Sinh viên không tham gia khám sức khỏe đầu vào sẽ bị xử lý như thế nào?

09:49, 06/10/2021

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng, vẻ vang của mỗi công dân. Người có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự có thể đối mặt với các chế tài xử lý khác nhau, trong đó có thể bị phạt tù đến 05 năm. Tuy nhiên, nếu người đó chỉ không chấp hành lệnh gọi đi khám sức khỏe thôi thì có bị xử lý hình sự?

Không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có bị xử lý hình sự? [Ảnh minh họa]

Pháp luật hình sự quy định xử lý việc trốn tránh nghĩa vụ quân sự ra sao?

Điều 332 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

“Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Theo cấu thành tội phạm của tội danh này thì một người được coi là phạm Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự khi thực hiện 01 trong 03 hành vi:

[1] Không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự;

[2] Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ;

[3] Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện.

Trong đó, không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự là hành vi của người thuộc đối tượng phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không thực hiện đăng ký hoặc thực hiện không đúng việc đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

Hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là hành vi người đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi nhập ngũ nhưng không nhập ngũ hoặc đã đến nơi giao nhận quân nhưng lại bỏ trốn. Thời điểm được coi là có lệnh nhập ngũ là thời điểm người đó nhận được lệnh gọi nhập ngũ của Chỉ huy trưởng BCH quân sự cấp huyện.

Còn hành vi không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện là hành vi người có đủ điều kiện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 phải thực hiện việc tập trung huấn luyện và đã có lệnh gọi tập trung huấn luyện nhưng không đến nơi tập trung huấn luyện hoặc có đến nhưng bỏ về, trốn tránh việc thực hiện chương trình huấn luyện.

Như vậy, từ những phân tích trên, có thể thấy hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không phải là hành vi cấu thành cơ bản của Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự tại Điều 332 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Nhưng không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe cũng tương đương với không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

Thật vậy, việc không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là 01 trong 04 hành vi được xem là trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự theo khoản 8 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, bao gồm:

[i] Không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự;

[ii] Không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

[iii] Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ;

[iv] Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Xem xét đến các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự cũng như các quy định khác trong Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì đăng ký nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là hai hoạt động độc lập, tách biệt với nhau.

Cùng với đó, tại khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe là việc “thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm NVQS đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện”.

Đồng thời, qua thực tiễn hoạt động đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ hằng năm thì khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là hoạt động tiếp theo của việc đăng ký nghĩa vụ quân sự; trên cơ sở kết quả khám sức khỏe của từng công dân, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra lệnh gọi công dân đó nhập ngũ nếu cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn khác về độ tuổi, chính trị, văn hóa.

Như vậy, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là bước chuyển tiếp giữa hoạt động đăng ký nghĩa vụ quân sự và hoạt động nhập ngũ, nếu không thực hiện khám sức khỏe thì không thể nhập ngũ được. Hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe xâm hại đến hoạt động của cơ quan nhà nước trong quản lý hành chính về thực hiện nghĩa vụ quân sự với tính chất, mức độ tương tự hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi nhập ngũ.

Vậy có được xử lý hình sự đối với hành vi cố tình trốn tránh lệnh gọi khám sức khỏe này không?

Đối chiếu với những quy định cụ thể như đã phân tích trên đây, Điều 332 Bộ luật Hình sự hiện hành đã “không quy định về” hành vi “không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự”, do đó không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi “không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự”. Nội dung này cũng được nêu ra và giải đáp trong mục 11 phần I Công văn 5887/VKSTC-V14 ngày 05/12/2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS, BLTTHS năm 2015 và thi hành án hình sự.

Như vậy, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, có thể khẳng định người trốn tránh lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Đây có thể coi là điểm chưa hoàn thiện trong quy định pháp luật của Điều 332 Bộ luật Hình sự hiện hành, và cần phải được sửa đổi, bổ sung trong thời gian sắp tới để tăng cường tính răn đe đối với người vi phạm cố tình trốn tránh việc khám sức khỏe nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Bảo Ngọc

Đất nước càng phát triển thì việc quan tâm đến an sinh xã hội càng phải được để tâm, đặc biệt là vấn đề sức khỏe. Đối tượng cần được bảo đảm về sức khỏe để giúp đất nước phát triển ngoài trẻ em đương nhiên cần lưu ý đến tầng lớp người lao động – người trực tiếp tham gia lao động, sản xuất làm ra của cải vật chất nhất.

