Thế nào là khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị?

Thị trường nước ngoài là gì? Sự cần thiết phải nghiên cứu thị trường nước ngoài?

Đối với một doanh nghiệp, vượt qua biên giới và thực hiện bước nhảy vọt sang quốc tế hóa là một cơ hội phát triển. Bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ ở một quốc gia khác, bạn có thể mở rộng đáng kể thị trường của mình, giúp bạn bớt phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Nhưng nó cũng thể hiện rủi ro vì bạn sẽ làm việc ở thị trường nước ngoài bên ngoài quốc gia xuất xứ của bạn với các quy tắc và cách thức hoạt động khác nhau. Mặc dù đầu tư vào một thị trường khác, thị trường nước ngoài có thể rủi ro và đòi hỏi nhiều vốn, nhưng phần thưởng có thể rất lớn.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Thị trường nước ngoài là gì?

– Thị trường nước ngoài( Foreign Market)  là bất kỳ thị trường nào bên ngoài quốc gia của một công ty. Bán hàng ở thị trường nước ngoài liên quan đến việc giao dịch với các ngôn ngữ, văn hóa, luật, quy tắc, quy định và yêu cầu khác nhau. Các công ty muốn thâm nhập vào một thị trường mới cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng cơ hội tiềm năng và tạo ra một chiến lược thâm nhập thị trường. Xuất khẩu hàng hóa thường là bước đầu tiên để gia nhập thị trường nước ngoài (có thể dẫn đến việc thiết lập sự hiện diện kinh doanh ở đó).

– Việc thuê một đại lý bán hàng nước ngoài – một cư dân của thị trường nước ngoài mục tiêu, người hiểu rõ bối cảnh địa phương – có thể hữu ích khi mở rộng sang một quốc gia mới. Khi biết quy mô thâm nhập, sẽ cần phải tìm ra cách đưa doanh nghiệp của mình ra nước ngoài. Điều này sẽ đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng vì quyết định của bạn có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả . Có một số phương pháp thâm nhập thị trường có thể được sử dụng.

– Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khi bạn đầu tư trực tiếp vào cơ sở vật chất tại thị trường nước ngoài. Nó đòi hỏi nhiều vốn để trang trải các chi phí như mặt bằng, công nghệ và nhân viên. FDI có thể được thực hiện bằng cách thành lập một liên doanh mới hoặc mua lại một công ty hiện có.

2. Sự cần thiết phải nghiên cứu thị trường nước ngoài:

– Thị trường nước ngoài là thị trường bên ngoài nước sở tại của tổ chức kinh doanh. Vì vậy, đối với một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, thị trường nước ngoài là bất cứ nơi nào bên ngoài Hoa Kỳ. Bằng cách bán sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài, bạn có thể tiếp cận với cơ sở khách hàng mới và những khách hàng đó sẽ mang lại cho bạn doanh thu tăng lên ngay cả khi bạn đã bão hòa thị trường trong nước.

Theo dự án luật, “Cá nhân có ảnh hưởng chính trị là cá nhân được giao giữ những chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước của nước ngoài; bao gồm người đứng đầu nhà nước, chính phủ, quan chức cao cấp của chính phủ, tòa án, quân đội; hoặc người quản lý cao cấp của công ty thuộc sở hữu nhà nước của nước ngoài, quan chức cao cấp của đảng phái chính trị của nước ngoài; và thành viên gia đình, những người có quan hệ mật thiết với cá nhân đó”.

Giao dịch qua ngân hàng của các đối tượng trên sẽ chịu sự giám sát tăng cường nhằm chống hoạt động rửa tiền, hoặc hoạt động tài trợ cho khủng bố.

Nội dung gây tranh cãi chính là quy định trên đây chỉ áp dụng đối với các chính trị gia, nhân vật quan trọng của nước ngoài mà không áp dụng với đối tượng tương tự trong nước. Cơ quan soạn thảo của Chính phủ và thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng các đối tượng tương tự trong nước đã được điều chỉnh trong Luật phòng, chống tham nhũng và Luật cán bộ, công chức nên không cần điều chỉnh nữa.

Không chấp nhận cách lý giải này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nói: “Chúng ta không thể giải thích được tại sao những người có ảnh hưởng chính trị lại chỉ quy định với nước ngoài. Nói rằng với cá nhân trong nước đã được quy định trong luật khác là không đúng vì luật này quy định liên quan đến rửa tiền, Luật cán bộ, công chức không quy định về rửa tiền nên không thể lấy quy định của nó để nói rằng luật này không cần quy định nữa”.

Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Trần Minh Tuấn, sở dĩ dự luật quy định như vậy là vì khái niệm “cá nhân có ảnh hưởng chính trị đối với ta mà định nghĩa ai thì rất khó”. Ông Tuấn cũng cho hay các cam kết quốc tế khuyến cáo ta áp dụng đối với cả đối tượng trong nước thì tốt, còn không thì phải quy định tối thiểu như dự luật. “Chúng ta đáp ứng cái tối thiểu” - ông Tuấn nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trình bày cách hiểu của mình: “Tôi hiểu quy định với chính trị gia nước ngoài là vì nó nhằm chống các nhà chính trị nước ngoài can thiệp vào, tài trợ vào để chống nước tôi, hoặc là rửa tiền để chạy sang nước tôi mà sống. Ngược lại, các nhà chính trị nước tôi mà đem rửa tiền ở nước khác thì pháp luật nước khác sẽ điều chỉnh. Vậy thì đây là đạo lý của vấn đề này chứ không phải né quy định với đối tượng trong nước”.

Thấy Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý lắc đầu khi Phó thống đốc và Chủ tịch Quốc hội nói, người điều hành phiên họp - Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - mời ông Lý tranh luận tiếp. Ông Lý nói: “Ở đây chúng ta đang nói về khái niệm cá nhân có ảnh hưởng chính trị. Luật này đâu chỉ quy định về rửa tiền nước ngoài vào, mà quy định cả rửa tiền trong nước nữa chứ”.

Đồng tình với ông Lý, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng luật “không chỉ nhằm vào đối tượng nước ngoài mà phải điều chỉnh cả đối tượng trong nước”. 

Cớ gì không bảo hiểm tiền gửi là USD, vàng?

Tranh luận sôi nổi cũng diễn ra với dự án Luật bảo hiểm tiền gửi khi cơ quan soạn thảo và thường trực Ủy ban Kinh tế bảo lưu quan điểm chỉ bảo hiểm tiền gửi đối với đồng VN mà không bảo hiểm với ngoại tệ, vàng. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển hỏi: “Quy định như vậy thì có buộc người dân phải đổi USD ra đồng VN để gửi không? Nếu cho gửi USD, gửi vàng thì cớ gì mà không bảo hiểm? Điều kiện nước ta hiện nay kiều hối hằng năm rất nhiều, dân cũng giữ vàng, USD rất nhiều, vậy tại sao không bảo hiểm để hút lượng ngoại tệ vào ngân hàng? Tôi cho rằng quy định như vậy không đáp ứng được mong đợi của người dân và nhiều đại biểu Quốc hội”.

Đồng tình với ông Hiển, cả Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đều cho rằng đồng nội tệ hay ngoại tệ cũng là tài sản như nhau, không có lý do gì để từ chối bảo hiểm một khi các khoản tiền gửi hợp pháp.

LÊ KIÊN

Điều 8. Nhận biết khách hàng

1. Tổ chức tài chính phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:

a) Khách hàng mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch với tổ chức tài chính;

b) Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo;

c) Có nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền;

d) Có nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 của Luật này phải tiến hành các biện pháp nhận biết khách hàng đối với các khách hàng có giao dịch có giá trị lớn;

b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng khi cung cấp dịch vụ môi giới mua, bán và quản lý bất động sản cho khách hàng;

c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề quy định tại điểm c khoản 4 Điều 4 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong trường hợp khách hàng có giao dịch mua, bán kim loại quý, đá quý có giá trị lớn bằng tiền mặt;

d) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề quy định tại điểm d khoản 4 Điều 4 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng khi thay mặt khách hàng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giao dịch hoặc thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; quản lý tiền, chứng khoán hoặc các tài sản khác của khách hàng; quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, công ty chứng khoán; điều hành, quản lý hoạt động công ty của khách hàng; tham gia vào hoạt động mua, bán các tổ chức kinh doanh;

đ) Các tổ chức cung cấp dịch vụ quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 4 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng khi cung ứng các dịch vụ thành lập công ty; cung cấp giám đốc, thư ký giám đốc của doanh nghiệp; cung cấp văn phòng đăng ký, địa chỉ hoặc địa điểm kinh doanh; cung cấp dịch vụ đại diện cho công ty; dịch vụ ủy thác đầu tư; dịch vụ cung cấp người đại diện cho cổ đông.

*
Thế nào là khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị?