viện 175 – TPHCM
Chuyên khoa bệnh nhiệt đới – Chuyên gia tư vấn và điều trị HIV/AIDS với 28 năm kinh nghiệm

Phác đồ điều trị HIV mới nhất của Bộ y tế gồm ít nhất 3 thuốc ARV, được áp dụng điều trị sớm, đòi hỏi tuân thủ đầy đủ và theo dõi trong suốt quá trình chữa trị cho bệnh nhân.

1. Nguyên tắc điều trị HIV theo phác đồ của Bộ y tế

  • Mỗi phác đồ điều trị HIV phải có ít nhất 3 thuốc ARV [Antiretrovirus] – Phác đồ kháng retrovirus hiệu lực cao [HAART – Highly active antiretroviral therapies] để bảo đảm hiệu lực ức chế virus và giảm nguy cơ kháng thuốc;
  • Người nhiễm HIV cần được áp dụng phác đồ điều trị ARV sớm nhất có thể để có hiệu quả cao nhất trong việc phục hồi miễn dịch và giảm lây truyền HIV trong cộng đồng;
  • Người nhiễm HIV cần được điều trị với phác đồ ARV suốt đời, phải tuân thủ điều trị đầy đủ và được theo dõi trong suốt quá trình điều trị.

Tiêu chuẩn điều trị: Tất cả những người nhiễm HIV không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4.

2. Hướng dẫn điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS theo Bộ y tế

Theo quyết định của Bộ Y Tế số 5418/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS” phác đồ điều trị HIV có 3 bậc.

Người nhiễm HIV sẽ được bắt đầu điều trị theo phác đồ bậc 1. Nếu thất bại trong điều trị theo phác đồ bậc 1 [Về mặt lâm sàng, miễn dịch, virus học], bệnh nhân sẽ được chuyển sang điều trị theo phác đồ bậc 2 và cuối cùng là bậc 3.

2.1. Các phác đồ điều trị HIV bậc một cho người lớn [>19 tuổi] và trẻ vị thành niên [10 -19 tuổi]

Phác đồ ưu tiên:

Tenofovir disoproxil fumarat [TDF] + Lamivudin [3TC] hoặc Emtricitabin [FTC] + Efavirenz [EFV]

Phác đồ thay thế :

  • Tenofovir disoproxil fumarat [TDF] + Lamivudin [3TC] hoặc Emtricitabin [FTC] + Dolutegravir [DTG]
  • Tenofovir disoproxil fumarat [TDF] + Lamivudin [3TC] hoặc Emtricitabin [FTC] + Nevirapin [NVP]
  • Zidovudin [AZT] + Lamivudin [3TC] + Efavirenz [EFV]
  • Zidovudin [AZT] + Lamivudin [3TC] + Nevirapin [NVP]

2.2. Các phác đồ điều trị HIV bậc 2 cho người lớn [>19 tuổi] và trẻ vị thành niên [10 – 19 tuổi]

Nếu trong phác đồ điều trị HIV bậc 1 có sử dụng Tenofovir disoproxil fumarate [TDF] thì chuyển sang phác đồ bậc 2 như sau:

Zidovudine [AZT] + Lamivudine [3TC] + Lopinavir/Ritonavir [LPV/r] hoặc Antazanavir/Ritonavir [ATV/r]

Nếu trong phác đồ điều trị bậc HIV 1 có sử dụng Zidovudine [AZT] thì chuyển sang phác đồ bậc 2 như sau:

  • Tenofovir disoproxil fumarat [TDF] + Lamivudin [3TC] + Lopinavir/Ritonavir [LPV/r] hoặc Antazanavir/Ritonavir [ATV/r]
  • Tenofovir disoproxil fumarate [TDF] + Emtricitabin [FTC] + Lopinavir/Ritonavir [LPV/r] hoặc Antazanavir/Ritonavir [ATV/r]

2.3. Các phác đồ điều trị HIV bậc ba cho người lớn [>19 tuổi] và trẻ vị thành niên [10 -19 tuổi]

Darunavir/Ritonavir [DRV/r] + Dolutegravir [DTG] hoặc Raltegravir [RAL] ± 1-2 NRTI

Lựa chọn phác đồ điều trị HIV cho bệnh nhân tùy thuộc vào hiệu quả điều trị trước đó, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình điều trị HIV, đòi hỏi bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ đầy đủ và theo dõi sát để hiệu quả chữa trị là tốt nhất.

