Thi đại học có được đăng ký 2 khối không

Kiến Thức đăng tải những thắc mắc của nhiều độc giả về những điểm chưa rõ trong kỳ thi THPT quốc gia và ý kiến trả lời của phía Bộ GD-ĐT cùng các chuyên gia.

- Em ở Nghệ An, có nguyện vọng thi cả khối A và khối B. Tuy nhiên, tại kỳ thi THPT Quốc gia 2015, thí sinh đăng ký thi tuyển vào trường nào thì sẽ thi tại địa điểm trường đó tổ chức nên em nghĩ em sẽ gặp khó khăn trong việc chọn địa điểm thi. Nếu em thi trường khối B không đỗ, liệu có được lấy kết quả đó để xét tuyển vào trường khối A mà thực tế em không thi ở nơi đó hay không? Liệu nhà trường tổ chức thi đó có cấp liền một lúc 2 giấy báo điểm nguyện vọng 1 cùng một lúc không vì em thi cả 2 khối?

- Bộ GD&ĐT trả lời:Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 nhằm 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời các trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả của kỳ thi này làm căn cứ để xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng. Việc thi ở địa điểm nào do thí sinh đăng ký tại cụm thi sẽ được công bố trước khi các em làm hồ sơ đăng ký dự thi.

Ngoài việc dự thi các môn để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải dự thi các môn để xét tuyển sinh vào các trường có nguyện vọng học. Sau khi có kết quả thi, mỗi thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi, trong đó có 1 Giấy chứng nhận kết quả thi chỉ dùng để xét tuyển nguyện vọng 1 và 3 Giấy chứng nhận kết quả thi để xét nguyện vọng bổ sung.

Ảnh minh họa.

Trên mỗi Giấy chứng nhận kết quả thi ghi kết quả của từng môn thi, nếu thí sinh đăng ký xét tuyển vào khối A của một trường đại học, thì trường sẽ tổ hợp kết quả thi của các môn: Toán, Vật lí và Hóa học để xét tuyển; tương tự nếu thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào khối B của một trường nào đó, thì trường sẽ tổ hợp kết quả thi của các môn: Toán, Hóa học và Sinh học để xét tuyển.

Nếu đã trúng tuyển nguyện vọng 1, sẽ không được xét tuyển ở các đợt xét tuyển tiếp theo. Nếu không trúng tuyển, thí sinh sẽ dùng 3 Giấy chứng nhận kết quả thi còn lại để xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Thời hạn xét tuyển của mỗi đợt là 20 ngày và kết thúc trước ngày 31/10 đối với các trường đại học và 15/11 đối với các trường cao đẳng.

- Đối với những thí sinh đăng ký thi thêm 2-3 môn thi ngoài 4 môn tối thiểu nhưng sau đó không thi các môn đã đăng ký, hoặc vi phạm quy chế thi thì có được xét tốt nghiệp và sử dụng kết quả những môn đã thi để xét tuyển ĐH, CĐ hay không?

- Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT, trả lời: Nếu thí sinh vi phạm quy chế thi, bị đình chỉ thi thì sẽ phải dừng thi những môn còn lại. Nếu chỉ bị trừ điểm thì các em vẫn được xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH-CĐ. Thi thiếu một trong những môn thi tốt nghiệp do ốm đau, tai nạn sẽ được đặc cách tốt nghiệp nếu điểm học các môn từ 5 điểm trở lên.

- Theo quy chế thì không có sự phân biệt giữa cụm thi liên tỉnh và cụm thi trong tỉnh, thế nhưng không ít người lo ngại các ở các Hội đồng thi do Sở GD&ĐT chủ trì dễ dẫn đến tình trạng “tháo khoán”, tiêu cực phát sinh… vì tư tưởng thành tích địa phương... Bộ GD&ĐT đã tính tới các tình huống này chưa và phương án xử lý sẽ như thế nào?

- Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, trả lời: Chúng tôi đã tính toán điều này trước khi đề ra phương án thi cụm tỉnh. Bộ đã phân tích đề thi, kết quả thi, phổ điểm của các năm trước, cho thấy phổ điểm của học sinh phân bố hợp lý. Trước đây có hiện tượng "tháo khoán", nhưng giờ đã khác, thi nghiêm túc hơn, đề thi hợp lý hơn. Vì vậy thi cụm tỉnh chắc chắn sẽ nghiêm túc hơn. Nhưng để dư luận xã hội yên tâm hơn với cụm thi liên tỉnh, chúng tôi quyết định, kể cả cụm thi tỉnh thì vẫn do trường đại học chủ trì phối hợp với Sở GD&ĐT để tổ chức. Công tác thanh tra giữa 2 loại cụm thi là giống nhau.

Giải đáp tất cả những thắc mắc về điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học năm 2021 giúp các thí sinh 2k3 có những lựa chọn đúng đắn khi thay đổi nguyện vọng.

1. Đăng ký xét tuyển bằng phiếu có được điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến không?

Nhiều thí sinh thắc mắc trong đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2021 đã đăng ký xét tuyển bằng phiếu thì có được điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến không?

Trả lời: Tất cả các em đã đăng ký xét tuyển bằng phiếu hay trực tuyến đều có thể điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến.

2. Có được điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần không?

Trả lời: Theo quy định của Bộ GD, năm 2021 thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần.

3. Khi nào được điều chỉnh nguyện vọng?

Trả lời: Sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT 2021, các trường Đại học sẽ công bố điểm sàn xét tuyển, sau đó thí sinh có quyền điều chỉnh nguyện vọng, thời gian cụ thể Bộ GD sẽ công bố sau [do còn thi tốt nghiệp THPT đợt 2 xong mới xét tuyển].

4. Điều chỉnh nguyện vọng là có được xoá hết các nguyện vọng để ghi lại những nguyện vọng mới hay không? Hay chỉ được thay đổi thứ tự các NV cũ thôi?

Trả lời: Các em có quyền thay đổi các nguyện vọng ban đầu, các thông tin được thay đổi là khối tổ hợp xét tuyển, các ngành, trường... miễn là các trường, ngành có xét tuyển khối các em đăng ký.

Tuy nhiên khi đổi nguyện vọng trực tuyến số lượng NV sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng NV đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT,  tức là thí sinh không được thêm NV.

Ví dụ: trước điều chỉnh là 4 nguyện vọng thì sau khi điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến chỉ được tối đa 4 nguyện vọng hoặc ít hơn 4 NV đó [có thế là 3 NV, 2 NV,...]. 

5. Đỗ NV1 và NV2 nhưng lại muốn học ở trường đăng ký NV2 có được không?

Trả lời: Nếu thí sinh đã đỗ NV1, hệ thống sẽ tự ngừng xét tuyển các NV sau. Vì thế, thí sinh dù đủ điểm đỗ NV2 không thể học ngành có nguyện vọng ưu tiên thấp hơn [NV2] trong cùng một đợt xét tuyển. 

Trường hợp nếu trong đợt xét tuyển đầu tiên, thí sinh không xác nhận nhập học với trường đã trúng tuyển ở NV1 thì sẽ coi như từ chối học và có thể tham gia xét tuyển đợt bổ sung. Tuy nhiên, việc này rất rủi ro vì ngành bạn muốn vào có thể đã xét tuyển đủ chỉ tiêu ở đợt 1 và không xét tuyển đợt bổ sung.

Sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng, nếu thí sinh muốn thay đổi thứ tự nguyện vọng [đổi nguyện vọng 2 lên thành nguyện vọng 1] thì bạn sẽ điều chỉnh nguyện vọng theo phương thức trực tuyến.

