Thủ tục đăng ký xe ô tô của doanh nghiệp

Pháp luật hiện nay dành nhiều ưu đãi trong việc mua xe đăng ký tên doanh nghiệp. Do vậy, khi đứng trước vấn đề này, chủ doanh nghiệp hoặc người lao động trong doanh nghiệp phân vân nên mua xe đăng ký tên của mình hay tên doanh nghiệp. Công ty Việt Luật sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua việc làm rõ ưu điểm, nhược điểm của từng vấn đề này như sau:

Thủ tục đăng ký xe ô tô của doanh nghiệp

Nội dung bài viết

  • 1. Lợi ích của việc mua xe đăng ký tên doanh nghiệp
  • 2. Rủi ro của việc mua xe đăng ký tên doanh nghiệp

1. Lợi ích của việc mua xe đăng ký tên doanh nghiệp

  • Thứ nhất, được khấu trừ VAT hóa đơn đầu vào với điều kiện có xuất VAT hóa đơn đầu ra theo ngành nghề kinh doanh. Tức là chủ sở hữu xe mang tên doanh nghiệp thì thuế giá trị gia tăng công ty trả sẽ được coi là thuế giá trị gia tăng đầu vào và khi quyết toán thuế có thể được khấu trừ cho công ty.
  • Thứ hai,  được tính khấu hao xe (lấy giá trị xe chia cho số năm tính theo quy định và khấu trừ vào lợi nhuận doanh nghiệp). (Ví dụ: Bạn mua xe 1 tỷ  (không bao gồm Thuế VAT) đăng ký khấu hao với cơ quan thuế khấu hao 5 năm thì mỗi năm bạn đưa vào chi phí hợp lý là: 1 tỷ : 5 năm = 200 triệu/ năm).
  • Thứ ba, hoá đơn về xăng, dầu, sửa chữa, bảo dưỡng… được kê khai và khấu trừ VAT. Ví dụ số tiền xăng phải trả rẻ hơn tư nhân 10%) và công ty là chủ thể chịu chi phí phát sinh miễn là bạn xuất được hoá đơn đỏ hoặc hoá đơn hợp lệ khác.

Về mặt pháp luật, khi xe đăng ký tên công ty thì đã là tài sản công vụ của doanh nghiệp. Những lợi ích trên sẽ phù hợp với trường hợp bạn là chủ doanh nghiệp và mua xe đăng ký tên doanh nghiệp. Nếu không, trường hợp bạn chỉ là người lao động của công ty hoặc thậm chí không liên quan đến công ty, những rủi ro mà việc đăng ký này mang lại sẽ lớn hơn những lợi ích mà bạn có thể nhận được.

2. Rủi ro của việc mua xe đăng ký tên doanh nghiệp

  • Thứ nhất, rủi ro về mất trắng xe. Như đã phân tích ở trên, do đăng ký tên doanh nghiệp nên về mặt pháp lý thì xe thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp có toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt.

Khi doanh nghiệp gặp các rủi ro như thua lỗ, nợ nần….. thì ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền có quyền kê biên, phong tỏa hoặc tịch thu chiếc xe

  • Nếu là công ty cổ phần thì tài sản là chiếc xe này của các thành viên góp vốn được coi là tài sản chung theo cổ phần của công ty
  • Thứ hai, rủi ro trong việc bán xe. Khi xe đứng tên công ty thì việc bán rất khó khăn bởi thực tế người mua hay đại lý thu mua xe thường không chuộng các loại xe có nguồn gốc này. Bởi lẽ họ cho rằng xe của công ty thì nhiều người sẽ sử dụng và không có ý thức bảo quản xe do không phải do của mình.
  • Thủ tục hành chính trong việc mua bán cũng khá phức tạp bao gồm các giấy tờ như văn bản công chứng giấy tờ mua bán xe, công ty phải xuất hoá đơn VAT, đóng thuế trước bạ, thuế giá trị gia tăng và lệ phí sang tên đổi chủ, thủ tục khấu hao tài sản,….
  • Thứ ba, thủ tục rắc rối trong quá trình sử dụng xe. Khi xe đăng ký tên cá nhân thì nếu có vi phạm hành chính thì bạn chỉ cần có CMND của bạn và giấy tờ xe mang bên bạn, mọi thủ tục giải quyết cũng đơn giản hơn vì bạn là chủ sẽ và có toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, việc xe đăng ký tên doanh nghiệp thì phải có giấy tờ giới thiệu của doanh nghiệp để giải quyết. Bạn cũng không có toàn quyền quyết định mà công ty mới là chủ thể có quyền quyết định.