3. Khám, tư vấn và điều trị bệnh nhiệt đói tại phòng khám Trường Thọ – bác sĩ Nguyễn Duy Thế

Đến với phòng khám chuyên khoa bệnh nhiệt đới Trường Thọ, bạn sẽ được khám, tư vấn, điều trị như thế nào đề luôn khỏe mạnh và sống lâu:

  1. Bạn được khám, theo dõi và điều trị triệt để các bệnh cơ hội như nhiễm khuẩn, zona, lao, viêm gan B, C…
  2. Bạn sẽ được điều trị thuốc kháng HIV [ARV] sớm nhất.
  3. Bạn được khám lâm sàng định kì mỗi tháng 1 lần để phát hiện các bệnh cơ hội và tác dụng phụ của thuốc ARV. Nếu có bất cứ điều gì bất thường xảy ra bạn sẽ được giải quyết kịp thời.
  4. Bạn được hướng dẫn cách tuân thủ tuyệt đối điều trị ARV để không bị kháng thuốc và thất bại điều trị.
  5. Bạn được theo dõi tình trạng miễn dịch [xét nghiệm CD4] đều đặn 03-06 tháng một lần. Nếu phát hiện có kháng thuốc bạn sẽ được đổi phác đồ kịp thời…
  6. Bạn sẽ được hướng dẫn làm sao có thể kết hôn, sinh con… mà không bị lây nhiễm sang vợ/chồng. Bạn sẽ được giới thiệu tới các BS chuyên khoa giàu kinh nghiệm để điều trị các bệnh có thể gặp như tiểu đường, tăng huyết áp, thoái hóa xương khớp…
  7. Bạn được tư vấn, động viên chia sẻ, cung cấp đầy đủ các kiến thức… để sống chung với HIV và không lây nhiễm sang người thân trong gia đình.
  8. Bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng và các sản phẩm tăng sức đề kháng tốt nhất với chi phí thấp nhất.

CD4 cao, khỏe mạnh sống lâu là cơ hội duy nhất của bạn.

Hãy gọi điện thoại cho tôi:

BS Thế 0967 944 226

Để được khám, tư vấn và điều trị HIV/AIDS sớm nhất

09/08/2021 | 8705 lượt xem | Kiều Trang

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV [PrEP] đã được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam, hiện nay có hàng chục ngàn người đang sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV trên toàn quốc. Tuy nhiên những người mong muốn sử dụng cần lưu ý gì để giảm các tác dụng không mong muốn và đạt hiệu quả cao khi sử dụng.

1. Không sử dụng thuốc ARV điều trị cho người nhiễm HIV để dự phòng trước phơi nhiễm HIV Như chúng ta biết hiện nay thuốc ARV đang được sử dụng với 2 mục đích: - Cho người chưa nhiễm HIV: Để dự phòng không bị nhiễm HIV. - Cho người đã nhiễm HIV để ức chế vi rút HIV không nhân lên từ đó giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và không làm lây truyền HIV sang người khác. Dự phòng trước phơi nhiễm HIV [Pre-Exposure Prophylaxis - PrEP] là sử dụng thuốc ARV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV để dự phòng lây nhiễm HIV. Thuốc kháng vi rút sử dụng trong PrEP là thuốc có chứa Tenofovir và tùy theo từng quốc gia hoặc phác đồ sử dụng, có thể các bác sĩ kê đơn [toa] sử dụng 1 hoặc 2 loại thuốc kháng HIV. Các phác đồ phối hợp hay sử dụng là TDF/FTC [300mg/200mg] hoặc TDF/3TC [300mg/300mg] hoặc TDF [300mg]. Việt Nam, chương trình PrEP đang sử dụng chủ yếu là loại phối hợp 2 thuốc: Tenofovir và Emtricitabine [TDF/FTC].

 


Truvada – một loại thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV Còn thuốc kháng vi rút sử dụng điều trị cho người nhiễm HIV được phối hợp 3 loại thuốc khác nhau, cho người lớn sử dụng phác đồ bậc 1 thường phối hợp các thuốc như: TDF + 3TC [hoặc FTC] + DTG1 hoặc TDF + 3TC + EFV 400 mg hoặc TDF + 3TC [hoặc FTC] + EFV 600mg v.v… Như vậy tuy có chung là thuốc kháng vi rút nhưng mục đích điều trị khác nhau nên cách phối hợp thuốc trong điều trị khác nhau. Vì vậy người chưa nhiễm HIV sử dụng thuốc ARV để dự phòng trước phơi nhiễm HIV không thể sử dụng thuốc của người nhiễm HIV và ngược lại. Việc sử dụng không đúng sẽ có thể làm cho việc dự phòng hay điều trị không có hiệu quả mà còn có thể có tác dụng không mong muốn. Bất cứ ai muốn sử dụng thuốc ARV để dự phòng trước phơi nhiễm HIV cần được khám, xét nghiệm và tư vấn, kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa điều trị HIV/AIDS.