6. Có được đăng ký một ngành nhưng sử dụng 2 tổ hợp khác nhau không?

Trả lời: Thí sinh hoàn toàn có thể đăng ký một ngành, một trường với 2 tổ hợp xét tuyển khác nhau. Tuy nhiên, thí sinh sử dụng 2 tổ hợp xét tuyển cùng 1 ngành thì phải ghi thành các nguyện vọng khác nhau [NV1, NV2]. Nghĩa là mỗi ngành, mỗi tổ hợp xét tuyển khác nhau được coi là các nguyện vọng khác nhau.

Ví dụ: Ngành Quản lý nhà nước của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tuyển sinh theo các tổ hợp xét tuyển C00, C20, D01, A09. Thí sinh muốn đăng ký vào ngành này theo 2 tổ hợp xét tuyển là C00, C20. Thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng như sau:

Nguyện vọng Tên trường Tên ngành Mã ngành Tổ hợp XT
NV1 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Quản lý nhà nước 730205 C00
NV2 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Quản lý nhà nước 730205 C20

=> Thí sinh sẽ để 2 tổ hợp xét tuyển thành 2 nguyện vọng khác nhau.

7. Có được đăng ký một tổ hợp cho nhiều ngành trong cùng một trường Đại học?

Trả lời: Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh hoàn toàn có thể đăng ký một tổ hợp cho 2 ngành hoặc nhiều ngành trong cùng một trường.

Lưu ý: Thí sinh điền mỗi ngành là một nguyện vọng riêng. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng một tổ hợp để xét tuyển vào các ngành, trường khác nhau. 

8. Đổi nguyện vọng thế nào để dễ trúng tuyển vào ngành mình thích?

Trả lời: 4 Nguyên tắc vàng khi lựa chọn nguyện vọng mà các em cần lưu ý:

Thứ 1: Phải đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích, vì nếu nguyện vọng cao hơn đã trúng tuyển thì các nguyện vọng thấp hơn sẽ không được xét trúng tuyển cho dù thí sinh có mức điểm cao hơn điểm chuẩn.

Thứ 2: Phải chọn đúng ngành yêu thích, đừng vì trường yêu thích mà cố gắng chọn ngành dễ đậu nhưng lại không muốn học sau này.

Thứ 3: Phải có ít nhất 1 nguyện vọng có mức điểm chuẩn năm ngoái thấp để đảm bảo cơ hội trúng tuyển.

Thứ 4: Thí sinh nên chọn tổ hợp môn có tổng điểm cao nhất để đăng ký xét tuyển nếu ngành đó xét tuyển nhiều tổ hợp.

9. Làm thế nào để điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến?

Trả lời: Thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để điều chỉnh NVĐKXT trực tuyến truy cập trên trang thisinh.thithptquocgia.edu.vn

- Tổng số NVĐKXT sau khi điều chỉnh không lớn hơn số NVĐKXT đã đăng ký ban đầu khi đăng ký dự thi.

10. Quên mật khẩu đăng nhập tài khoản trên trang thisinh.thithptquocgia.edu.vn phải làm thế nào?

Trả lời: Khi đăng ký dự thi Tốt nghiệp THPT 2021, thí sinh đã được cấp tài khoản và mật khẩu đăng nhập. Hiện nay do thí sinh sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội nên dễ xảy ra tình trạng quên mật khẩu. Vì vậy khi đăng nhập tài khoản lần đầu thí sinh nên đổi lại mật khẩu cho dễ nhớ và không được để lộ thông tin tài khoản của mình cho người khác nhằm bảo mật thông tin cá nhân.

Trường hợp mất hoặc quên mã đăng nhập và mật khẩu, có 2 cách để lấy lại mật khẩu như sau: Cách 1: Thí sinh nhấn vào link “quên mã đăng nhập” trên màn hình đăng nhập, sau đó làm theo các bước để lấy lại mã đăng nhập. Cách 2: Trường hợp thí sinh không có hoặc nhớ email, thí sinh liên hệ điểm thu nhận hồ sơ để xin cấp lại mã đăng nhập.

Video liên quan

Chủ Đề