Sau khi đã cân nhắc lợi ích và bất cập của việc mua xe đăng ký tên doanh nghiệp mà vẫn có ý định đăng ký xe mang tên doanh nghiệp thì Công ty Việt Luật lưu ý bạn những vấn đề sau:

– Trên hợp đồng mua xe + Hóa đơn GTGT mua xe phải ghi rõ tên Công ty, Địa chỉ, mã số thuế theo Giấy phép kinh doanh. Người đại diện pháp luật của công ty là người ký hợp đồng. Nếu bạn muốn là người thực hiện mà không phải người đại diện theo pháp luật của công ty thì phải có giấy ủy quyền theo quy định.

– Kiểm tra Cà vẹt xe có đúng tên công ty không để tránh phiền phức các thủ tục sửa sau này.

– Đăng ký ngành vận tải hành khách bằng đường bộ, vận tải hàng hóa bằng đường bộ (nếu công ty bạn hoạt động trong lĩnh vực này để được khấu trừ chi phí).

Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào, hãy LIÊN HỆ ngay đến Công ty tư vấn Việt Luật để được giải đáp: 0965 999 345

​​​​Tin Bán xe website hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các thông tin chính xác về đánh giá review xe hơi, cập nhật bảng giá xe oto mới nhất. Và là nơi chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về xe oto. Chúng tôi k trực tiếp bán xe, nếu có nhu cầu mua bán xe oto bạn hay liên hệ với người đăng tin.

Tổng chi phí để làm giấy tờ ô tô = thuế trước bạ + phí đăng ký xe (kèm biển số) + phí đăng kiểm xe( kèm bảo hiểm trách nhiệm dân sự)

Ví dụ: Một chiếc xe Honda City 2023 có giá 600 triệu đồng thì chi phí cho việc làm giấy tờ xe tại Hà Nội sẽ là:

– Phí trước bạ (12%): 72.000.000 đồng.

– Phí sử dụng đường bộ (1 năm): 1.560.000 đồng.

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (1 năm): 794.000 đồng.

– Phí đăng ký biển số: 20.000.000 đồng.

– Phí đăng kiểm: 340.000 đồng

– Tổng chi phí: 694.694.000 đồng./.

Bước 1 Trong thủ tục đăng kí xe ô tô :  Đóng thuế phí trước bạ 

 

Thủ tục đăng ký xe ô tô của doanh nghiệp

Lệ phí trước bạ trong thủ tục đăng ký xe ô tô

Cách tính lệ phí trước bạ

Lệ phí trước bạ phải nộp = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)

Giá tính lệ phí trước bạ khi mua ô tô được Nhà nước quy định cụ thể với từng loại xe (Theo Quyết định 618/QĐ-BTC về bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy và được sửa đổi tại Quyết định 1112/QĐ-BTC và Quyết định 2064/QĐ-BTC).

Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Tùy thực tế địa phương HĐND tỉnh quyết định mức thu có thể cao hơn nhưng không quá 15%. (Hiện nay, Hà Nội có mức lệ phí trước bạ cao nhất, 12%).

Thủ tục đăng ký xe ô tô của doanh nghiệp

 Khai Thủ tục đăng ký xe ô tô

Quy trình đóng lệ phí trước bạ xe ô tô

– Đưa hồ sơ đến cơ quan Thuế quận/huyện nơi chủ xe đăng ký thường trú. (Hồ sơ bao gồm 1 bản chính và 1 bản photo. )

– Đến cơ quan Thuế, người mua xe sẽ được hướng dẫn các thủ tục và kê khai tờ khai Thuế.

– Đóng phí trước bạ xe ô tô, nhận biên lai chứng nhận đã hoàn tất đóng thuế. Lúc này, người mua xe sẽ cầm bộ hồ sơ gốc về, còn bộ hồ sơ photo cơ quan Thuế sẽ giữ lại. (Nên kiểm tra kĩ thông tin trên biên lai)

Hồ sơ khai lệ phí trước bạ nộp tại Chi cục Thuế quận/huyện nơi đăng ký quyền sở hữu xe hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đối với hồ sơ khai lệ phí trước bạ điện tử.

Sau khi đóng lệ phí trước bạ, cơ quan Thuế sẽ trả biên lai cho người nộp thuế.

