Thứ trưởng bộ giáo dục hiện nay là ai

Tân Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh [trái], tân Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan [phải]

Cụ thể, tại Quyết định số 1388/QĐ-TTg, Thủ tướng điều động, bổ nhiệm bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bà Ngô Thị Minh quê quán phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, SN: 26/1/1964. Trình độ: Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.Hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo có 3 thứ trưởng là ông Nguyễn Hữu Độ, ông Nguyễn Văn Phúc và ông Phạm Ngọc Thưởng.Tại Quyết định số 1389/QĐ-TTg, Thủ tướng bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Hoan - Chánh Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giữ chức Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.Ông Nguyễn Bá Hoan từng đảm nhận chức Phó Chánh Văn phòng, đến ngày 20/1/2015, ông được bổ nhiệm Chánh Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.Hiện tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có 3 Thứ trưởng là ông Lê Tấn Dũng, ông Lê Văn Thanh và bà Nguyễn Thị Hà. Vào đầu tháng 9/2020, 1 thứ trưởng của Bộ này là ông Lê Quân đã được đại biểu HĐND tỉnh Cà Mau biểu quyết bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Ông Hoàng Minh Sơn

Cụ thể, tại Quyết định 1496/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Hoàng Minh Sơn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn sinh năm 1969, nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Điều khiển - Tự động hóa của Đại học Tổng hợp kỹ thuật Dresden, Đức năm 1998.

Ông về làm giảng viên Khoa Điện, nay là Viện Điện, của Đại học Bách khoa Hà Nội, rồi giữ chức Trưởng phòng Đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tiếp đó, ông Sơn được bổ nhiệm giữ chức Phó hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo sau đại học, đào tạo quốc tế, truyền thông và quan hệ công chúng.

Từ năm 2015, ông là hiệu trưởng thứ 12 của trường Đại học Bách khoa.

Học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM năm 2021 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Trong hai ngày 12 và 13-5, Trung tâm SEAMEO RETRAC phối hợp với ban thư ký SEAMEO tổ chức hội thảo khu vực về "Tăng cường giáo dục chất lượng, công bằng và hòa nhập tại Đông Nam Á thông qua đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục".

SEAMEO RETRAC là trung tâm khu vực thuộc tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á, với một trong nhiều mục tiêu là hỗ trợ các nước trong khu vực xác định và giải quyết các vấn đề giáo dục.

Tham dự hội thảo ngày 12-5 có đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam và nhiều nhà giáo dục đến từ các cơ quan Chính phủ, các cơ sở giáo dục khu vực Đông Nam Á.

Ông Nguyễn Văn Phúc - thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo - cho biết trong thời gian qua, Việt Nam ghi nhận nhiều bước phát triển về lĩnh vực giáo dục. Tỉ lệ xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học nằm trong nhóm cao hàng đầu. Tỉ lệ người dân vào đại học cũng ở mức cao so với những quốc gia đang phát triển khác.

Trong chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á [SEA PLM], học sinh Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á ở cả 3 năng lực được khảo sát gồm đọc hiểu, viết, toán học.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho rằng Việt Nam sẽ hoàn thành được những mục tiêu về phát triển giáo dục bền vững và công bằng theo tiêu chí của nhiều dự án quốc tế và Liên Hiệp Quốc, tuy nhiên vẫn còn 2 thử thách lớn đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực.

Thứ nhất là tăng cường kỹ năng cho học sinh, sinh viên Việt Nam, nhằm đáp ứng hơn nữa đòi hỏi của các doanh nghiệp trong tình hình mới.

Thứ hai là hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa cho những học sinh, sinh viên ở những nơi khó khăn, những khu vực vùng sâu, vùng xa.

Ông Phúc cho biết ngành giáo dục sẽ tăng cường cải thiện môi trường giáo dục để phát triển hơn nữa năng lực cho học sinh, sinh viên. Trong đó có yêu cầu nâng cao cơ sở vật chất và mở rộng cơ hội tiếp cận nghề nghiệp cho các bạn trẻ.

Theo ông Phúc, COVID-19 đã đặt ra nhiều khó khăn cho giáo dục. Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục xây dựng các chính sách về hỗ trợ tài chính cho những học sinh vùng sâu, dân tộc thiểu số hay trẻ em gái,… Mục tiêu cuối là tạo ra sự công bằng cho tất cả học sinh trên cả nước.

Tiến sĩ Hồ Thanh Mỹ Phương, giám đốc SEAMEO RETRAC, phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Tiến sĩ Ethel Agnes P.Valenzuela, phó giám đốc ban thư ký SEAMEO, cho biết một trong những mục tiêu mà các nước thành viên hướng tới sẽ là trợ giúp quá trình đổi mới giáo dục thông qua cách tiếp cận công nghệ, bắt kịp với những chuyển biến trong tương lai.

