Test nhanh covid tại nhà 2 vạch mờ là sao

Nhiều F0 mất ngủ, trằn trọc cả đêm, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân

Hiện nay, số ca F0 liên tục tăng nhanh trong cả nước. Rất nhiều F0 khi điều trị tại nhà nôn nóng muốn biết tình trạng bệnh của mình nên thường xuyên test nhanh, dựa vào đó để biết bệnh của mình tiến triển nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc lạm dụng test kit hằng ngày là không cần thiết.

Nhiều người dân đang lạm dụng test xét nghiệm nhanh gây lãng phí. Ảnh: HNM

Theo BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn [Hà Nội] với tốc độ lây nhiễm bệnh hiện nay có thể nhận định biến thể chủ đạo là Omicron. Với biến thể này, trên 95% các triệu chứng lâm sàng gần như không có và nếu có sẽ rất nhẹ. Như vậy, về cơ bản, bệnh nhân COVID-19 thường bệnh rất nhẹ, rất ít khi có những trường hợp nặng. Do đó, chúng ta không cần thiết phải lạm dụng quá về các vấn đề xét nghiệm. Việc xét nghiệm hàng ngày để xem xem vạch mờ hay đậm, hay lôi cả nhà ra test là sự lãng phí không cần thiết.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 [TP HCM] vạch test mờ hay đậm không quan trọng, không có giá trị tiên lượng bệnh. Vì thế, mọi người không nên dựa vào đó để nói nếu vạch đậm nghĩa là bệnh còn nặng, vạch mờ là bệnh nhẹ. Điều quan trọng là sức khỏe của chúng ta ổn.

TS. Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT [Đại học Nguyễn Tất Thành], cho biết khi mắc Covid-19, không cần thiết phải xét nghiệm thường xuyên. Điều quan trọng nhất của bệnh nhân mắc Covid-19 là theo dõi các triệu chứng để biết bệnh có nặng lên hay không.

Không dựa vạch đậm hay vạch mờ để nhận biết bệnh nặng hay nhẹ. Ảnh minh họa

Theo TS Minh, có 2 thời điểm cần phải thực hiện test nhanh:

- Thời điểm có triệu chứng: Test nhanh Covid-19 để xem có bị dương tính hay không

- Thời điểm ngày thứ 5 hoặc thứ 7, hoặc thứ 14: Test nhanh Covid để biết đã âm tính hay chưa, tùy thuộc triệu chứng đã cải thiện vào thời điểm nào.

Phần lớn mọi người sẽ xét nghiệm test nhanh ra vạch T mờ vào khoảng ngày thứ 10 kể từ khi phát hiện triệu chứng. Tuy nhiên, đối với người sức khoẻ yếu, miễn dịch suy yếu thì thời gian dương tính sẽ kéo dài hơn.

TS Minh lưu ý trong trường hợp người chưa có biểu hiện triệu chứng như rát họng, ho, sốt, mệt mỏi… thì độ chính xác rất kém. Đối với trường hợp chưa có triệu chứng, nếu tiếp xúc trực tiếp với F0 có thể test sau 2- 3 ngày, lúc này test nhanh mới chính xác.

Các trường hợp đã hết triệu chứng nhưng test nhanh vẫn ra vạch T đậm cũng không phải lo lắng vì đây là giai đoạn cơ thể đang đào thải virus, phần lớn các virus này không còn lây bệnh dễ dàng như trong vài ngày đầu nữa.

Ảnh minh họa

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nhất thiết cần phải tích trữ nhiều test trong nhà và test thường xuyên. Đối với gia đình đông người, nếu quá nửa là F0 thì không nhất thiết cần phải test tất cả vì có thể cả gia đình đã bị lây nhiễm, đặc biệt là những thành viên gia đình đã biểu hiện ra triệu chứng. Thời gian chuyển từ âm tính sang dương tính bằng kit test nhanh có thể tùy thuộc từng người, mặc dù nhiễm virus vào cùng một thời điểm. Thay bằng việc quan tâm tới kết quả test hàng ngày thì hãy cách ly và chăm sóc lẫn nhau để hết các triệu chứng.

Ngoài ra, kể cả F0 sau khi test âm tính vẫn cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và giữ vệ sinh cẩn thận vì thực tế họ vẫn có thể vẫn đang mang virus.