2. Không tùy tiện phác đồ PrEP hàng ngày sang ED PrEP [PrEP tình huống]

Hiện nay PrEP sử dụng hàng ngày để để dự phòng lây nhiễm HIV cho một số  nhóm sau: - Nam có quan hệ tình dục đồng giới. - Người chuyển giới nữ. - Người bán dâm. - Người tiêm chích ma túy. - Bạn tình của người nhiễm HIV mà người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV chưa đạt dưới ngưỡng phát hiện [cón ≥ 200 bản sao/ml máu]; Như vậy PrEP hàng ngày có thể chỉ định cho tất cả người đủ tiêu chuẩn điều trị PrEP. Người sử dụng PrEP sẽ uống thuốc hàng ngày, mỗi ngày một viên và cần uống vào một thời điểm nhất định để tạo ra thói quen uống thuốc đều đặn. Nếu quên liều, cần uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên không được uống quá 2 liều trong một ngày [trong 24 giờ]. Tuy nhiên sử dụng PrEP theo tình huống ED PrEP chỉ được chỉ định sử dụng cho nam quan hệ tình dục đồng giới [MSM] nhưng không có quan hệ tình dục thường xuyên [tần suất quan hệ tình dục trung bình dưới 2 lần/tuần]. Khách hàng đủ tiêu chuẩn sử dụng PrEP nếu muốn  sử dụng PrEP theo tình huống, sẽ được bác sĩ tư vấn trước khi đưa ra quyết định. Cách sử dụng PrEP uống theo tình huống: sử dụng theo công thức: 2 + 1 + 1 tức là: - Uống 2 viên [liều đầu tiên] trước khi quan hệ tình dục từ 2 - 24 giờ.  - Uống viên thứ 3: sau 24 giờ tính từ khi uống liều đầu tiên 

- Uống viên thứ 4: sau 24 giờ tính từ khi uống liều thứ hai. 

Như vậy sử dụng PrEP theo tình huống chỉ sử dụng cho nam quan hệ tình dục đồng giới, do vậy việc chuyển đổi từ sử dụng PrEP hàng ngày sang sử dụng theo tình huống và ngược lại cũng chỉ áp dụng với  đối tượng là nam quan hệ tình dục đồng giới. Việc sử dụng cũng cần lưu ý như sau: - Đang sử dụng PrEP hàng ngày có thể chuyển đổi sang PrEP theo tình huống khi tần suất quan hệ tình dục trung bình dưới 2 lần/tuần và bảo đảm uống thuốc trước 24 giờ hoặc chậm nhất là 2 giờ trước khi quan hệ tình dục. - Chuyển đổi từ PrEP tình huống sang PrEP hàng ngày nếu tần suất quan hệ tình dục từ 2 lần trở lên trong một tuần. Tất cả nam quan hệ tình dục đồng giới muốn chuyển đổi cần thảo luận với bác sĩ và tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.

3. Đã là thuốc, việc sử dụng cần có chỉ định của thầy thuốc, không tự ý sử dụng

PrEP được chỉ định cho người lớn hoặc vị thành niên có các tiêu chuẩn sau: - Xét nghiệm HIV âm tính và, - Trong vòng 6 tháng qua có ít nhất một yếu tố dưới đây: o    Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV ≥ 200 bản sao/ml hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV; o    Có quan hệ tình dục với người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV [người tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới…]; o    Có một trong các yếu tố sau: 1] quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo không sử dụng bao cao su với hơn 01 bạn tình; 2] đã mắc hoặc đang điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; 3] đã sử dụng PEP; 4] Có quan hệ tình dục để đổi lấy tiền hoặc hiện vật; 5] có sử dụng ma túy đá trong khi quan hệ tình dục; 6] có nhu cầu sử dụng PrEP; o    Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích. PrEP không chỉ định điều trị PrEP cho các trường hợp sau: - HIV dương tính; - Độ thanh thải creatinin ước tính < 60 ml/phút; - Có dấu hiệu nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV; - Dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP; - Dưới 35 kg Một điểm cũng cần lưu ý nữa là không chỉ định PrEP nếu có phơi nhiễm với HIV trong vòng 72 giờ qua. Cũng không cần chỉ định PrEP nếu chỉ có một bạn tình duy nhất, xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV đang điều trị ARV

Chủ Đề