Bước 2 Trong thủ tục đăng kí xe ô tô : Đăng ký và nhận cấp biển số 

Thủ tục đăng ký xe ô tô của doanh nghiệp

 Thủ tục đăng ký xe ô tô A-Z

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký xe ô tô

Theo Quyết định 933/QĐ-BCA-C08 do Bộ Công an ban hành ngày 11/02/2020, để đăng ký xe ô tô, chủ xe chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Giấy khai đăng ký xe;

– Chứng từ chuyển quyền sở hữu của xe (bản gốc hóa đơn mua bán xe giữa đại lý và người mua xe);

– Chứng từ lệ phí trước bạ;

– Chứng từ nguồn gốc của xe (Bản photo hóa đơn mua bán xe giữa nhà sản xuất xe và đại lý bán xe);

– Giấy tờ của chủ xe (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; Sổ hộ khẩu);

– Bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của xe.

Mức phí cho thủ tục đăng ký xe ô tô, cấp biển xe ô tô mới

Đối với dòng xe du lịch từ 5 chỗ đến 10 chỗ ngồi:

– Khu vực I (bao gồm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh): 2 triệu đồng

– Khu vực II (bao gồm các thành phố trực thuộc Trung ương trừ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các Thành phố và thị xã trực thuộc tỉnh): 1 triệu đồng

– Khu vực III (gồm những khu vực ngoài khu vực I và II): 200 nghìn đồng

Tiến hành thủ tục đăng ký xe

Hình thức nộp : Trực tiếp

Trực tiếp tại trụ sở trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các điểm đăng ký xe của Phòng.

Thời hạn giải quyết: Từ thứ 2 đến thứ 7 (theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).

Cấp ngay biển số sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ; cấp giấy chứng nhận đăng ký xe thì thời hạn hoàn thành thủ tục không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Hình thức nộp : Trực tuyến 

Nộp Giấy khai đăng ký xe điện tử trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến.

Thủ tục đăng ký xe ô tô của doanh nghiệp

 Khai Thủ tục đăng ký xe ô tô Online

Các Bước Trình tự thực hiện

Thủ tục đăng ký xe ô tô của doanh nghiệp

 Thủ tục đăng ký xe ô tô lấy biển số xe

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp biển số xe tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các điểm đăng ký xe của Phòng Cảnh sát giao thông.

Kiểm tra đối chiếu giấy tờ chủ xe, giấy khai đăng ký xe với các giấy tờ của xe.

Sắp xếp hồ sơ theo thứ tự: Giấy khai đăng ký xe, giấy tờ lệ phí trước bạ, giấy tờ chuyển quyền sở hữu, giấy tờ nguồn gốc và các giấy tờ của xe liên quan đến chủ xe (nếu có), đánh số thứ tự, thống kê, trích yếu tài liệu vào bìa hồ sơ.

Nếu hồ sơ đăng ký xe không đảm bảo thủ tục theo quy định thì hướng dẫn cụ thể, đầy đủ một lần cho chủ xe hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp chủ xe khai đăng ký xe trực tuyến trên các Cổng Dịch vụ công trực tuyến: Dữ liệu điện tử giấy khai đăng ký xe trực tuyến sẽ được Cổng dịch vụ công Quốc gia truyền về hệ thống đăng ký xe của Cục Cảnh sát giao thông, hệ thống tự động ra thông báo cho chủ xe.

Chủ xe mang xe, hồ sơ xe đến cơ quan đăng ký xe để thực hiện đăng ký xe theo quy định.

Các thông tin trong Giấy khai đăng ký xe trực tuyến do chủ xe kê khai, bao gồm dữ liệu điện tử về nguồn gốc xe (xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu), dữ liệu điện tử về lệ phí trước bạ.

Bước 3:

  1. a) Trực tiếp đối chiếu nội dung trong giấy khai đăng ký xe với thực tế xe, gồm: Nhãn hiệu, loại xe, số máy, số khung, màu sơn, số chỗ ngồi, số chỗ đứng, số chỗ nằm, năm sản xuất, tải trọng và các thông số kỹ thuật khác; kiểm tra toàn bộ, chi tiết hình dáng kích thước, tổng thành khung, tổng thành máy của xe;
  2. b) Chà số khung dán vào giấy khai đăng ký xe, đối chiếu số máy thực tế so với bản chà số máy dán tại giấy khai đăng ký xe và ký xác nhận kiểm tra lên bản chà số máy, số khung đó (một phần chữ ký trên bản chà, phần còn lại trên giấy khai đăng ký xe); ghi rõ ngày, tháng, năm và họ, tên cán bộ kiểm tra xe.

Trường hợp cơ quan Hải quan xác nhận xe chỉ có số VIN, không có số máy, số khung thì lấy số VIN thay thế cho số khung (chụp ảnh số VIN thay thế cho bản chà số khung), đóng số máy theo biển số.