7 cách trị nghẹt mũi cấp tốc tại nhà

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hành trình an toàn – bảo vệ bạn và những người yêu thương


M.H [t/h]

Theo các bác sĩ, người dân chỉ nên thực hiện test nhanh Covid-19 nếu có triệu chứng của bệnh hoặc yếu tố dịch tễ. Đồng thời, phải lựa chọn đúng loại test đã được Bộ Y tế công bố.


Việc lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 thực hiện tại nhà và ở cơ sở y tế.
Hiện nay, dù gía kit test nhanh đang nhảy múa trên thị trường nhưng mặt hàng này chưa bao giờ hết nóng. Bởi test nhanh SARS-CoV-2 là phương pháp rất dễ thực hiện, cho kết quả nhanh để phát hiện người mắc Covid-19.

Tuy nhiên, test nhanh kháng nguyên vẫn có thể cho ra kết quả dương tính giả, gây lo lắng. Thậm chí, với kết quả đó, một số người sẽ tự mua thuốc điều trị, gây hại đến sức khỏe.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho rằng, chỉ khi nào có triệu chứng hoặc yếu tố dịch tễ, bạn mới cần thực hiện test nhanh. 

Khi test nhanh hiển thị 2 vạch bên cạnh chữ C và chữ T, nghĩa là mẫu bệnh phẩm dương tính. Nếu chỉ hiển thị 1 vạch bên cạnh chữ C, nghĩa là âm tính. Với nhiều loại que test khác nhau, màu hiển thị của vạch có thể là đỏ, xanh, hoặc đen. Tuy nhiên, ý nghĩa không thay đổi.

Trong một số trường hợp, vạch ở chữ T không rõ ràng, mờ, nhạt, khiến người dân lo lắng, không chắc chắn về độ chính xác. Nhiều mẫu test còn bị nhòe ở vùng hiển thị, cũng không thể xác định kết quả âm hay dương tính.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo, người dân nên mua các loại test nhanh kháng nguyên nằm trong danh sách công bố của Bộ Y tế. Đồng thời, thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khi lấy mẫu, tùy theo mỗi bộ kit test sẽ phải thực hiện lấy mẫu dịch tỵ hầu hoặc dịch mũi. Dịch tỵ hầu và dịch mũi có thao tác lấy mẫu khác nhau, độ sâu của que thử cũng khác nhau. Do đó việc đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì bộ kit test rất quan trọng.Người dân cần lưu ý, khi nhỏ dung dịch chứa mẫu bệnh phẩm vào khay đựng, phải đặt trên mặt phẳng, không lắc nghiêng, không sốt ruột và tác động đến mẫu test. 

Mẫu test nhanh phải chờ đủ thời gian để cho kết quả đúng. Thời gian này được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng của mỗi bộ kit test khác nhau, thông thường từ 15-30 phút. Nếu 2 vạch xuất hiện sau khung thời gian trên bao bì hướng dẫn, rất có thể là dương tính giả.

Mẫu test nhanh ra vạch đậm vạch nhạt - Ảnh: DUYÊN PHAN

Vạch T mờ là nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ?

Số ca nhiễm COVID-19 cả nước những ngày qua tăng rất cao, với hơn hàng trăm ngàn ca mỗi ngày - theo Bộ Y tế công bố. Nhu cầu người dân test nhanh cũng cao hơn bao giờ hết.

Chị Lê Hương [Hà Nội] có triệu chứng ho, đau họng sau khi tiếp xúc với F0. Nghi ngờ mình mắc COVID-19, chị tự xét nghiệm nhanh, kết quả hiển thị 2 vạch, trong đó vạch T hiển thị mờ. "Vạch T mờ có phải nghĩa là mình mới nhiễm, mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ?", chị Hương băn khoăn.

Cũng giống như chị Hương, anh Trương Công Sơn cũng cho rằng vạch T mờ là mình bị bệnh nhẹ. Anh nhiễm COVID-19 từ ngày 28-2, sau đó cứ 3 ngày anh test lại 1 lần để xem mình đã khỏi bệnh hay chưa. "Tôi test xem vạch T đã mờ dần hay chưa, tôi nghĩ rằng nếu mờ thì là tôi sắp khỏi bệnh", anh Sơn nói.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hiển thị vạch T mờ hay đậm không quan trọng, không nên dựa vào test nhanh để phán đoán diễn biến của bệnh.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trên xét nghiệm nhanh có hai vạch là vạch C và vạch T. C là chữ viết tắt của Control, có nghĩa là vạch test chuẩn của nhà sản xuất. Nếu vạch C không hiện tức là kit xét nghiệm bị lỗi, không sử dụng được, kết quả sai. Còn vạch T là từ viết tắt của Test, hiển thị khi có ghi nhận virus COVID-19.