Khám sức khỏe cho người lao động thường xuyên giúp cho người sử dụng lao động đánh giá được mức độ phù hợp về sức khỏe của người lao động với công việc đang thực hiện; qua đó nếu phát hiện được bệnh tiềm tàng phát sinh do tiếp xúc môi trường nghề nghiệp thì kịp thời chữa trị.

Nhà nước cũng nhận thấy vấn đề quan tâm đến sức khỏe người lao động cần chú trọng nên có quy định về việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Vậy về việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp được quy định ra sao, bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

1. Quyền được khám sức khỏe định kỳ của người lao động:

Trong quá trình tuyển dụng việc làm thì người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người ứng tuyển có đủ đáp ứng được tiêu chuẩn để tham gia làm việc làm một tiêu chí đánh giá để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

Sau khi được tuyển dụng và đi làm trong doanh nghiệp, theo Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động thì người lao động có quyền được chăm sóc sức khỏe. Cụ thể quyền được khám sức khỏe định kỳ của người lao động như sau:

+ Mỗi năm ít nhất một lần, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho tất cả lao động.

Đối với những đối tượng lao động đặc biệt như những người lao động  làm nghề, công việc  nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

+ Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

+ Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

+ Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

Xem thêm: Thời hạn của giấy khám sức khỏe? Quy định về giấy khám sức khoẻ?

+ Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

Tóm lại, theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì người lao động bình thường ít nhất mỗi năm một lần và những người lao động đặc biệt ít nhất 06 tháng một lần phải được khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe định kỳ là quyền của người lao động và luật đã định thì tham gia khám sức khỏe là nghĩa vụ của người lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm, nghĩa vụ tổ chức khám sức khỏe và quản lý hồ sơ sức khỏe cho người lao động. Điều này cũng được Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

+ Người sử dụng lao động dựa vào quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với từng ngành nghề, công việc và giấy khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.

+ Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Sau đó tiến hành lập, lưu giữ để quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động thông thường; đặc biệt quản lý hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp.

+ Sau khi khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo kết quả cho họ biết.

+ Hằng năm, người sử dụng lao động phải lập báo cáo về việc quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn theo luật định.

Tại Thông tư số 19/2016/TT-BYT cũng quy định cụ thể các nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động làm việc trong công ty của mình. Trong các nghĩa vụ về bảo đảm sức khỏe thì việc khám sức khỏe định kỳ được quy định là người sử dụng lao động phải quản lý sức khỏe và lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động.

Xem thêm: Nghĩa vụ thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Vậy nên, doanh nghiệp phải tiến hành lập, lưu giữ và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân các lao động, hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe toàn bộ lao động.

Nếu người sử dụng lao động mà không thực hiện việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, lập và quản lý hồ sơ sức khỏe theo quy định pháp luật thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính.

2. Chi phí khám sức khỏe định kỳ của người lao động:

Theo quy định pháp luật thì toàn bộ chi phí dùng cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp sẽ do người sử dụng lao động cho trả. Theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì số tiền chi trả này người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Do đó, tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động làm việc tại công ty của mình và phải trả toàn bộ số tiền cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ sau đó sẽ hạch toán vào chi phí doanh nghiệp.

Như vậy, khi tham gia khám sức khỏe định kỳ, người lao động không phải mất bất kỳ một chi phí nào. Đây là quyền lợi được hưởng và hoàn toàn miễn phí đối với người lao động.

3. Trình tự, thủ tục khám sức khỏe định kỳ của người lao động:

Khi tiến hành khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp thì hồ sơ khám sức khỏe gồm những giấy tờ sau:

+ Sổ khám sức khỏe định kỳ [có mẫu theo Phụ lục số 03 ban hành kèm Thông tư 14/2013/TT-BYT].

+ Nếu người lao động khám sức khỏe định kỳ riêng lẻ: phải có giấy giới thiệu của doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc.

Xem thêm: Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động

Nếu người lao động khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng [tức khám theo đợt tập trung do doanh nghiệp tổ chức]: phải có tên trong danh sách lao động khám sức khỏe định kỳ do doanh nghiệp lập [lập bằng văn bản có dấu xác nhận].