Bước 4: Nhập thông tin chủ xe, thông tin xe vào hệ thống đăng ký, quản lý xe; cập nhật trạng thái: xe tạm nhập tái xuất, xe miễn thuế, xe được cơ quan đăng ký giải quyết đóng lại số khung, số máy (nếu có), xe thế chấp ngân hàng.

Bước 5: Hướng dẫn chủ xe kiểm tra thông tin: Chủ xe và xe, cấp biển số ngẫu nhiên trên hệ thống đăng ký, quản lý xe theo quy định; ghi biển số vào giấy khai đăng ký xe.

Bước 6: Cấp giấy hẹn cho chủ xe; trường hợp chủ xe có yêu cầu chuyển chứng nhận đăng ký xe qua Bưu điện thì hướng dẫn chủ xe làm thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ chuyển phát chứng nhận đăng ký xe.

Bước 7: Thu lệ phí đăng ký xe theo quy định.

Bước 8: Trả biển số xe (hướng dẫn chủ xe lắp biển số vào vị trí theo thiết kế của xe); trường hợp xe ô tô chỉ lắp được 2 biển số dài hoặc 1 biển ngắn và 1 biển dài thì cho đổi biển số xe, kinh phí chủ xe chi trả theo quy định.

Bước 9: Hướng dẫn chủ xe kẻ, ghi biển số, khối lượng chuyên chở, khối lượng bản thân, tên chủ xe đối với các loại xe ô tô theo quy định.

Bước 3 Trong thủ tục đăng kí xe ô tô : Đăng kiểm & Nộp Bảo Hiểm dân sự

Thủ tục đăng ký xe ô tô của doanh nghiệp

Thủ tục Đăng kiểm xe ô tô

Hồ sơ đăng kiểm xe ô tô bao gồm:

– Giấy đăng ký xe hoặc giấy hẹn (bản chính)

– 01 bộ cà số khung, số máy

– Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (bản sao)

– Hóa đơn Đại lý bán xe xuất cho Khách hàng (bản sao)

– Giấy giới thiệu đăng ký vào đơn vị vận chuyển (đối với xe kinh doanh vận chuyển hành khách)

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Mức phí đăng kiểm ô tô gồm những gì ?

Ngoài phí đăng kiểm xe ô tô, chủ xe còn phải nộp thêm phí bảo trì đường bộ. Thông thường, chủ xe nên nộp phí bảo trì đường bộ theo thời gian chu kỳ đăng kiểm phương tiện đó.

Phí đăng kiểm xe ô tô: Tùy từng loại phương tiện mà sẽ có mức phí đăng kiểm khác nhau. Ví dụ xe ô tô dưới 10 chỗ phí là 240.000 đồng, xe ô tô từ 10 – 24 ghế phí là 280.000 đồng…..

Bạn có thể tham khảo bảng phí đăng kiểm xe ô tô trên mạng để biết thêm chi tiết. Phí cấp giấy chứng nhận kiểm định là 50.000 đồng.

Phí bảo trì đường bộ: Mức phí bảo trì đường bộ được quy định thời gian từ 6 – 30 tháng. Xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi sẽ đóng phí đường bộ từ 780.000 đồng – 3.660.000 đồng.

Bảng lệ phí bảo trì đường bộ được quy định cụ thể trong Nghị định số 18/2012/NĐ-CP.

Bảo hiểm dân sự bắt buộc : Đối với bảo hiểm dân sự dành cho xe ô tô thì mức giá dao động từ 400.000 đồng – hơn 4.000.000 đồng tùy vào từng loại xe.

Địa Chỉ đăng kiểm ô tô

Người mua xe đăng kiểm xe ô tô tại các Chi cục đăng kiểm ở địa phương cư trú. hiện tại có hơn 90 điểm đăng kiểm tại các tỉnh, thành trên toàn quốc.

Đối tượng thực hiện đăng ký xe ô tô

Công dân Việt Nam, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức,

Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,

Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài,

Hợp tác xã

Cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký xe ô tô

Cơ quan có thẩm quyền: Chi cục Thuế nhà nước, Phòng Cảnh sát giao thông , Cơ Quan Đăng kiểm được nhà nước cấp phép

Thủ tục đăng ký xe ô tô của doanh nghiệp

Cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký xe ô tô

Địa chỉ tiếp nhận Hồ sơ đăng ký xe ô tô

Nộp thuế :

Phòng thuế – chi cục thuế tại địa phương khách hàng đăng kí thường trú

Đăng kí – Lấy biển số xe :

Trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các điểm đăng ký xe của Phòng.