Đang ký vay Ngân hàng Chính sách xã hội

Đăng ký Đăng nhập

Advertisement

Vay vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy vậy sản phẩm vay này khá hạn chế đối tượng bởi những điều kiện vay vốn khá khắt khe.

Nhiều người lựa chọn vay vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội vì mức lãi suất hấp dẫn và được hưởng nhiều lợi ích. Thế nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng vay vốn tại ngân hàng này vì những điều kiện ràng buộc và hạn chế đối tượng.

Sản phẩm vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2022

Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức tín dụng trực thuộc Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ các đối tượng, gia đình chính sách vay vốn.

Khác với hoạt động vay vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động vay vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội không vì lợi nhuận mà chủ yếu hỗ trợ mục đích xã hội. Ngân hàng được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn thuế và các khoản ngân sách nhà nước.

Chính vì những lí do trên nên mức lãi suất cho vay tại ngân hàng Chính sách luôn ở mức rất thấp nhưng cũng vì thế đối tượng được vay sẽ bị hạn chế.

Đối tượng được vay vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội năm 2022

Đối tượng được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu là cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc các gia đình thuộc diện Chính sách xã hội. Có thể kể đến như:

  • Người thân, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng.
  • Gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc các diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có người mất sức lao động.
  • Gia đình có con theo học đại học, cao đẳng.
  • Cho vay đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.
  • Cho vay các gia đình là dân tộc thiểu số.
  • Cho vay hộ gia đình có người nhiễm HIV, sau cai nghiện.
  • Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại các vùng khó khăn.
  • Cho vay khắc phục hậu quả của hạn hán, thiên tai.

Khách hàng vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội

Đối với sinh viên, học sinh vay vốn tại ngân hàng Chính sách thông qua hộ gia đình cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Học sinh, sinh viên đang sinh sóng trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định về đối tượng được vay vốn ở trên.
  • Sinh viên năm nhất phải có giấy báo trúng tuyển và xác nhận nhập học tại các nhà trường.
  • Đối với sinh viên năm 2 trở đi, cần có xác thực của nhà trường về việc đang theo học tại trường.
  • Sinh viên không vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự.

Đối với những gia đình chính sách vay vốn, cần đáp ứng những yêu cầu dưới đây để có thể vay vốn tại ngân hàng Chính sách:

  • Được công nhận thuộc diện gia đình chính sách: hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình thương binh, liệt sĩ,….
  • Có mục đích vay vốn chính đáng như vay vốn sản xuất, vay vốn xây nhà,….

Để vay vốn ngân hàng Chính sách, người vay vốn cần viết giấy đề nghị vay vốn theo có sẵn của ngân hàng.

Bên cạnh đó, những giấy tờ cần thiết phải có trong hồ sơ đó là giấy công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách,… có xác nhận của địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền. Những sinh viên vay vốn cần có thêm giấy báo nhập học của các trường Đại học, cao đẳng đang theo học.

Khi nhận được hồ sơ của khách hàng, nhân viên phụ trách sẽ tiến hành kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ, đối chiếu các thông tin theo quy định của Chính phủ. Nếu các điều kiện vay vốn và thông tin của đối tượng vay phù hợp với quy định, danh sách vay vốn sẽ được gửi đến ngân hàng để xét duyệt và giải ngân vốn.

Lãi suất vay vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội năm 2022

Lãi suất vay vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội có sự chênh lệch tùy vào đối tượng vay vốn cũng như mục đích sử dụng vốn.

Đối tượng cho vayLãi suất cho vay
Hộ nghèo6,6%/năm
Học sinh, sinh viên vay vốn6,6%/năm
Hộ cận nghèo 7,92%/năm
Cho vay khắc phục hậu quả thiên tai4,8%/năm
Đối tượng vay là dân tộc thiểu số3,3%/năm
Cho vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn9,0%/năm
Lãi suất vay vốn tại ngân hàng Chính sách năm 2022

Vay vốn ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi

Với những thông tin trên, hi vọng bạn đọc sẽ hiểu thêm về đối tượng, điều kiện, thủ tục, lãi suất khi vay vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội năm 2022. Nếu cần hỗ trợ về các sản phẩm vay thế chấp tại ngân hàng quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhất.

[Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội]

TÌM HIỂU THÊM:

Advertisement

Hướng dẫn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội

Bạn muốn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội mà chưa biết thủ tục, hồ sơ gồm những gì? hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết thủ tục vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về thủ tục vay vốn ngân hàng chính sách xã hội. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

HƯỚNG DẪN VAY VỐN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Nhằm đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới đúng đối tượng được thụ hưởng; Để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có nhu cầu vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội [NHCSXH] phục vụ học tập; Căn cứ vào các văn bản pháp quy đã được công bố, Trường hướng dẫn thủ tục, quy trình và mẫu xác nhận như sau:

I.THỦ TỤC VAY VỐN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1. Đối tượng được vay vốn

Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bao gồm:

- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

- Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình, thuộc một trong các đối tượng:

+ Hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định của pháp luật

+ Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo nêu trên.

+ Hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian học sinh, sinh viên học tại các trường có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

2. Điều kiện được vay vốn

- Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại đối tượng được vay vốn.

- Học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận của nhà trường.

- Đối với học sinh, sinh viên năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

3. Phương thức cho vay

- Đối với học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình:

+ Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay thông qua hộ gia đình của học sinh, sinh viên. Cha hoặc mẹ hoặc một thành viên khác là người đại diện gia đình đứng ra vay vốn và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng CSXH.

+ Người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập và là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi đang sinh sống, được Tổ xem xét đủ điều kiện vay vốn và lập danh sách đề nghị vay vốn Ngân hàng CSXH gửi UBND cấp xã xác nhận.

- Đối với học sinh, sinh viên mồ côi: Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay trực tiếp học sinh, sinh viên tại Ngân hàng CSXH nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở.

4. Thủ tục, quy trình cho vay

- Đối với học sinh, sinh viên vay vốn thông qua hộ gia đình

+ Người vay viết giấy đề nghị vay vốn [theo mẫu in sẵn do Ngân hàng cấp] kèm giấy xác nhận của nhà trường hoặc giấy báo nhập học gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn.

+ Tổ tiết kiệm và vay vốn kiểm tra các yếu tố trên giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng, điều kiện vay vốn theo quy định của Chính phủ. Sau đó, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn, giấy xác nhận của nhà trường hoặc giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận.

+ Tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đã có xác nhận của UBND cấp xã cho Ngân hàng CSXH để xem xét cho vay.

- Đối với học sinh, sinh viên mồ côi:

Học sinh, sinh viên viết giấy đề nghị vay vốn [theo mẫu in sẵn do Ngân hàng cấp] kèm giấy xác nhận của nhà trường gửi Ngân hàng CSXH nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở để được xem xét cho vay.

5. Lãi suất cho vay

- Các khoản cho vay từ 01/10/2007 được áp dụng lãi suất 0,5%/tháng.

- Các khoản cho vay từ 30/9/2007 trở về trước còn dư nợ đến ngày 30/9/2007 vẫn được áp dụng lãi suất khi cho vay.

- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Mức vốn cho vay:

Mức cho vay tối đa đối với một học sinh, sinh viên là 1.100.000 đồng/tháng [11.000.000 đồng/năm học]. Mức cho vay cụ thể từng học sinh, sinh viên được xác định trên cơ sở mức thu học phí, mức sinh hoạt phí và nhu cầu vay của người vay nhưng tối đa mỗi học sinh, sinh viên không quá 1.100.000 đồng/tháng.

6. Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

- Thời hạn tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay điều tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học.

Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

- Thời hạn trả nợ: Thời gian trả nợ được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi.

+ Đối với học sinh, sinh viên có thời gian đào tạo đến một năm: Thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.

+ Đối với học sinh, sinh viên có thời gian đào tạo trên một năm: Thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

7. Trả nợ ngân hàng

- Trả nợ gốc:

+ Người vay được trả dần sau khi học sinh, sinh viên ra trường theo định kỳ 6 tháng một lần và kỳ trả nợ đầu tiên chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày ra trường. Nếu chưa trả được số tiền phải trả của kỳ trước thì được chuyển trả vào kỳ tiếp theo.

+ Đến thời hạn trả nợ cuối cùng, người vay chưa trả được nợ thì viết giấy đề nghị gia hạn nợ gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn hoặc Ngân hàng CSXH, sẽ được Ngân hàng CSXH xem xét cho gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ nêu trên.

+ Nếu đến thời hạn trả nợ cuối cùng, người vay không trả nợ và không được Ngân hàng CSXH cho gia hạn nợ, thì phải chuyển toàn bộ dư nợ sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi vay.

- Trả lãi tiền vay:

+ Lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. Tiền lãi cũng được trả sau khi học sinh, sinh viên ra trường. Người vay có thể đề nghị Ngân hàng CSXH thu lãi hàng tháng [quý] ngay sau khi nhận món vay đầu tiên.

+ Nhà nước có chính sách giảm lãi suất để khuyến khích người vay trả nợ trước hạn. Mức giảm cụ thể và phương pháp tính, Ngân hàng CSXH sẽ có hướng dẫn riêng.

II. QUY TRÌNH VAY VỐN

Bước 1: Người vay viết Giấy Đề nghị vay vốn [mẫu đơn xin tại Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở địa phương] kèm theo Giấy Xác nhận là sinh viên của Trường gửi cho Tổ Tiết kiệm và vay vốn.

Bước 2: Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở địa phương nhận được hồ sơ xin vay vốn của người vay sẽ tiến hành họp tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy Đề nghị vay vốn, đối chiếu đối tượng xin vay đúng với các chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thì Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại địa phương đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập tổ mới nếu đủ điều kiện. Nếu chỉ có từ 1 đến 4 người vay mới thì kết nạp bổ sung vào tổ cũ kể cả khi tổ cũ đã có 50 thành viên. Sau đó lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn gửi Ngân hàng Chính sách Xã hội [theo Mẫu số 03/TD] kèm Giấy Đề nghị vay vốn, Giấy Xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo Nhập học trình Ủy ban Nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn tại địa phương xác nhận.

Bước 3: Sau khi có xác nhận của Ủy ban Nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn tại địa phương, Tổ Tiết kiệm và vay vốn gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm thủ tục phê duyệt cho vay.

Bước 4: Khi Ngân hàng Chính sách Xã hội nhận được hồ sơ do Tổ Tiết kiệm và Vay vốn gửi đến, cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp và hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng Tín dụng [hoặc Tổ trưởng Tổ tín dụng] và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, Ngân hàng Chính sách Xã hội lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay [Mẫu số 04/TD] gửi Ủy ban Nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn của đối tượng xin vay.

Bước 5: Ủy ban Nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn tại địa phương thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã/ phường/ thị trấn [tức đơn vị nhận ủy thác cho vay] và Tổ Tiết kiệm và vay vốn để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã/ phường/ thị trấn hoặc trụ sở Ngân hàng Chính sách Xã hội địa phương để nhận tiền.

III. MẪU GIẤY XÁC NHẬN

Sinh viên có nhu cầu vay vốn, nhận mẫu Giấy xác nhận tại Phòng Đào tạo để kê khai, sau đó xin chữ ký và đóng dấu tại Phòng Đào tạo.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.

Video liên quan

Chủ Đề