Cơ sở khám sức khỏe định kỳ sau khi nhận được hồ sơ sẽ tiến hành khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định pháp luật. Sau khi khám xong, cơ sở khám sức khỏe sẽ ghi kết luận cùng chữ ký xác nhận vào sổ khám sức khỏe định kỳ. Tiếp đó, trả lại sổ khám sức khỏe định kỳ cho người lao động nếu khám sức khỏe đơn lẻ; chuyển cho người sử dụng lao động hoặc cho người lao động theo như hợp đồng đã thỏa thuận nếu thuộc trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng.

Sau khi khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, người sử dụng lao động có thể tự mình hoặc ủy quyền cho cơ sở khám sức khỏe thông báo kết quả cho người lao động biết. Tình trạng sức khỏe của người lao động sau mỗi lần thăm khám được ghi đầy đủ vào sổ khám sức khỏe định kỳ của mỗi người.

Tất cả hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của người lao động sẽ do người sử dụng lao động lập và quản lý. Người sử dụng lao động sẽ quản lý hồ sơ sức khỏe từ lúc người lao động bắt đầu làm việc cho đến khi nghỉ việc, trừ trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động thì dù nghỉ hưu người sử dụng lao động vẫn phải lưu giữ hồ sơ sức khỏe.

Trên đây là bài viết của Luật Dương gia về vấn đề “Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp”. Mọi thắc mắc liên quan đến pháp luật lao động và tất cả các lĩnh vực khác hãy liên hệ với Luật Dương gia để được giải đáp.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: 

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho hỏi, tôi đang làm việc tại một công ty đồ gỗ, sơn sản phẩm. Vậy cho hỏi theo quy định về khám sức khỏe định kỳ công ty tôi phải tổ chức khám mấy lần trong 1 năm? Khám những hạng mục nào? Và theo văn bản pháp lý nào quy định? tôi xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm: Quy định về khám sức khỏe và tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:

Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

…”

Theo quy định nêu trên thì đối với người lao động làm công việc bình thường thì mỗi năm được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần. Đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mỗi năm phải được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 06 tháng 01 lần. Đây là quyền mà người lao động được hưởng. Đồng thời, đây cũng là nghĩa vụ của người lao động. Khi người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, người lao động có nghĩa vụ phải tham gia khám sức khỏe đầy đủ để người sử dụng lao động lập hồ sơ sức khỏe. 

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn làm việc tại một công ty đồ gỗ, sơn sản phẩm, do bạn không nói rõ công việc cụ thể nên bạn cần căn cứ theo Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện hành, nếu công việc được xếp vào nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì sẽ được khám ít nhất 06 tháng 1 lần, nếu là công việc bình thường thì phải khám cho người lao động ít nhất 01 năm 1 lần. Do đó, theo quy định trên thì hàng năm công ty bạn phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong công ty. 

Xem thêm: Khám sức khỏe cho công nhân sản xuất thực phẩm, nấu ăn nhà hàng

Luật sư tư vấn pháp luật về khám sức khoẻ cho người lao động:19006568

Căn cứ theo các quy định tại Chương II Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về thủ tục, nội dung khám sức khỏe từ Điều 4 đến Điều 8. Cụ thể tại Điều 6 quy định về nội dung khám sức khỏe như sau:

“Điều 6. Nội dung khám sức khỏe

1. Đối với KSK cho người từ đủ 18 [mười tám] tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với KSK cho người chưa đủ 18 [mười tám] tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Sổ KSK định kỳ quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

…”

Theo đó, đối với khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ thì khám theo nội dung ghi trong Giấy khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT bao gồm các nội dung như: tiền sử bệnh của đối tượng khám sức khỏe [ bản thân, gia đình], khám thể lực chung [chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp,…], khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa [nội, ngoại, sản, mắt,…], khám cận lâm sàng,…

Xem thêm: Các mẫu giấy khám sức khỏe mới và chuẩn nhất năm 2022

Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ thì sẽ thực hiện khám theo nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ của người lao động theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo thông tư 14/2013/TT-BYT bao gồm các nội dung như: tiền sử bệnh, tật của người lao động, khám thể lực [chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp,…], khám lâm sàng [nội khoa, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu], khám cận lâm sàng.

Video liên quan

Chủ Đề