Các nước thành viên sẽ tăng cường dự báo những thay đổi trong các xu hướng giáo dục phát sinh, đặc biệt ở thời hậu COVID-19. Các nhóm học sinh dễ bị tác động, những em ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cần được ưu tiên trong các chính sách liên quan đến giáo dục ở các nước.

11 cơ sở giáo dục Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng đại học châu Á

TRỌNG NHÂN

Công bố quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao quyết định bổ nhiệm cho tân Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn

VTV.vn - Tân Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, có nhiều năm công tác tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Ngày 8/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Hoàng Minh Sơn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ GDĐT.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ GDĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trân trọng cảm ơn Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, các Ban đảng Trung ương đã quan tâm, ủng hộ và hỗ trợ Bộ GDĐT trong quá trình kiện toàn nhân sự Thứ trưởng mới.

Bộ trưởng cho biết, PGS.TS Hoàng Minh Sơn được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục đang tập trung triển khai thực hiện Luật Giáo dục 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các nhiệm vụ quan trọng khác.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, có nhiều năm công tác tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, một trường đại học lớn, có bề dày truyền thống, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Trước khi trở thành Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đồng chí Hoàng Minh Sơn đã kinh qua nhiều chức vụ như giảng viên, Trưởng phòng Đào tạo, Phó Hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo sau đại học, đào tạo quốc tế, truyền thông và quan hệ công chúng.

Tân Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhận hoa chúc mừng của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các Thứ trưởng Bộ GDĐT

Bộ trưởng tin tưởng, với năng lực và kinh nghiệm công tác, tân Thứ trưởng sẽ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được phân công, trước hết là thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh tự chủ đại học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành Giáo dục, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà.

Bộ trưởng đề nghị tân Thứ trưởng phát huy trí tuệ, kinh nghiệm và tinh thần đoàn kết, sớm nắm bắt công việc được phân công, nỗ lực phấn đấu cùng tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ GDĐT lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Vinh dự khi được Đảng, Chính phủ tin tưởng giao trọng trách mới, tân Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, đây đồng thời là cơ hội được cùng tập thể lãnh đạo Bộ GDĐT đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển GDĐT của đất nước.

Tân Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu nhậm chức

Tân Thứ trưởng nhận định, trong giai đoạn 5 năm, 10 năm tới bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều thay đổi, tác động lớn tới lĩnh vực GDĐT, với những thách thức và cơ hội lớn đan xen. Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định đường lối, chủ trương và chính sách đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT, coi GDĐT và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đào tạo nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học và Nghị định hướng dẫn Luật có hiệu lực thi hành với trọng tâm là tự chủ đại học, cạnh tranh giáo dục đại học quốc tế ngày càng gay gắt, cùng với xu thế chuyển đổi số và tiến bộ của công nghệ sẽ làm thay đổi nhanh chóng bức tranh giáo dục đại học Việt Nam trong những năm tới.

Trong bối cảnh đó và trên cương vị mới, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cam kết dành hết tâm sức và trí tuệ để giúp việc hiệu quả cho Bộ trưởng trong lĩnh vực công tác được phân công, nỗ lực hết mình để đáp ứng kỳ vọng của các cấp lãnh đạo đã tin tưởng giao nhiệm vụ, sự tín nhiệm của tất cả các đồng chí và bè bạn, đồng nghiệp đã tin yêu.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tân Thứ trưởng mong muốn tiếp tục nhận được sự hướng dẫn và phối hợp hiệu quả từ các đồng chí lãnh đạo Bộ GDĐT; sự chỉ đạo, phối hợp và hỗ trợ từ các cơ quan trung ương, các địa phương; sự đồng hành, ủng hộ từ các cơ quan truyền thông, báo chí; sự hợp tác và hỗ trợ từ các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; các cơ sở giáo dục, đào tạo và đặc biệt là từ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong toàn ngành.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn, sinh năm 1969, nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành điều khiển - tự động hóa của Đại học Tổng hợp kỹ thuật Dresden, Đức năm 1998.

Ông về làm giảng viên khoa Điện, nay là Viện Điện của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; rồi giữ chức Trưởng phòng Đào tạo đại học; sau đó là Phó Hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo sau đại học, đào tạo quốc tế, truyền thông và quan hệ công chúng trước khi trở thành Hiệu trưởng thứ 12 của ĐH Bách khoa Hà Nội.

Như vậy, ông Hoàng Minh Sơn trở thành vị Thứ trưởng thứ 5 của Bộ GD&ĐT cho tới thời điểm này. Các Thứ trưởng đương nhiệm gồm ông Nguyễn Hữu Độ, ông Nguyễn Văn Phúc, ông Phạm Ngọc Thưởng và bà Ngô Thị Minh. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là ông Phùng Xuân Nhạ.

Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội làm Thứ trưởng Bộ GD&ĐT

VTV.vn - Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là vị Thứ trưởng thứ 5 của Bộ này cho đến thời điểm hiện tại.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online!

Từ khóa:

ĐH Bách khoa Hà Nội, thứ trưởng bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Video liên quan

Chủ Đề