Có hay không phụ thuộc tải lượng virus, thể hiện bệnh nặng - nhẹ?

Bà Hoàng Thị Vân Anh [khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Điều trị bệnh nhân COVID-19] cho biết việc test nhanh cho kết quả vạch mờ hay đậm phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có độ nhạy của kit xét nghiệm.

"Nhiều kit xét nghiệm có độ nhạy rất cao, dù tải lượng virus thấp nhưng cho lên vạch rất rõ. Cùng với mẫu dịch đó, với loại kit xét nghiệm khác sẽ cho vạch mờ hơn. Thêm vào đó, việc lấy mẫu test có đúng kỹ thuật hay không cũng quyết định đến kết quả test nhanh", vị này thông tin.

Trong khi đó, theo một bác sĩ chuyên khoa y sinh học và dịch tễ, Học viện Quân y 103, nguyên tắc của xét nghiệm nhanh COVID-19 là xét nghiệm kháng nguyên tìm kháng thể.

Trên bề mặt của kit xét nghiệm nhanh là kháng thể, còn dịch tị hầu là kháng nguyên. Khi kháng nguyên nhận diện được kháng thể sẽ có chất để hiển thị màu. Đối với trường hợp nhiễm COVID-19 sẽ cho hiển thị 2 vạch - tức kết quả dương tính.

"Tuy nhiên, việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hiển thị vạch T mờ hay đậm không thể hiện mức độ nhiễm bệnh. Xét nghiệm nhanh chỉ xác định có nhiễm bệnh hay không", vị bác sĩ này nói và lưu ý xét nghiệm nhanh hiển thị vạch T mờ có thể là dương tính giả.

Còn một bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm vi sinh tại một bệnh viện TP.HCM cho biết, độ đậm nhạt tại vạch T không liên quan đến nồng độ virus trong cơ thể ít hay nhiều và càng không thể hiện được tiên lượng bệnh nặng hay nhẹ.

Theo đó, kit xét nghiệm hiển thị cả 2 vạch tại chữ C và T có ý nghĩa dương tính với COVID-19. Mỗi kit xét nghiệm đều có gắn chất khử, khi chất khử gặp mẫu bệnh phẩm chứa virus thì sẽ bị oxy hóa và hiển thị màu. Tùy theo mức độ phản ứng oxy hóa mạnh, nhẹ và điều kiện môi trường... sẽ ảnh hưởng đến độ đậm nhạt tại vạch T.

Tương tự, bác sĩ Dư Tuấn Quy - quyền trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 [TP.HCM] - cho hay dù kit xét nghiệm hiển thị hai vạch đậm hay nhạt đều thể hiện dương tính với COVID-19, nhưng lại không nói lên được nồng độ virus ít hay nhiều. Để biết được nồng độ virus thì phải làm xét nghiệm RT-PCR.

Khi xét nghiệm nhanh, kết quả hiển thị trên bộ kit chỉ có giá trị trong 15-30 phút. Không được đọc kết quả trước hoặc sau thời gian quy định - Ảnh: XUÂN MAI

Lưu ý thời gian đọc kết quả

Vị bác sĩ chuyên khoa y sinh học và dịch tễ, Học viện Quân y 103 khuyến cáo, khi xét nghiệm nhanh, kết quả hiển thị trên xét nghiệm chỉ có giá trị trong 15-30 phút. Nhiều người sau khi test để đến 5-6 tiếng đồng hồ sau đó lên vạch T mờ, kết quả này là không chính xác.

"Hiện nay nhiều người test nhanh tại nhà chưa đúng kỹ thuật, chưa lấy đủ dịch hoặc lấy sai cách khiến kết quả sai lệch. Người bệnh cần theo dõi sức khỏe, có triệu chứng của COVID-19 hay không.

Sau đó, nếu nghi ngờ nhiễm bệnh có thể xét nghiệm lại bằng 2 loại xét nghiệm khác nhau để khẳng định kết quả chính xác. Do xét nghiệm nhanh có độ nhạy nhất định, vì vậy khó tránh việc có thể dương tính giả", vị bác sĩ chia sẻ thêm.

Omicron có thật sự 'trốn' test nhanh?

DƯƠNG LIỄU - XUÂN MAI

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề